Có vẻ như tổng thống Pháp Emmanuel Macron không phải là người duy nhất về lối thoát của châu Âu. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chủ tịch hội đồng châu Âu, Charles Michel, đã nhắc lại ý kiến của Emmanuel Macron về cùng một ‘lối thoát’.
“Về vấn đề mối quan hệ với Hoa Kỳ, rõ ràng là có thể có những sắc thái và sự nhạy cảm xung quanh hội đồng châu Âu. Một số nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không nói những điều giống như cách mà Emmanuel Macron đã làm. Tôi nghĩ rằng, khá nhiều người thực sự nghĩ như Emmanuel Macron”, Michel nói với Politico.
“Thực sự có một sự gắn bó lớn, vẫn còn hiện diện – và Emmanuel Macron không nói gì khác – mối quan hệ giữa liên minh châu Âu với Hoa Kỳ. Nhưng nếu liên minh này với Hoa Kỳ cho rằng, chúng tôi tuân theo lập trường của Hoa Kỳ một cách mù quáng, có hệ thống về mọi vấn đề thì không”.
Phải nói điều gì đó: Cảm ơn, Joe Biden. Ai có thể nghĩ rằng, người đàn ông này lên nắm quyền hứa hẹn một khởi đầu mới theo ‘chủ nghĩa Đại Tây Dương’ lại làm như vậy, phần lớn là vì mục đích của chủ nghĩa hiện thực bảo thủ, bằng cách tách Tây Âu ra khỏi Mỹ?
Rõ ràng, người Tây Âu không hài lòng với thế giới quan “dân chủ so với chuyên quyền” đáng kinh ngạc của Biden, họ cũng không quan tâm đến cuộc thập tự chinh kéo dài hàng thế kỷ chống lại Trung Quốc.
Và ai có thể đổ lỗi cho họ? Địa chính trị là định mệnh, và được đưa ra lựa chọn, giữa chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc trên một hòn đảo cách xa các khẩu đội tên lửa ven biển của Trung Quốc, và làm việc để thành lập các nhà máy bán dẫn ở châu Âu, bất kỳ người thận trọng nào cũng sẽ chọn cái sau.
Cuộc nói chuyện lớn về các giá trị toàn cầu chỉ có như thế – cuộc nói chuyện lớn, những ý tưởng vô ý hoặc không có ý nghĩa. Không ai hiểu điều đó tốt hơn các nhà lãnh đạo của liên minh về các giá trị đó. Như Guy Verhofstadt đã từng thốt lên, ‘thế giới của ngày mai là thế giới của những đế chế’.
Tuy nhiên, điều thú vị là “đế chế các giá trị của châu Âu” phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ và luôn luôn như vậy, như tôi đã đề cập trước đây. Vì vậy, hãy kiểm tra giả thuyết về “quyền tự chủ chiến lược” và sự bình đẳng trong liên minh Đại Tây Dương (châu Âu với Hoa Kỳ – biên tập). Nếu thế giới ngày mai thực sự là một thế giới của các đế chế, thì hành động như một đế quốc thực sự có hại gì? Chúng ta còn gì để mất nữa?
Hãy xem xét rằng, Tây Âu đã phản đối (một cách đúng đắn) cuộc chiến tranh Iraq, và sau đó Tây Âu (một cách sai lầm) đã kéo chúng tôi vào Libya sau khi nguồn cung cấp nhiên liệu và đạn dược của họ cạn kiệt trong nhiều tuần, và bây giờ Tây Âu (một cách đúng đắn) muốn tránh xa Đài Loan, trong khi (một cách thông minh) lợi dụng sức mạnh của Mỹ để cân bằng với Nga.
Tây Âu muốn tự trị chiến lược. Tôi nói rằng, hãy trao nó cho họ, tốt và khó: Giảm vị trí chiến lược ở châu Âu của chúng ta thành sự hiện diện của hải quân và chiếc ô hạt nhân, đồng thời loại bỏ tất cả bộ binh, hậu cần và thiết giáp của Mỹ khỏi bất kỳ nơi nào ở phía đông của sông Thames (hàm ý nước Anh – biên tập). Hãy xem Liên minh châu Âu tự chia rẽ như thế nào.
Quyền tự chủ chiến lược hoạt động theo cả 2 cách. Nếu châu Âu muốn quan tâm đến các lợi ích của châu Âu, thì Mỹ cũng nên như vậy. Nếu các quốc gia châu Âu có thể lựa chọn chiến tranh và liên kết an ninh của họ, thì Mỹ cũng vậy. Nếu châu Âu không muốn tham gia vào các cuộc chiến tranh bá quyền ngu ngốc do Mỹ lựa chọn, thì ít nhất Mỹ chắc chắn nên ngừng tài trợ cho các cuộc chiến tranh ở sân sau của châu Âu.
Nếu Tây Âu muốn có tiếng nói bình đẳng trong chính sách đối ngoại, họ nên tái vũ trang chứ không phải tự do ‘hành hạ’ những người nộp thuế ở Mỹ. Nhưng chúng ta đừng tiếp tục những lời hoa mỹ tẻ nhạt về một liên minh bình đẳng. Ngày mai là một thế giới của các đế chế, và nếu một người từ chối trở thành một chư hầu, một mục tiêu cao quý trong chính bản thân mình, thì người đó nên ngừng dựa dẫm vào một ân nhân của đế quốc (hàm ý Mỹ – biên tập).