Tân Phát Xít Ukraina Được Mỹ Đào Tạo: Liệu Họ Có Quay Lại “Cắn” Mỹ Như Ta.li.ban.

Tại sao hệ tư tưởng phát xít lại xuất hiện? Đúng vậy, chính nó đã gây ra thảm họa chiến tranh trong thế kỷ 20, chiến tranh thế giới thứ 2, 1939-1945. Người Mỹ đã hưởng lợi trong cuộc chiến

Tại sao hệ tư tưởng phát xít lại xuất hiện? Đúng vậy, chính nó đã gây ra thảm họa chiến tranh trong thế kỷ 20, chiến tranh thế giới thứ 2, 1939-1945.

Người Mỹ đã hưởng lợi trong cuộc chiến này, chỉ khi quân đội đồng minh gần chiến thắng phát xít, họ mới chính thức tham chiến. Mục đích là để chia lợi ích thời hậu chiến và tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu. Họ đã thành công. Nước Mỹ trở thành một siêu cường sau chiến tranh cho đến ngày hôm nay.

Nước Nga có công lớn nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít. Chiến thắng không bao giờ là miễn phí. Điều này đồng nghĩa, nước Nga đã phải gánh chịu tổn thất không gì bù đắp được. Đó là sinh mạng con người, 26 triệu người Nga đã ngã xuống.

Ngoài chiến thắng chủ nghĩa phát xít, nước Nga cũng có công rất lớn làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của thực dân phương tây. Một hệ tư tưởng quan trọng của Nga là chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội Nga, đúng hơn là những người cộng sản Nga đã đánh bại phát xít, đánh bại chủ nghĩa tư bản thực dân xâm lược kiểu cũ và đối trọng với chủ nghĩa thực dân kiểu mới với lá bài nhân quyền và dân chủ của người Mỹ.

Đó là lý do tại sao, cho đến bây giờ, những người theo chủ nghĩa phát xít, người phương tây đại diện cho tư bản xâm lược thuộc địa và người Mỹ đại diện tư bản kiểu mới rất căm thù người Nga.

Làm sao, họ không căm thù được, khi người Nga có công trong việc định hình lại trật tự thế giới mới. Đó là lịch sử, con người không thể sống với quá khứ, nhưng con người phải học lịch sử, đơn giản là, đừng lập lại sai lầm quá khứ.

Lịch sử đã trở lại

Cách mạng màu Maidan 2014 tại Ukraina đã đưa lịch sử trở lại. Phát xít đã trở lại. Lần này không phải là phát xít Đức, mà là phát xít Ukraina? Có đúng vậy không? Bạn có thể hỏi, làm sao Ukraina lại là phát xít được, họ đã từng là một thành viên của Xô Viết (Liên Xô)?

Thật khó để định nghĩa thế nào là phát xít, nhưng có thể hiểu:

Chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng nuôi dưỡng lòng căm thù các sắc tộc khác đến mức tột cùng và tự cho dân tộc mình là ‘thượng đẳng’ hơn các sắc tộc khác.

Hệ tư tưởng này sẽ dẫn đến xung đột, bạo lực, thảm sát, khủng bố giữa các sắc tộc. Hãy nhìn vào phát xít Ukraina, họ đã làm gì với người Ba Lan và Do Thái.

Lịch sử về phát xít Ukraina

Hệ tư tưởng phát xít chính thức được hình thành từ thập kỷ 30 trong thế kỷ 20. Không còn nghi ngờ gì nữa, nó ra đời tại Đức với tay trùm phát xít Hitler.

Cách thức của phát xít là phải đoàn kết những người cùng dân tộc, bài trừ các dân tộc khác. Để làm được điều này, người phát xít phải tăng cường lòng thù hận dân tộc và tôn xưng dân tộc mình là thượng đẳng vượt trội. Sự căm thù kết hợp với chủ nghĩa thượng đẳng tất sẽ có xung đột và tàn sát.

Về mặt lịch sử, vùng đất phía tây của Ukraina hiện nay đã từng bị Ba Lan chiếm đóng. Khi đó, vùng đất này vẫn là một phần của đế quốc Nga. Người Ba Lan đã công giáo hóa người Ukraina. Đó là lý do tại sao, người dân ở vùng phía tây Ukraina chủ yếu theo công giáo La Mã. Niềm tin tôn giáo cộng với chủ nghĩa dân tộc đã góp phần làm người Ukraina muốn tìm kiếm một bản sắc riêng. Họ không còn muốn mang bản sắc Slavơ nữa.

Chắc chắn rằng, họ muốn thoát khỏi văn hóa Slavơ. Muốn làm điều này, thì, họ phải giành được độc lập. Khi phát xít Đức chiếm đóng Xô Viết (Liên Xô), những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina thành lập lực lượng UPA đứng bên cạnh phát xít Đức chống lại người Nga.

Họ đã tham gia vào cuộc diệt chủng người Do Thái tại Ukraina. Một trong những thủ lĩnh lực lượng UPA hay phát xít Ukraina là Bandera.

Không may, người Nga đã đánh bại phát xít Đức. Điều này đồng nghĩa với lực lượng UPA mất chỗ dựa. Mặc dù vậy, mầm móng tư tưởng phát xít Ukraina vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.


Sau chiến tranh, Nga (Liên Xô) đã di chuyển những người phát xít Ukraina đến vùng xa xôi hẻo lánh. Báo chí phương tây gọi đây là cuộc “diệt chủng” và dùng nó để tuyên truyền sự tàn bạo của Nga (Liên Xô). Nếu không hiểu lịch sử, chúng ta có thể đưa ra nhận định sai về bản chất sự việc.


Mỹ sử dụng phát xít Ukraina để chống lại Nga

Người Mỹ đã đào tạo và sử dụng lực lượng này để thực hiện cuộc cách mạng màu Maidan 2014 lật đổ tổng thống Ukraina, Yanukovich. Trong chế độ dân chủ kiểu phương tây, những người đứng đằng sau hậu trường điều khiển chính trị là các nhà tài phiệt.

Hãy nhìn vào nước Mỹ, ngay cả việc kiểm soát súng đạn, biết bao đời tổng thống muốn thực hiện nhưng lực bất tòng tâm.

Sau Maidan 2014, bất kỳ một tổng thống nào lên nắm quyền đều phải được sự ủng hộ của lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Chắc bạn đã nghe đến tên gọi, tiểu đoàn AZOV.

Ban đầu, nó là một lực lượng bán quân sự có tư tưởng phát xít. Sau đó, AZOV được sáp nhập vào quân đội Ukraina. Có thể nói, AZOV chính là hậu thân của UPA. Thủ lĩnh sáng lập AZOV là Andriy Biletsky với hệ tư tưởng chính là phát xít.

Hãy nhìn những gì họ làm sau Maidan 2014

Xóa bỏ ký ức của người Ukraina

Sau Maidan 2014, Ukraina đã thực hiện chính sách bài Nga một cách cực đoan với sự thù hằn. Điều đầu tiên họ làm là xóa bỏ ký ức. Nói theo ngôn ngữ tâm lý là trí nhớ. Xóa bỏ những gì thuộc về Nga, xóa bỏ tượng đài của những người vĩ đại có công chống lại phát xít Đức. Thay đổi phần lớn những tên đường tại Ukraina có liên quan đến Nga.

Chính phủ Ukraina muốn xóa bỏ quá khứ. Xóa bỏ tất cả những gì có liên quan đến Nga. Quảng trường Leo Tolstoy, đại lộ Minsky và Mayakovsky, đại lộ Yuri Gagarin, phố Pushkinskaya, phố Bulgakov và Volodya Dubinin. Tất cả đã bị đổi tên. Tất cả đã không còn trên bản đồ, vĩnh viễn!

Làm sao những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina có thể chấp nhận những cái tên đó. Những cái tên của linh hồn văn hóa Nga, những cái tên đã đánh bại phát xít Đức. Bởi vì, trong quá khứ, họ đã đứng bên cạnh phát xít Đức.

Tiếng Nga và văn hóa Nga

Bộ giáo dục Ukraina đã thành lập một bộ phận đặc trách để bài trừ văn hóa Nga và tiếng Nga trong giáo dục cho toàn bộ các cấp học. Tất cả những tác phẩm văn học của Nga bị cấm triệt để.

Pushkin, Lermontov, Tolstoy, Bulgakov tất cả phải bị bãi bỏ và vứt vào xọt rác. Chưa hết, toàn bộ các nhà thơ Nga cổ đại đều bị loại bỏ. Nhân tiện, người Ukraina cho rằng, họ chính là người kế thừa nước Nga cổ đại.

Không chỉ cấm tiếng Nga trong giáo dục, Ukraina còn cấm dù chỉ 1” từ tiếng Nga” nơi công cộng. Azov sẽ tra tấn bất kỳ ai nói tiếng Nga trên đường phố.

Hơn thế nữa, nếu tìm thấy một cuốn sách liên quan đến Nga, hình phạt tù sẽ được thi hành ngay tức khắc, không cần qua xét xử.

Ukraina đã sửa lại toàn bộ sách giáo khoa có liên quan đến Nga. Chẳng hạn, sách lịch sử lớp 11 có đoạn:


“Nga là quân xâm lược cùng với bọn tay sai đang xâm lược tổ quốc Ukraine. Chúng phá hoại đất nước. Chúng giết hại người dân Ukraine. Quân đội Ukraina đã phải chiến đấu để chống lại bọn Nga xâm lược”.


Có thể nói, lãnh đạo Ukraina đã đưa lòng thù hận vào trong giáo dục để chống lại người Nga là trái với hiến chương Liên Hiệp Quốc và trái với đạo lý con người.

Đức Phật đã dạy: “Hận thù diệt hận thù, đời này không có được. Không hận diệt hận thù là định luật ngàn thu”.

Tôn vinh những người liên quan đến phát xít

Stephan Bandera (1909-1959) là thủ lĩnh của tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina (OUN-Organization of Ukrainian Nationalists).

Bandera muốn Ukraina độc lập.

Trong những năm 1939, OUN hoạt động chủ yếu ở phần phía tây Ukraina. OUN đã hợp tác với Đức quốc xã chống lại Liên Xô và cả Ba Lan.

Năm 1941, Bandera đã lãnh đạo OUN thảm sát 30 ngàn người tại Babi Yar. Từ ngày 29 tháng 09 đến 11 tháng 10 năm 1941, lực lượng phát xít Bandera cộng tác với Đức quốc xã tàn sát phần lớn người Do Thái tại Kiev.

Ngay 22 tháng 01 năm 2010, tổng thống Viktor Yuchenko đến từ miền tây Ukraina đã vinh danh Bandera là “anh hùng của Ukraina”. Điều này đã làm cho Nga, Ba Lan, Israel, châu Âu phản đối.

Tuy nhiên, ngay sau khi nhận chức tổng thống mới vào tháng 3 năm 2010, Viktor Yanukovych một người đến từ miền đông Ukraina đã bãi bỏ danh hiệu này. Sau Maidan 2014, Ukraina xem Bandera như là biểu tượng anh hùng của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina.

Tháng 11 năm 2014, tức là sau khi Maidan thành công, Nga đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nghị quyết chống lại chủ nghĩa phát xít. Điều gì đã xảy ra, Ukraina đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Điều này đồng nghĩa họ không chống chủ nghĩa phát xít. Hơn nữa, Ukraina còn bác bỏ tội ác chiến tranh do phát xít Đức gây ra.

Phong trào Azov

Azov chính thức phát triển mạnh vào năm 2014, đứng đầu bởi Andrey Biletsky. Trước khi được sáp nhập vào quân đội Ukraina, Azov là một lực lượng bán quân sự. Khi mới thành lập, Azov có nhiệm vụ đảm bảo trật tự công cộng trên đường phố. Nó tương tự như “cảnh sát an ninh” nhưng không trực thuộc nhà nước. Lực lượng này sẽ chống lại bất kỳ ai đi ngược lại đường hướng của họ, thậm chí là tra tấn và giết hại.

Andrey Biletsky đã từng thề rằng, “lãnh đạo một cuộc thập tự chinh của chủng tộc da trắng chống lại những người Semite lãnh đạo”

Azov không chỉ phát triển tại Ukraina, mà còn có mối quan hệ với các tổ chức cực đoan trên thế giới. Điều này đã nhiều lần làm cho phương tây lo ngại. Bởi vì, tư tưởng của họ là “da trắng trên hết”.

Mặc dù vậy, Mỹ và NATO chấp nhận Azov, bằng chứng là họ đã huấn luyện lực lượng Azov nghệ thuật tác chiến.

Azov thực sự đã xây dựng được các căn cứ riêng, phục vụ luyện tập và tuyển dụng thành viên mới. Phong trào Azov đã phát triển mạnh mẽ khắp Ukraina sau 2014. Khẩu hiệu của Azov là:

Vinh quang cho Ukraine! Vinh quang cho những người anh hùng! Vinh quang cho quốc gia! Quyết tử cho kẻ thù! “

Biểu tượng của Azov là biến thể của chữ thập được Đức quốc xã sử dụng.

Azov với khủng bố 8 năm ở miền đông Ukraina

Sau cách mạng Maidan 2014, thỏa thuận Minsk được ký kết với tuyên bố 2 nước cộng hòa ly khai khỏi miền đông Ukraina. Mặc dù vậy, Ukraina đã không tuân thủ thỏa thuận. Lực lượng Azov được gửi đến miền đông. Thành phố cảng Mariupol là căn cứ quân sự và cả chính trị cho lực lượng Azov tấn công vùng ly khai, tức hai nước cộng hòa.

Hàng ngày, Azov đều thực hiện các cuộc nã đạn pháo vào 2 vùng ly khai. Trong 8 năm, theo tính toán của Nga, khoảng 14 ngàn người đã chết, phần lớn là người Ukraina gốc Nga.

Chủ nghĩa phát xít đang lên ngôi tại Ukraina.


Từ khóa: Chiến sự Nga – Ukraina mới nhất, xung đột Nga – Ukraina, Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, đối đầu Nga – NATO, Chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh, chiến tranh lạnh, Khối BRICS, xung đột Nga – Mỹ, đối đầu Nga – Mỹ, cách mạng màu, cách mạng Maidan 2014, tiểu đoàn Azov, phát xít Ukraina là ai, phát xít Đức. Vì sao thế giới luôn có xung đột, Mỹ và NATO, cách mạng vô sản, cách mạng tháng 10 Nga, Nước Nga, lệnh cấm vận Nga, tình hình xung đột Nga-Ukraina, nhu cầu khí đốt châu Âu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang