Giáng sinh là thời gian để tưởng niệm – một trong những phép lạ đáng chú ý nhất được tìm thấy trong Thánh kinh: Sự ra đời của chúa Giê-su (Jesus). Thiên chúa sai sứ thần Gabriel đến Maria, một trinh nữ đã đính hôn với người thợ mộc Giuse.
Thiên thần giải thích với Maria rằng, cô ấy sẽ mang thai nhờ Chúa thánh thần mà không cần đến người đàn ông. Mary ban đầu rất buồn trước tin này, nhưng thiên thần giải thích với cô ấy, Chúa hài lòng với cô và cô sẽ sinh một đứa con trai – người sẽ cứu dân tộc của mình (Do Thái) khỏi tội lỗi của họ.
Tuy nhiên, sự kỳ diệu về ‘sinh nở’ không chỉ giới hạn trong Thiên chúa giáo. Ví dụ, Karna, một nhân vật trung tâm trong sử thi Ấn Độ thời cổ đại, Mahābhārata, được cho là đã sinh ra từ người mẹ đồng trinh Kunti của mình thông qua thần mặt trời Surya.
Đức Phật được cho là đã được sinh ra từ phía bên phải cơ thể của Maya khi đang đứng. Thật vậy, tương truyền rằng, khi Đức Phật ra đời, ngài liền bước đi 7 bước và ở mỗi bước lại xuất hiện một bông hoa sen.
Muhammad cũng được cho là đã đi cùng với ánh sáng rực rỡ khi ông được sinh ra, trong khi nhà triết học cổ đại Trung Quốc – Lão Tử được cho là đã được sinh ra như một người đàn ông râu xám.
Cuốn sách gần đây của tôi “Những điều kỳ diệu”: Đã đề cập nhiều phép lạ được tìm thấy trong các ‘văn bản’ tôn giáo. Những ví dụ này cho thấy rằng, niềm tin vào phép lạ là phổ biến về mặt lịch sử, địa lý và văn hóa.
Xem thêm: Chúa Có Thực Sự Tồn Tại?
Phép màu kỳ diệu chỉ là vấn đề tâm lý: Thí nghiệm tâm lý học
Nhiều người vẫn còn tin vào phép màu ngay cả trong thế kỷ 21 này. Theo các cuộc khảo sát gần đây ở Vương quốc Anh, 77% người dân đồng ý với nhận định rằng “có những điều trong cuộc sống mà chúng ta không thể giải thích bằng khoa học hay bất kỳ phương tiện nào khác”.
Hơn nữa, 16% nói rằng, họ hoặc ai đó mà họ biết đã trải qua điều mà họ gọi là phép lạ.
Các triết gia thường cho rằng, phép lạ là vi phạm quy luật tự nhiên. Chẳng hạn, sự ra đời ‘đồng trinh’ của Chúa Giê-su (Jesus) là một phép lạ, bởi vì một trinh nữ không thể sinh con – mà không vi phạm các quy luật sinh học (tức là sinh con những không cần giao phối với một người đàn ông). Nhưng tại sao niềm tin vào những sự kiện phi lý này lại phổ biến như vậy?
Theo nghiên cứu tâm lý học gần đây, một cơ chế nhận thức giúp phát hiện những hành vi vi phạm quy luật tự nhiên đã có ngay từ khi còn nhỏ.
Trong một thí nghiệm, trẻ sơ sinh 2 tháng rưỡi luôn thể hiện sự “ngạc nhiên” khi các nhà nghiên cứu làm cho đồ chơi của chúng có vẻ như vi phạm quy luật tự nhiên – bằng cách dường như dịch chuyển tức thời hoặc xuyên qua các vật thể rắn.
Một số nhà tâm lý học lập luận rằng, sự ‘vi phạm’ có chủ ý như vậy tạo cơ hội quan trọng cho trẻ sơ sinh tìm kiếm thông tin và tìm hiểu về thế giới.
Một số nhà tâm lý học cũng lập luận rằng, các tình tiết phép lạ nổi tiếng, chẳng hạn như sự ra đời ‘đồng trinh’ của Chúa Giê-su (Jesus) và việc ngài biến nước thành rượu, có một đặc điểm chung: “Tính phản trực giác tối thiểu”.
Điều này có nghĩa là chúng ‘lan truyền thành công’ qua nhiều thế hệ, vì chúng hơi phản trực giác, hơn là hoàn toàn ‘lố bịch’ theo cách quá phức tạp. Trong khi họ đưa ra một ý tưởng đủ thách thức để thu hút sự chú ý.
Xem thêm: Ông Già Noel, Chúa Và Đức Phật: Sự Khác Biệt Giữa Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
Ảo tưởng kem
Những phát hiện tâm lý này cung cấp sự hỗ trợ cho giả thuyết rằng, niềm tin vào phép lạ phổ biến, bởi vì chúng ta thiên về nhận thức và phát triển đối với việc hình thành và truyền niềm tin vào phép lạ. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là tất cả các báo cáo về phép lạ đều sai hoặc không đáng tin cậy.
Hãy xem xét một ví dụ. Giả sử các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng, những người hảo ngọt có xu hướng nhìn thấy ảo ảnh về kem trong tủ lạnh của họ.
Điều này không có nghĩa là, bất cứ khi nào họ nhìn thấy kem trong tủ lạnh thì đó là ảo ảnh. Rất có thể, thực sự có kem trong tủ lạnh.
Tương tự như vậy, ngay cả khi các nhà tâm lý học có thể giải thích rằng, nguồn gốc nhận thức và phát triển của niềm tin về phép lạ, chẳng hạn như sự ra đời ‘đồng trinh’ của Chúa Giê-su (Jesus), thì, liệu phép lạ có thực sự xảy ra hay không, vẫn là một câu hỏi mở.
Richard Dawkins đã viết rằng, “thế kỷ 19 là thời điểm cuối cùng, mà một người có học thức có thể thừa nhận là tin vào những điều kỳ diệu, như sự ra đời đồng trinh mà không hề cảm thấy xấu hổ”.
Tuy nhiên, có vẻ như niềm tin vào phép lạ sẽ không sớm biến mất. Xét cho cùng, hàng triệu trẻ em vẫn tin rằng ông già Noel sẽ đến thăm chúng trong vài ngày tới.Tác giả: Yujin Nagasawa