Thật buồn khi Bộ giáo dục và đào tạo (Bộ GDĐT) không quy định lịch sử là môn học bắt buộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Ngay cả ở Hoa Kỳ (Mỹ) khi thi quốc tịch, người ta cũng hỏi về lịch sử nước Mỹ.
Anh Hùng Trần, một Việt kiều Mỹ ví von rằng, khi cua gái, một người nào đó đâu có đưa tích phân ra nói chuyện, gái nó sẽ bỏ ngay từ vòng gửi xe. Chắc chắn việc hiểu về gia thế (gia đình), nơi sống, quá khứ là việc cần thiết. Đó chính là lịch sử.
Trong giao tiếp, đàm phán, việc có kiến thức về địa lý-lịch sử sẽ là lợi thế. Điều đó thường sẽ được đối tác đánh giá cao. Chứ có ai trao đổi về hàm số, về tích phân?
Tại Sao Lịch Sử Lại Quan Trọng?
Bất cứ một hiện tượng, một vấn đề, một điều gì sẽ có hoàn cảnh lịch sử của nó. Chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản được hình thành khi nào, trong hoàn cảnh nào? Nếu không hiểu lịch sử hình thành, thì, nhận định về chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sai lầm.
Tương tự, nếu không hiểu về hoàn cảnh lịch sử, thì, chúng ta sẽ không hiểu đúng về chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội hình thành là do chủ nghĩa tư bản. Khi các ông chủ quá chèn ép, bắt người công nhân làm việc quá mức, trả lương thấp, thì, chắc chắn sự đối kháng sẽ xuất hiện.
Khi đó, có thể một học thuyết hoặc tư tưởng ra đời, học thuyết hoặc tư tưởng này như là kim chỉ nam cho một tầng lớp lao động bị các ông chủ áp bức. Tư tưởng nói rằng, “hỡi người lao động hãy đứng lên đấu tranh cho sự áp bức của mình”.
Phải nói một cách công bằng, nếu không có chủ nghĩa xã hội định hướng cho đường lối đấu tranh, thì chủ nghĩa tư bản sẽ khó điều chỉnh trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó. Vì vậy, chúng ta không nên vội nhận định hời hợt về sự hình thành chủ nghĩa xã hội và Đảng cộng sản.
Hay như chiến tranh giữa Nga và Ukraina, nếu không hiểu lịch sử, chúng ta có thể đưa đến nhận định sai về cuộc chiến này. Không chỉ nhìn đơn giản, hành động quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraina là cuộc xâm lược.
Hãy nhìn biểu tượng trên áo của tổng thống Ukraina Zelensky chúng ta sẽ thấy có sự dính lứu đến tôn giáo (Công giáo La Mã – Vatican). Người Ukraina ở phía tây theo Công giáo La Mã, còn người Ukraina ở phía đông theo Chính Thống giáo. Hiểu hoàn cảnh lịch sử sẽ giúp cho chúng ta có một nhận định đúng về cuộc chiến này, về sự thù hằn của người lãnh đạo Ukraina đối với Nga.
Vậy, có phải lịch sử rất quan trọng?
Chẳng hạn như, khi đi xin việc làm, có phải bạn sẽ phải tìm hiểu về ông chủ tương lai của mình, lịch sử hình thành công ty. Đó chính là lịch sử. Nếu có sự thấu hiểu về điều đó, bạn sẽ tránh đề cập những vấn đề mà ông chủ ông thích. Nếu không biết lịch sử, nếu nói đụng chạm một điều gì, bạn sẽ bị đánh trượt.
Con người sinh ra chắc chắn phải có cội nguồn?
Ngày xưa, khi Pháp xâm lược Việt Nam, họ dạy rằng, tổ tiên của người Việt chính là người Gôloa. Đúng như vậy, người Gôloa là tổ tiên của người Pháp và cũng là người Việt. Rõ ràng, người Pháp đã đánh lận con đen, bóp méo lịch sử để xóa gốc tích của người Việt, xóa đi cái tai tiếng là xâm lược và cai trị Việt Nam. Nếu họ làm được như vậy, thì, xem như họ có thể dễ dàng cai trị Việt Nam.
Ở tầm quốc gia, nếu không biết về lịch sử, chúng ta sẽ dễ dàng bị tuyên truyền. Chắc chắn các thế lực ngoại bang sẽ có thể lèo lái và tạo ảnh hưởng xã hội gây bất lợi.
Hiểu về lịch sử sẽ giúp chúng ta giải thích nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chẳng hạn, tại sao quốc gia này đoàn kết hơn quốc gia khác? Tại sao nước Mỹ giàu như vậy, trong khi các nước châu Phi lại nghèo? Tại sao các nước Trung Đông luôn có chiến tranh, có phải chỉ là lý do họ giàu tài nguyên dầu mỏ, hay vì một nguyên nhân khác. Nếu không hiểu lịch sử, chúng ta sẽ khó có câu trả lời toàn diện.
Nếu không hiểu lịch thì làm sao chúng ta có thể giải thích người Hồi giáo Shia lại chống lại người Hồi giáo Sunni. Câu trả lời nằm ở lịch sử.
Cách Dạy Sử Ở Nước Ta Có Xơ Cứng?
Lịch sử không phải là chỉ học các sự kiện. Đúng là lịch sử là diễn tiến của các sự kiện. Tuy nhiên, nếu chỉ bắt học thuộc những sự kiện thì sẽ khó thu hút người học. Hơn nữa, lịch sử một đất nước thường trải quá nhiều ngàn năm.
Trong khoảng thời gian đó, có rất nhiều sự kiện, làm sao bắt học sinh, sinh viên học thuộc những sự kiện đó? Học thuộc có ý nghĩa gì?
Nó thật sự không có nhiều ý nghĩa, chỉ cần yêu cầu học sinh hoặc sinh viên nhớ một vài sự kiện chính là đủ.
Lịch sử là chuỗi các sự kiện. Nếu chỉ nhớ các sự kiện thì không nên học lịch sử. Bởi vì, học sinh, sinh viên có thể tra cứu chúng trong sách hoặc tìm kiếm trên Internet.
Học lịch sử là học cách đánh giá các sự kiện. Tại sao sự kiện đó diễn ra. Cảm nhận về sự kiện đó. Học sử không phải là nhớ các sự kiện một cách máy móc.
Học lịch sử sẽ giúp con người tránh gặp phải những sai lầm. Chẳng hạn chủ nghĩa phát xít ra đời? Tại sao nó lại hình thành? Đừng để chủ nghĩa phát xít hình thành một lần nữa. Nhưng tai hại thay, hiện nay chủ nghĩa phát xít đang trở lại tại Ukraina?
Cách đây hàng ngàn năm, cha ông chúng ta đã biết cách sống chung với một nước khổng lồ, mạnh về quân sự, kinh tế và văn hóa. Đó là Trung Hoa. Khi đánh thắng cuộc xâm lược của bất kỳ thể chế, nhà cầm quyền nào, cha ông chúng ta không hề gây hấn, trả thù, hoặc làm nhục. Trái lại, cha ông chúng ta luôn cương nhu (mềm dẻo), tránh gây hận thù. Nhờ vậy, đó là một trong những lý do, đất nước Việt Nam có thể tồn tại cho đến ngày nay và thể hiện đức tính cao đẹp của người Việt.
Trở lại với Ukraina, sống bên cạnh một nước Nga hùng mạnh về quân sự. Lãnh đạo Ukraina đã giáo dục hận thù. Chương trình giáo dục của họ là giáo dục lòng căm thù nước Nga và cả người dân Nga. Lãnh đạo đất nước như vậy, một ngày nào đó, chiến tranh sẽ xảy ra và nó đã xảy ra.
Học lịch sử là học cách tránh đi những sai lầm của quá khứ
Sai lầm một một điều bình thường, cho dù là cấp độ cá nhân hay lớn hơn là dân tộc sẽ luôn có những sai lầm. Tuy nhiên, nếu thấu hiểu về lịch sử, chúng ta có thể tránh những sai lầm, không để những sai lầm được lập lại.
Học lịch sử là học cách tư duy và phát triển nghề nghiệp
Có một sai lầm là, những ngành học khác là giúp tư duy phát triển, còn lịch sử thì không? Những ngành như toán học, vật lý học là tư duy Logic, còn lịch sử là tư duy nhìn nhận, lập luận vấn đề đa chiều. Học lịch sử sẽ giúp phát triển tư duy. Nó còn giúp mở rộng kiến thức.
Chẳng hạn như, một nhà văn viết về chủ đề nào đó sẽ khó phát triển nếu không hiểu về lịch sử. Trên thực tế, các tác phẩm thường được viết trong một bối cảnh lịch sử nào đó. Một nhà làm phim, một nhà biên kịch nếu không có kiến thức và tư duy lịch sử sẽ khó có những tác phẩm vĩ đại. Nếu có kiến thức lịch sử, họ có thể sử dụng nó để đưa vào tác phẩm.
Một doanh nhân nếu có kiến thức lịch sử sẽ giúp giao tiếp tốt hơn và đối tác đánh giá cao hơn
Chẳng hạn khi giao tiếp với đối tác Nhật, hiểu về văn hóa và lịch sử Nhật, chúng ta sẽ được họ đánh giá cao và dễ dàng hơn trong trao đổi.
Học toán có giúp chúng ta giàu hơn?
Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế, những thầy giáo dạy toán có giàu không? Những nhà nghiên cứu có giàu không? Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không nên học toán hoặc không theo đuổi con đường toán học. Nếu có năng khiếu toán học, hãy theo đuổi nó.