Tác giả: Jacques Treiner, nhà vật lý lý thuyết, Đại học Paris Cité
Những nhà thơ, nhạc sĩ thường cố gắng làm ‘bừng sáng’ cái lạnh giá của mùa đông, vui mừng khi mùa xuân trở lại, hân hoan khi mùa hè đến và nỗi u sầu làm thăng hoa những chiếc lá khô của mùa thu.
Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có bốn mùa?
Phép đo thời gian: Sự hội tụ của thiên văn học và sự tùy tiện
Các thuật ngữ chúng ta sử dụng để đo thời gian trôi qua có rất nhiều và có nguồn gốc khác nhau.
Đôi khi những lựa chọn này là tùy tiện: Chúng ta quyết định chia ngày thành 24 giờ, lẽ ra chúng ta có thể đưa ra lựa chọn khác. Chúng ta chọn khoảng thời gian 7 ngày là “tuần”, do đó tiếp nối sự sáng tạo thế giới theo truyền thống Kinh thánh, nhưng ở Pháp, lịch cộng hòa, được áp dụng vào ngày 21 tháng 9 năm 1792 và bị Napoléon bãi bỏ vào năm 1806, đã có một tuần 10 ngày: Primidi, duodi, tridi, quartidi, quintidi, sextidi, septidi, octidi, nonidi và décad!
Nhưng đôi khi các lựa chọn dựa trên cơ sở khách quan, đặc biệt là thiên văn học: Do đó năm tương ứng với thời gian Trái đất quay quanh Mặt trời, và tháng gắn liền với thời gian Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Còn các mùa thì sao? Tại sao lại là bốn mùa?
Sự hiểu biết hiện đại về con số này chủ yếu mang tính chất thiên văn. Trái đất được điều khiển bởi một chuyển động kép: Một quỹ đạo phẳng quanh Mặt trời, gọi là đường hoàng đạo, và một chuyển động quay quanh ‘trục bắc – nam’ của trái đất. Hóa ra trục này (trục bắc – nam), có hướng được xem là cố định khi Trái đất chuyển động trong quỹ đạo của nó, tạo một góc khoảng 23,44 (làm tròn 23,5 độ) độ với đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo. Do đó Trái đất quay quanh Mặt Trời với trục cực nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo.
Các ‘điểm chí’ và ‘điểm phân’ là dấu hiệu đánh dấu sự trôi qua của các mùa
Kết quả là, nhìn từ một điểm trên địa cầu, quỹ đạo biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời thay đổi trong suốt cả năm. Mặt Trời luôn mọc ở hướng Đông và luôn lặn ở hướng Tây, nhưng vào mùa hè nó mọc cao hơn trên bầu trời ‘so với’ mùa đông. Kết quả là, độ dài của ngày dài ra vào mùa hè và ngắn lại vào mùa đông.
Ngày dài nhất trong năm gọi là Hạ chí, nó xảy ra vào ‘khoảng’ ngày 21 tháng 6, và ngày ngắn nhất gọi là Đông chí, nó xảy ra vào ngày 21 tháng 12 (có thể có chênh lệch ngày do các năm nhuận).
Vào ngày phân (Xuân phân và Thu phân), độ dài của đêm bằng độ dài của ngày. Từ Điểm phân trong tiếng Anh là ‘Equinox’, nó có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó aequus là ‘bằng nhau’ và nox là ‘đêm’. Xuân phân khi độ dài ngày tăng dần (Xuân phân thường rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 3 tùy năm), thu phân khi độ dài ngày giảm dần (22 hoặc 23 tháng 9 tùy năm). Đó cũng là ngày Mặt Trời đi thẳng lên trên đường xích đạo. Các mùa được chia thành bốn thời điểm cụ thể trong năm, do đó … đó là số lượng các mùa, khá đơn giản!
Nông nghiệp, một dấu ấn mạnh mẽ khác của thời gian
Thật thích hợp để quay ngược thời gian và lưu ý rằng, lời giải thích thiên văn này không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế – như người ta có thể nghi ngờ. Nhưng các hiện tượng này không phụ thuộc vào kiến thức mà chúng ta có về chúng và tác dụng của chúng đối với các hoạt động nông nghiệp đã được ghi nhận ở tất cả các nền văn minh, và chúng đã được sử dụng, kể cả cho các hoạt động tôn giáo.
Vì vậy, ở Ai Cập cổ đại, lũ lụt của sông Nile có ý nghĩa quyết định đối với mùa màng, đến mức một năm được chia thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng: Akhet, thời kỳ lũ lụt, peret, nước rút và chemo, thời kỳ thu hoạch ‘nóng bức’.
Ở người Assyria vào đầu thiên niên kỷ thứ 2, cũng có ba mùa (xuân, hạ, đông) được xác định bởi các nhiệm vụ nông nghiệp phải hoàn thành. Cũng thật thú vị khi lưu ý rằng, lần đầu tiên đề cập đến ngày 25 tháng 12 là ngày sinh của Chúa Jesus có từ năm 336, và nó gợi lại lễ hội truyền thống vào thời đó là Sol invictus (Mặt Trời bất bại), kỷ niệm sự khởi đầu độ dài của ngày được kéo dài ra.
Xem thêm: Blaise Pascal nói gì về sự tồn tại của Chúa?
Việc sử dụng nông nghiệp như một dấu hiệu đánh dấu sự trôi qua của thời gian có vẻ xa vời đối với chúng ta ngày nay, nhưng chúng ta vẫn lưu giữ dấu vết của nó trong chính ‘từ ngữ’ của mùa, xuất phát từ tiếng Latin sationem, một danh từ chỉ “hành động gieo hạt”.
Mang tính giai thoại hơn, chúng ta cũng sẽ nhận thấy tầm quan trọng mạnh mẽ của nông nghiệp trong việc đo thời gian, thông qua vô số câu nói gắn liền với các vị thánh – khi đưa ra những chỉ dẫn về thu hoạch, hạt giống và cây trồng. Ví dụ, chúng ta sẽ nói “trên Thánh Catherine, mọi gỗ đều bén rễ”, qua đó cho thấy rằng ngày 25 tháng 11 là ngày đáng ghi nhớ để trồng cây.
Vào thời điểm toàn cầu nóng lên: Mùa mới?
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc thu hoạch có thể bị ảnh hưởng xấu bởi thực tế biến đổi khí hậu, do sự gián đoạn trong chu trình nước. Thật vậy, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu thêm 1°C sẽ làm tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển lên 7%.
Các vùng ôn đới cũng được dự đoán sẽ trở nên khô hơn, các vùng khô cằn giống sa mạc hơn và một số vùng nhiệt đới không thể ở được. Chúng ta có thể tự hỏi, liệu đã đến lúc chuyển sang 5 mùa hay không?
Nhưng vẫn khó có khả năng điều này sẽ thay đổi cách đặt tên cho các mùa: Nó đã ăn sâu vào văn hóa của chúng ta!