Nhiều người chấp nhận khoa học là ‘kim chỉ nam’ đáng tin cậy cho những gì họ tin – nhưng không phải tất cả chúng ta đều có niềm tin vào khoa học như vậy.
Sự không tin tưởng vào khoa học đã dẫn đến sự hoài nghi xung quanh một số vấn đề quan trọng, từ việc phủ nhận biến đổi khí hậu đến việc ‘do dự tiêm vắc xin’ trong đại dịch COVID. Và trong khi, hầu hết chúng ta có thể có xu hướng bác bỏ sự hoài nghi như vậy là không có cơ sở, thì câu hỏi đặt ra: Tại sao chúng ta nên tin vào khoa học?
Là một triết gia tập trung vào triết học khoa học, tôi đặc biệt quan tâm đến câu hỏi này. Hóa ra, đi sâu vào công trình của những nhà tư tưởng vĩ đại có thể giúp đưa ra câu trả lời.
Lập luận phổ biến
Một suy nghĩ ban đầu có thể nảy ra trong đầu là, chúng ta nên tin tưởng các nhà khoa học vì những gì họ nói là đúng.
Nhưng có vấn đề với điều này. Một là câu hỏi liệu những gì một nhà khoa học nói, trên thực tế, có phải là sự thật hay không. Những người hoài nghi sẽ chỉ ra rằng, các nhà khoa học cũng chỉ là con người và vẫn dễ mắc sai lầm.
Ngoài ra, nếu nhìn vào lịch sử khoa học, chúng ta thấy rằng, những gì các nhà khoa học tin tưởng trong quá khứ thường ‘hóa ra là sai’ trong tương lai. Và điều này cho thấy, những gì các nhà khoa học tin tưởng, một ngày nào đó, có thể trở thành sai lầm. Xét cho cùng, có những thời điểm trong lịch sử, người ta nghĩ rằng, thủy ngân có thể điều trị bệnh giang mai, và vết sưng trên hộp sọ của một người, có thể tiết lộ đặc điểm tính cách của họ.
Một gợi ý hấp dẫn khác về lý do, tại sao chúng ta nên tin vào khoa học là vì nó dựa trên “sự thật và logic”.
Điều này có thể đúng, nhưng thật không may, nó chỉ giúp ích, rất ít trong việc thuyết phục một người có khuynh hướng bác bỏ những gì các nhà khoa học nói. Cả 2 bên trong một cuộc tranh chấp thường cho rằng mình đúng. Không có gì lạ, khi những người phủ nhận biến đổi khí hậu nói rằng, sự nóng lên toàn cầu chỉ là một “lý thuyết”.
Karl Popper và phương pháp khoa học
Một câu trả lời có ảnh hưởng cho câu hỏi tại sao chúng ta nên tin tưởng các nhà khoa học, là vì họ sử dụng phương pháp khoa học. Tất nhiên, điều này đặt ra câu hỏi: Phương pháp khoa học là gì?
Chủ đề nổi tiếng nhất được cung cấp bởi nhà ‘triết học khoa học’ Karl Popper, người đã ảnh hưởng đến nhà vật lý Einstein và những người đoạt giải Nobel về sinh học, sinh lý học và y học.
Đối với Karl Popper, khoa học tiến triển nhờ cái mà ông gọi là “phỏng đoán và bác bỏ”. Các nhà khoa học đang phải đối mặt với một số câu hỏi, và đưa ra một câu trả lời ‘có thể’. Câu trả lời này là một phỏng đoán theo nghĩa, ít nhất là ban đầu, người ta không biết liệu nó đúng hay sai.
Karl Popper nói rằng các nhà khoa học sau đó sẽ cố gắng hết sức để bác bỏ phỏng đoán này, hoặc chứng minh nó sai. Thông thường, nó bị bác bỏ, bị từ chối và được thay thế bằng một cái tốt hơn. Nó cũng sẽ được thử nghiệm, và cuối cùng được thay thế bằng một cái tốt hơn nữa. Đó là cách làm cho khoa học tiến bộ – khoa học chấp nhận mình sai (biên tập).
Đôi khi quá trình này có thể cực kỳ chậm. Albert Einstein đã dự đoán sự tồn tại của sóng hấp dẫn hơn 100 năm trước, như một phần trong thuyết tương đối rộng của ông. Nhưng chỉ đến năm 2015, các nhà khoa học mới quan sát được chúng.
Đối với Karl Popper, cốt lõi của phương pháp khoa học là nỗ lực bác bỏ hoặc bác bỏ các lý thuyết (giả thuyết), được gọi là “nguyên tắc phản nghiệm”. Nếu các nhà khoa học không thể bác bỏ một lý thuyết trong một thời gian dài, mặc dù họ đã cố gắng hết sức, thì theo thuật ngữ của Popper, lý thuyết đó đã được “chứng thực” hay chấp nhận.
Điều này gợi ý một câu trả lời khả thi cho câu hỏi, tại sao chúng ta nên tin vào những gì các nhà khoa học nói với chúng ta. Đó là bởi vì, mặc dù đã cố gắng hết sức, họ vẫn không thể bác bỏ ý tưởng mà họ đang nói với chúng ta là đúng.
Quy tắc đa số
Gần đây, một câu trả lời cho câu hỏi đã được trình bày rõ hơn trong một cuốn sách của nhà sử học khoa học Naomi Oreskes. Oreskes thừa nhận tầm quan trọng mà Karl Popper đưa ra: Bác bỏ một lý thuyết (giả thuyết), nhưng cũng nhấn mạnh yếu tố xã hội và sự đồng thuận của thực tiễn khoa học.
Đối với Oreskes, chúng ta có lý do để tin tưởng vào khoa học bởi vì, hoặc ở mức độ nào đó, có sự đồng thuận giữa cộng đồng khoa học (có liên quan) rằng, một tuyên bố cụ thể là đúng – chính cộng đồng khoa học đó đã cố gắng hết sức để bác bỏ nó và đã thất bại.
Đây là một bản phác thảo ngắn gọn về những gì một ý tưởng khoa học thường trải qua trước khi xuất hiện sự đồng thuận rằng, nó đúng.
Một nhà khoa học có thể đưa một bài báo về ý tưởng nào đó cho các đồng nghiệp, sau đó họ sẽ thảo luận về nó. Một mục đích của cuộc thảo luận này là tìm ra điều gì đó không ổn với nó. Nếu bài báo vượt qua bài kiểm tra, nhà khoa học có thể viết một bài báo được bình duyệt về ý tưởng tương tự. Nếu các ‘trọng tài’ cho rằng nó có đủ giá trị, nó sẽ được công bố.
Một ví dụ điển hình về một lý thuyết trải qua quá trình chuyển đổi này là lý thuyết về sự nóng lên toàn cầu và tác động của con người lên nó. Ngay từ năm 1896, người ta đã đề xuất rằng, việc tăng mức độ carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của trái đất có thể dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
Vào đầu thế kỷ 20, một giả thuyết khác xuất hiện cho rằng, không chỉ điều này đang xảy ra, mà khí carbon dioxide (CO2) thải ra từ các hoạt động của con người (cụ thể là đốt nhiên liệu hóa thạch) có thể đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nó đã nhận được một số hỗ trợ vào thời điểm đó, nhưng hầu hết các nhà khoa học vẫn không bị thuyết phục.
Tuy nhiên, trong suốt nửa sau của thế kỷ 20 và những gì đã qua của thế kỷ 21, lý thuyết về biến đổi khí hậu do con người gây ra đã vượt qua thử nghiệm liên tục một cách thành công đến mức một nghiên cứu tổng hợp gần đây đã tìm thấy hơn 99% cộng đồng khoa học có liên quan chấp nhận điều đó.
Nó bắt đầu có lẽ chỉ là một giả thuyết đơn thuần, đã vượt qua thử nghiệm thành công trong hơn 100 năm và hiện đã được chấp nhận gần như phổ biến.
Điểm mấu chốt
Điều này không nhất thiết có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận một cách không phê phán mọi điều mà các nhà khoa học nói. Tất nhiên, có một sự khác biệt giữa một nhà khoa học đơn lẻ hoặc một nhóm nhỏ nói điều gì đó, và có sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học rằng, điều gì đó là đúng.
Và, tất nhiên, vì nhiều lý do – một số lý do thực tế, một số lý do tài chính, một số lý do khác – các nhà khoa học có thể đã không cố gắng hết sức để bác bỏ một ý kiến nào đó.
Và ngay cả khi các nhà khoa học đã nhiều lần cố gắng, nhưng không thành công, để bác bỏ một lý thuyết nhất định, thì lịch sử khoa học cho thấy, tại một thời điểm nào đó trong tương lai, lý thuyết đó vẫn có thể bị bác bỏ – khi bằng chứng mới được đưa ra ánh sáng.
Vậy khi nào chúng ta nên tin vào khoa học? Quan điểm dường như xuất hiện từ Karl Popper, Oreskes và các tác giả khác trong lĩnh vực này là, chúng ta có lý do chính đáng – nhưng dễ sai lầm để tin vào những gì các nhà khoa học nói khi, bất chấp những nỗ lực hết sức của họ để bác bỏ nó, cộng đồng khoa học chấp nhận nó là đúng.
John Wright: Nghiên cứu viên ‘phụ tá’ về triết học, Đại học La Trobe