Tại Sao Các Nền Văn Hóa Khác Nhau Chia Sẻ Cùng Suy Nghĩ Về Các Chòm Sao

Tại sao các nền văn hóa khác nhau chia sẻ cùng suy nghĩ về các chòm sao, dù họ cách xa nhau về khoảng cách và thời gian

Vì sao bầu trời tối vào ban đêm

Tác giả: Simon Cropper và cộng sự

Hầu hết chúng ta đã từng nhìn lên bầu trời đêm để ngắm nhìn những ngôi sao!

Các chòm sao đã giúp con người định hình những câu chuyện và nền văn hóa của riêng mình – nhưng ngôi sao trên bầu trời tạo ra những ý nghĩa nào đó và nó hướng dẫn cuộc sống của con người trên mặt đất (đó chính là chiêm tinh học).

Tất nhiên, không phải tất cả chúng ta đều nhìn thấy chính xác bầu trời đêm giống nhau – có những khác biệt ‘tinh tế’ tùy thuộc vào vị trí của hành tinh, mùa nào và thời điểm ban đêm, tất cả đều thấm nhuần ý nghĩa mà chúng ta ‘nhìn nhận’ về các ngôi sao.

Nhưng trên khắp thế giới và xuyên suốt lịch sử, con người tìm thấy những chòm sao tương tự nhau, được xác định bởi các nền văn hóa khác nhau, cũng như những câu chuyện tương tự đến kinh ngạc mô tả mối quan hệ giữa chúng.

Ví dụ, chòm sao Lạp Hộ hay Thợ Săn (Orion) được người Hy Lạp cổ đại mô tả là một người đàn ông đang theo đuổi 7 ‘chị em’ của cụm sao hay chòm sao Thất Tinh (Pleiades).

Tương tự, trong thần thoại thổ thân Úc của người Wiradjuri, Baiame là một vị thần sáng tạo và là người cha của bầu trời. Baiame được miêu tả là người theo đuổi Mulayndynang (tương ứng với chòm sao Thất Tinh – Pleiades).

Theo truyền thống của thổ dân sống tại sa mạc “Great Victoria”, Orion là Nyeeruna, một người đàn ông đuổi theo 7 chị em Yugarlya.

Các nền văn hóa xem Orion - trên cùng bên phải là một người đàn ông theo đuổi một nhóm phụ nữ – mặc dù ở Nam bán cầu, có vẻ ngược lại. Ảnh Erkki Makkonen - Shutterstock

Các nền văn hóa xem Orion – trên cùng bên phải là một người đàn ông theo đuổi một nhóm phụ nữ – mặc dù ở Nam bán cầu, có vẻ ngược lại. Ảnh Erkki Makkonen-Shutterstock

Những truyền thống văn hóa này, cũng như các câu chuyện kể mô tả chúng, liên kết các nền văn hóa của thổ dân Úc thời kỳ đầu và người Hy Lạp cổ đại, mặc dù họ cách xa nhau hàng nghìn năm và khoảng cách xa về địa lý.

Tương tự như vậy, nhiều nền văn hóa ở Nam bán cầu xác định các chòm sao thực sự được tạo thành từ khoảng tối giữa các vì sao, làm nổi bật sự vắng mặt hơn là sự hiện diện.

Trên khắp các nền văn hóa, những điều này một lần nữa cho thấy, sự nhất quán đáng chú ý về những chòm sao.

Chòm sao Emu, được tìm thấy trong các truyền thống của thổ dân trên khắp nước Úc, chia sẻ quan điểm và truyền thống gần như giống hệt với người Tupi ở Brazil và Bolivia, những người xem nó như một thiên thể Rhea (chòm sao Rhea), một loài chim lớn không biết bay.

Sự khác biệt

Cũng có những khác biệt đáng kể giữa các nền văn hóa, mặc dù gốc rễ cơ bản vẫn tương tự nhau.

Sao Bắc Đẩu được xác định qua nhiều truyền thống ở Bắc bán cầu, nhưng đối với Alaskan Gwich’in, đây chỉ là cái đuôi của chòm sao Yahdii (người có đuôi) trên bầu trời, người “đi bộ” từ đông sang tây ‘qua màn đêm’.

Mặc dù có chung niềm thích thú với các vì sao, nhưng chúng ta có rất ít kiến ​​thức được ghi chép lại, về cách các nền văn hóa đã xác định các chòm sao cụ thể như thế nào. Tại sao và làm thế nào để họ thấy các chòm sao giống nhau, mặc dù cách diễn đạt khác nhau.

Nghiên cứu sắp tới của chúng tôi khám phá nguồn gốc của những cái tên khác nhau và các nhóm sao khác nhau này. Tên các ngôi sao khác nhau chủ yếu là do sự khác biệt văn hóa và nhận thức về thiên nhiên.

Trong các nền văn hóa truyền miệng – giống như các nền văn hóa của thổ dân Úc – trọng tâm của việc truyền tải là sự dễ dàng trong giao tiếp và ghi nhớ.

Sự khác biệt nổi bật là các truyền thống truyền miệng của thổ dân đã xây dựng các câu chuyện kể và không gian ký ức theo cách để giữ cho thông tin quan trọng được nguyên vẹn qua hàng trăm thế hệ.

Tìm kiếm ý nghĩa

Điều này xảy ra như thế nào và làm thế nào mà một chuỗi ý nghĩa tồn tại giữa các cá nhân, không gian và thời gian là những câu hỏi hấp dẫn.

Phối hợp với Bảo tàng Victoria, nhóm của chúng tôi đang khám phá xem sự khác biệt về văn hóa trong các truyền thống do những khác biệt rất nhỏ về bản chất nhận thức và hiểu biết ở những người khác nhau. Điều này bị ảnh hưởng như thế nào bởi cả niềm tin cá nhân và địa lý vị trí.

Điều tra xem ý nghĩa của các vì sao được phát triển và truyền lại như thế nào, nhấn mạnh các khía cạnh cơ bản của nhân loại mà chúng ta chia sẻ qua các giới hạn văn hóa, bất chấp tín ngưỡng, sự cách biệt về địa lý và vị trí khác nhau.

Niềm đam mê của nhân loại liên quan đến các vì sao chỉ mới được thúc đẩy gần đây, bởi khả năng chúng ta mơ về việc rời khỏi trái đất và đến thăm chúng một ngày nào đó.

Trớ trêu thay, ý nghĩa mà chúng ta tìm thấy trên bầu trời đêm dường như lại đặt chúng ta vào thế giới đang thay đổi, mà chúng ta tìm thấy chính mình. Điều này bây giờ cũng quan trọng như cách đây 65.000 năm khi con người di cư đến Úc bằng cách sử dụng các vì sao.

Tác giả: Simon Cropper, giảng viên cao cấp, Trường khoa học tâm lý Melbourne, Đại học Melbourne.

Charles Kemp, phó giáo sư, Đại học Melbourne.

– Daniel R. Little, giảng viên cao cấp về tâm lý toán học, Đại học Melbourne

– Duane W. Hamacher, phó giáo sư, Đại học Melbourne

Nguồn: Simon Cropper và cộng sự – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang