Tại Sao Bạn Nên Đọc Hồng Lâu Mộng Của Tào Tuyết Cần?

Khi được yêu cầu giải thích về “ý nghĩa và sự thích thú” đối của tiểu thuyết Trung Quốc Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tôi thường cảm thấy lúng túng. Làm thế nào để nói với bạn bè,

Khi được yêu cầu giải thích về “ý nghĩa và sự thích thú” đối của tiểu thuyết Trung Quốc Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tôi thường cảm thấy lúng túng.

Làm thế nào để nói với bạn bè, sinh viên hoặc đồng nghiệp rằng, những mâu thuẫn, những âm mưu và những khát vọng – thất vọng của một nhóm thanh thiếu niên quá nhiều cảm xúc, tạo thành một trong những nỗ lực tuyệt vời, trong việc rút kinh nghiệm của con người?

Tuy nhiên, Hồng Lâu Mộng, được viết vào giữa thế kỷ 18, là tác phẩm đầy mê hoặc, pha chút hy vọng vào thời kỳ đầu của nhà Thanh – Trung Hoa. Tác phẩm này tiếp cận đến mọi mặt của con người từ trái tim, lý trí, thói quen của thời kỳ đó. Ngoài ra, nó cũng đề cập đến vũ trụ quan và vẻ đẹp con người (son phấn).

Tập truyện gồm nhiều tập, hơn 2.500 trang trong bản dịch tiêu chuẩn của Penguin (tiếng Anh), kể về những đam mê và hành trình của một cậu bé tuổi mới lớn, Giả Bảo Ngọc (Jia Baoyu). Giả Bảo Ngọc là cậu con trai ngỗ ngược và được nuông chiều của một gia tộc giàu có, mặc dù đang gặp khó khăn, ở Bắc Kinh.

Anh ấy được bao quanh bởi một nhóm các chị gái uyên bác và xinh đẹp (họ hàng và người giúp việc), được người bà đã lớn tuổi của anh ta cưng chiều, và sự nghiêm khắc đến khắt nghiệt của người cha với sự mẫu mực nho giáo.

Sống trong sự giàu sang, được bao bộc, đi kèm với sự nghiêm khắc, Bảo Ngọc miễn cưỡng đấu tranh để được trưởng thành.

Các tình tiết của cốt truyện ‘tiết lộ’ các chi tiết và tính cách nhân vật, nó đã đạt đến và đại diện mang tính biểu tượng trong văn hóa Trung Hoa và là mảnh đất màu mỡ cho sân khấu và nghệ thuật thị giác. Ngoài ra, nó giống như một tấm gương phản chiếu tính cách, địa vị, tuổi tác và giá trị của độc giả.

Bạn có xu hướng hướng tới cô gái ôn hòa với lời khuyên kiên định hay cô gái mồ côi hay thay đổi nhưng thông minh? Bạn có phàn nàn hay thích thú với cách chi tiêu mờ ám và đôi khi ác ý (hoặc thậm chí giết người) của người dì sôi nổi, nóng nảy, kèm chút hài hước không?

Đối với Proust, quan điểm thay đổi theo thời gian: Đọc lại cuốn tiểu thuyết này, tôi nhận thấy sự đồng cảm của mình đối với nhân nhật chính và thế hệ kế tiếp.

Tất cả là về cái gì?

Những công việc được cho là phi vật chất trong các cuộc viếng thăm và trò chuyện hàng ngày của các nhân vật cung cấp nhiều tư liệu cho siêu hình học cũng như cho tâm lý học.

Kịch tính có thể được xây dựng trong một khoảnh khắc xoay quanh việc Bảo Ngọc có uống trà hay không (đôi khi bảo mẫu của anh ấy chiếm đoạt nó), và khoảnh khắc tiếp theo xoay quanh ranh giới của thực tế hoặc mục đích phấn đấu của con người.

Bằng cách nào đó, gần như ranh mãnh, thông qua những cuộc cãi vã, nghiền nát và ganh đua của một số ít thanh thiếu niên, những câu hỏi lớn về thân phận con người được đặt ra: Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp, khi phải đối mặt với sự tất yếu và hiện diện khắp nơi của cái chết? Nghĩa vụ của một người là gì? Cuộc sống này thực tế ra sao và tồn tại để làm gì?

Lấy một ‘cảnh nhỏ’ nổi tiếng ở chương 22 khi Bảo Ngọc được truyền cảm hứng, để ném những cánh hoa rơi xuống dòng nước, nhưng bị người em họ nhạy cảm của mình, Lâm Đại Ngọc (Daiyu), khiển trách, cô đã lưu ý:

Nhúng chúng xuống nước không phải là một ý kiến ​​hay. Nước mà anh thấy ở đây thì sạch, nhưng xa hơn về phía bên kia đập, nơi nó chảy qua nhà dân, có đủ loại cặn bã và tạp chất, và cuối cùng tất cả sẽ trở nên không sạch. Ở góc đằng kia, em có những bông hoa tàn lụi, và những gì em đang làm là quét sạch chúng và cho chúng vào chiếc túi lụa này, để chôn chúng ở đó, để chúng có thể dần dần trở lại với đất.

Chứa đựng trong hình ảnh này, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nó, là một hình ảnh đau buồn sâu sắc, một câu chuyện ngụ ngôn về tình yêu hoặc sự không tương xứng của nó, hoặc một lời khuyên của Phật giáo về việc chấp nhận sự vô thường. Tác phẩm có khả năng thấm nhuần những sự cố vụn vặt và những trò chơi vặt vãnh với âm hưởng triết học.

Nhưng trong khi bạn bị phân tâm, bởi mạng lưới quan hệ phức tạp của họ, và hy vọng, bởi cuộc hôn nhân và/hoặc sự giác ngộ của Bảo Ngọc, người đọc nhận ra rằng đây là một gia đình, một điền trang, một triều đại, thậm chí là một vũ trụ đang suy tàn.

Tào Tuyết Cần, tác giả, bản thân là con cháu của một gia tộc đang dần suy sụp, và tác phẩm (bị bỏ dở và hoàn thành sau khi ông qua đời) thường được xem như một sự phản ánh tuổi thơ đã mất của chính ông.

Từ quan điểm lịch sử, thật khó để không nhớ lại rằng, trong vòng 50 năm kể từ khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, Trung Quốc đã trải qua cuộc chiến tranh nha phiến, ý thức tự cung tự cấp và vai trò trung tâm của họ mãi mãi bị rạn nứt (có lẽ cho đến tận bây giờ).

Các học giả nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết này được gọi là “Redology”, họ đã tìm hiểu mọi thứ, từ thực hành y tế của thời đại, thị hiếu phổ biến trong rạp hát, mong muốn kỳ quặc, mối quan hệ quyền lực sắc tộc và thói quen đọc sách.

Một liều thuốc giải độc cho sự rập khuôn dễ dãi

Hồng Lâu Mộng có cái nhìn toàn cảnh về xã hội như của Balzac, sự châm biếm về sự kiêu ngạo và thời trang của Vanity Fair, sự hài hước, lém lỉnh của Decameron. Nhưng những so sánh này không tương xứng với một tác phẩm quá đồ sộ và lớn lao như vậy – một hình mẫu truyền thống vĩ đại về các gia tộc Trung Hoa.

Cuốn tiểu thuyết đã tạo ra vô số bản chuyển thể cho sân khấu và điện ảnh. Nó đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những truyện ngắn dí dỏm, độc ác của Trương Ái Linh (Eileen Chang), đến bộ phim ngột ngạt, Raise the Red Lantern, và những bộ phim truyền hình về kẻ đầu độc thê thiếp trong các phim truyền hình dài tập nổi tiếng như “Hậu cung chân hoàn truyện”.

Diễn viên Mai Lan Phương trong bản chuyển thể Hồng Lâu Mộng năm 1924. Ảnh: the Conversation

Trên hết, đọc cuốn tiểu thuyết giống như liều thuốc giải độc cho sự rập khuôn dễ dãi của văn hóa Trung Quốc. Tất cả các yếu tố văn hóa cốt lõi đều có mặt trong tác phẩm: Đời sống gia tộc; Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; Con người và thân phận của họ; Lý trí và cảm xúc.

Nhưng tất cả những điều này đều được diễn ra cho một nhóm độc giả vẫn coi thế giới bên ngoài Trung Quốc là một sự tò mò, và không chịu áp lực phải bảo vệ hay biện minh cho nền văn hóa của mình.

Đó là một tác phẩm của triều đại nhà Thanh, của một tác giả nhà Thanh, dành cho độc giả nhà Thanh và độc giả hiện đại thật may mắn khi được phép tìm hiểu nó.

Cho dù bạn đọc nó xuyên suốt hay thỉnh thoảng, tác phẩm này sẽ đưa bạn vào một trong những ‘vũ trụ’ hư cấu vĩ đại.

Josh Stenberg: Giảng viên ngành Trung Quốc học, Đại học Sydney

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang