Thế giới đang nghiêng về phương đông, và tương lai thế giới nằm ở đó. Phương tây sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích ứng.
Trong nhiều năm qua, phương tây đã sống trong cảnh phủ nhận “sự thật” về sự suy giảm quyền lực quốc tế của mình.
Châu Âu từ chối thừa nhận, thế giới đã hướng về phía đông và nay mai, tương lai của nó sẽ sẽ thuộc về châu Á.
Từ lâu, châu Âu đã quen với ý nghĩ, trong những thập kỷ tới, các quyết định chính của thế giới sẽ được thực hiện “ở phía bên này” của địa cầu, chứ không phải bên kia (châu Á).
Việc Mỹ rút khỏi trung đông để chuyển hướng về châu Á đã là bằng chứng cho điều này, trong những năm qua và những năm sắp tới.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đang làm nảy sinh “2 cực” quyền lực đối lập: Hoa Kỳ, vẫn là “người thầy” khó kiểm soát của phương tây “đang suy tàn”, và châu Á, được đại diện bởi trục Nga-Trung Quốc là một cực với đầy đủ sức mạnh của nó.
Tuy nhiên, phương tây đã bỏ qua điều hiển nhiên này quá lâu:
Các giá trị “dân chủ” của họ, tự do, và tất cả những gì gọi là “đức tin gần như tôn giáo vào nền văn minh phương tây” mà họ đã lặp đi lặp lại, và cố gắng xuất khẩu trong 20 năm qua một cách vô ích.
Thật không may, nó đã không còn quan trọng và không còn thu hút khán giả nữa.
Cho dù có muốn hay không, phương tây sẽ càng đẩy nhanh sự suy thoái và mất chỗ đứng của mình.
Phương tây đã và đang làm mọi cách để giữ “cái ghế” của mình. Việc bỏ qua sự suy sụp tạm thời của chính mình, không phải là dấu hiệu của sức mạnh, mà là biểu hiện của sự yếu đuối.
Thế giới ngày càng ít tin tưởng vào “nền dân chủ” của phương tây, đồng thời hướng cái nhìn về phương đông.
Xem thêm: Paul Krugman: Giá Xăng Sẽ Giết Chết Nền Dân Chủ?
Sự suy yếu của phương tây
Thế giới mới đang kiên quyết chống lại phương tây và đã bám rễ ở phương đông trong nhiều thập kỷ; đang tận dụng điểm yếu của phương tây và có ý định chấm dứt sự thống trị của nó.
Đây không phải là một hoạt động có tổ chức, mà là chủ nghĩa cơ hội, nhưng hợp lý: Các quốc gia dần dần “rút quân” khỏi phương tây “cho” phương đông.
Trong nhiều thế kỷ, các nước phương tây đã giữ vị trí lãnh đạo thế giới và tạo ra các công cụ “hợp pháp hóa” và “tiêu chuẩn hóa” quốc tế của riêng họ.
Những công cụ này làm lợi cho phương tây, nhưng bề ngoài họ tạo ấn tượng về “chủ nghĩa đa phương” (đa phương mang lại lợi ích cho tất cả mọi người).
Nhưng chủ nghĩa đa phương đã tồn tại trong thời gian dài, bởi vì, chính các nước phương tây đã bắt đầu vi phạm nó.
Điều này cho thấy sự bất lực của LHQ và sự bất lực trắng trợn của “cộng đồng quốc tế” để ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia.
Phương tây không thể ngay lập tức thoát khỏi những cấu trúc cũ. Vì vậy, họ cần phải xây dựng lại mọi thứ và dựa vào cấu trúc trật tự thế giới mới, cái thực tế đã xuất hiện trong 70 năm qua.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, sự thống trị của đồng đô la (USD) trong thương mại quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ sức mạnh của Mỹ và kiềm chế ảnh hưởng của phương đông (trục Nga – Trung Quốc).
Ngay cả khi trong nhiều thập kỷ, Nga – Trung Quốc và “các chư hầu” kinh tế của họ đã đặt ra thách thức nguy hiểm cho quyền bá chủ này. Tuy nhiên, phương tây vẫn mạnh nhờ sự thống trị của đồng đô la Mỹ.
Thật không may, hơn một nửa số quốc gia trên thế giới đã từ bỏ hình thức chính phủ dân chủ một cách không thể thay đổi, để ủng hộ các chế độ độc tài.
Hiện tại, các quốc gia này đang ngày càng tiến mạnh hơn theo hướng này trong bối cảnh bị phương tây chỉ trích.
Họ thậm chí đang “tận dụng tình hình” để thúc đẩy mô hình ổn định chính trị của chính họ.
Chúng ta có thể gọi đó là chủ nghĩa dân túy, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, các nền dân chủ của chúng ta cũng đang mất dần sự cạnh tranh trước các “nhà dân chủ”, kể cả những nước ở ngay trung tâm châu Âu. Ví dụ, Hungary, dưới sự lãnh đạo của Orban, đã tham gia vào “trại” của kẻ thù.
Lỗi nằm ở văn minh phương tây
Trên thực tế, chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, mà Nga đã tiến hành trong 7 tháng qua, là một kiểu tăng tốc của lịch sử.
Không thể thích nghi với thực tế mới này, một châu Âu hy vọng giành được mọi thứ, lại có nguy cơ mất tất cả.
Cuộc xung đột đã tạo ra một đường đứt gãy văn minh mới.
Hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kyiv được cung cấp, nhưng bởi ai? Một châu Âu còi cọc bị áp đảo bởi cực hữu ở phía đông, và Mỹ bị xé nát bởi những kẻ cực đoan từ cánh hữu và cánh tả, cũng như tổ chức NATO, không được lòng nhiều người ở châu Âu.
Và ai đang đứng ở phía bên kia? Mặt khác: Trung Quốc, Ấn Độ, phần lớn châu Phi chịu ảnh hưởng của nhóm Wagner (có nghĩa là dưới ảnh hưởng của Nga), một phần châu Mỹ Latinh với nhà lãnh đạo Brazil Bolsonaro, người đã đến gặp Putin vào tháng 2/2022, một phần Trung Á vẫn nằm dưới ảnh hưởng của Nga.
Ngoài ra còn có một thực tế là, Nga được hàng triệu người ngầm ngưỡng mộ, những người không còn chịu đựng được chủ nghĩa “băng đảng” kiểu hội đồng của phương tây.
Có đúng là kế hoạch của phương tây là “chia cắt thế giới và cướp đi toàn bộ các quốc gia”, như Putin đã nói?
Việc Trung Quốc và Ấn Độ tương đối rụt rè, và gần đây bắt đầu chỉ trích hoạt động của điện Kremlin do các vấn đề kinh tế không mấy quan trọng so với dư luận của họ.
Hàng tỷ người Trung Quốc và Ấn Độ mơ ước chấm dứt sự thống trị thế giới của Hoa Kỳ.
Chúng ta đang ở một bước ngoặt lịch sử, khi sự “hy sinh” của Nga đối với phương tây, được nhiều người coi là yếu tố cần thiết cho sự khởi đầu của một “thế giới mới”.
Phương tây: Nền dân chủ mục mát
Phương tây, đặc biệt là châu Âu, sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đối mặt với thế giới mới.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu không, chúng ta sẽ bị bóp cổ, chết đuối và ném sang một bên đường!
Lần này chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc đụng độ thực sự của các nền văn minh, có lẽ là cuộc đụng độ đầu tiên kể từ khi nó được dự đoán vào năm 1991 bởi Samuel Huntington.
Sự “hy sinh thân mình” của Nga, và đây là cách hàng triệu người hiểu hành động của Nga, đang chờ đợi “giờ” của họ, sẽ làm hài lòng các chế độ chuyên quyền và săn mồi mới. Cuối cùng sẽ tạo cơ sở cho thế kỷ 21 vừa mới bắt đầu.
Ngoại giao và đối thoại là cần thiết nếu chúng ta không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh: Trao đổi quan điểm không phải là nhượng bộ đối phương, ngay cả khi quá trình giao tiếp như vậy không dễ dàng.
Cũng cần phải nỗ lực đáng kể để nghiên cứu và làm quen với những sức mạnh mới, mà chúng ta từ chối chủ yếu vì thiếu hiểu biết.
Chúng ta hy vọng rằng nhờ các mối liên hệ của chúng ta, họ sẽ có thể phát triển theo cách dân chủ “đúng đắn”.
Đây là mức tối thiểu mà chúng ta có thể hy vọng với dự đoán rằng, nền dân chủ sẽ lại thịnh hành trên hành tinh.
Sebastien Boussois. Tác giả có bằng tiến sĩ khoa học chính trị và giảng dạy về quan hệ quốc tế