SAU ĐÂY LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN VĂN MINH ĐÔNG VÀ TÂY
1. Người phương tây bản tính hiếu động, thật sự khó có thể ngồi im một chỗ. Họ sẽ khó chịu nếu không làm gì. Tâm trí họ luôn vọng động, làm cái này, hay cái kia.
Người phương đông ít hiếu động hơn. Họ thích trở về với bản thể để tìm kiếm chính mình, thấu hiểu chính mình.
2. Phương tây ưa chuộng “hữu danh”, họ sợ không còn ai nhớ đến mình, muốn ghi nhận công lao cho sự đóng góp của mình. Đó là lý do, người phương tây tạo ra các giải thưởng mang tên mình, lấy tên mình đặt tên đường, hay đặt tên các thành phố; tên các đại học thường là tên của một người nào đó. Khác với phương đông, người phương đông chú trọng cái vô danh hơn hữu danh. Tinh thần của phương đông là “vô kỷ, vô công, vô danh”. Vô kỷ là, không lấy làm của riêng, làm không phải chỉ vì chính mình. Vô công, không kể công khi làm một việc gì, đó là công lao của mọi người.
3. Phương tây có triết học, còn phương đông là đạo học. Các nhà triết học là những là tư tưởng. Họ đề ra các học thuyết, đặt ra những câu hỏi. Nói chung, các nhà triết học thường dựa trên trên chữ nghĩa. Nhưng diễn giải đến một lúc nào đó cũng tới hạn. Vì vậy, triết học phương tây đã và đang dừng lại.
Đạo học phương đông chỉ ra con đường tỉnh thức, thấu hiểu chính mình. “Tu tâm dưỡng tánh” theo con đường của đạo Phật, còn “minh tâm kiến tánh” là cách thức của đạo Khổng. Đạo học phương đông, cụ thể là thiền của đạo Phật là một công cụ để quay về với chính mình.
4. Quan niệm về hạnh phúc của người phương tây là chạy theo cái tôi. Họ thường nói, “cái tôi đáng ghét”. Còn phương đông, bỏ cái tôi đi, giảm thiếu lòng tham dục và sân hận đi, hạnh phúc sẽ hiện tiền.
5. Phương tây định lượng, còn phương đông định tính. Người phương tây thường rất thích định lượng mọi thứ, từ tính cách, nhân cách đến mọi vấn đề. Họ sẽ rất khó chịu khi một điều gì không đo lường được. Nhưng không phải vấn đề nào cũng có thể đo lường một cách cụ thể được. Họ thích tạo ra các chỉ số đo lường.
Phương đông hiểu rằng, một vấn đề có tính 2 mặt. Không có gì là tuyệt đối tốt và tuyệt đối xấu. Họ thiên về định tính hơn.
6. Quan niệm về thành công của phương tây là thâu tóm được nhiều vật chất, nhiều tiền bạc, xe cộ, tài sản.
Người phương tây họ sẽ có khó thể hình dung một người bại trận như Lưu Bị được ca tụng, trong khi người thành công như Tào Tháo lại bị nguyền rủa. Hay như Quan Vân Trường, không đánh người khi họ lâm vào thế yếu, luôn giữ được nét quân tử của đấng trượng phu.
7. Phương tây chú trọng vật chất. Vì vậy, họ thích chinh phục những thứ bên ngoài để thỏa mãn cái tôi của mình. Còn phương đông hướng đến giá trị tinh thần hơn. Tinh thần phải cao quý, là một người quân tử.
Một người quá chạy theo ngoại vật, thường sẽ thiếu về tinh thần bên trong. Nghèo nàn cái bên trong nên thường chạy theo ngoại vật bù đắp lại. Người phương đông hướng đến giá trị tinh thần hơn.
8. Phương tây rất lý trí. Lý trí thường dựa trên sự hợp lý và lợi ích. Quyết định của họ thường dựa trên lợi ích mang lại, ít dựa trên tình cảm.
Người phương đông dựa trên tình cảm. Tình cảm là một thứ gì đó khó diễn tả, chẳng hạn tình yêu quê hương thật sự khó diễn đạt.
9. Phương tây thích chinh phục thế giới và dùng đến chiến tranh tàn bạo để đạt được mục đích. Một Napoleon, đại đế Alexender, hay Hitler khó mà chịu được người như Phật Gotama hay Lão Tử của phương đông.
Người phương đông thích chinh phục chính mình, thắng được cái bản ngã là một điều rất khó. Chiều theo bản ngã hay cái tôi tham lam sân hận thì rất dễ.
10. Tôn giáo của phương tây là độc thần giáo. Một thiên chúa tạo ra loài người và thế giới này. Tin chúa sẽ lên thiên đường. Họ tạo ra thiên đường, vì tâm tính của họ. Họ thật sự khó chịu, khi tích lũy nhiều của cải, nhưng khi chết đi thì không mang đi được. Họ sợ hãi về sự biến mất, họ muốn được trường tồn.
Tôn giáo phương tây thường có “tính ép buộc”, có thể bằng chiến tranh.
Phương đông không có tôn giáo, chỉ có “đạo giáo”. Đạo giáo là mở, là chỉ ra con đường, ai muốn theo thì theo, không có sự cưỡng ép. Mỗi người có quyền lựa chọn con đường của riêng mình.
11. Tính phê phán. Phương tây thích biện luận các vấn đề, đánh giá các vấn đề, phê phán vấn đề, không phải phê phán con người. Vấn đề và con người là khác nhau.
Phương đông thì không phê phán, mỗi người có một nhân sinh quan khác nhau, tự do khác nhau, không thể lấy quan điểm của mình phê phán quan điểm người khác.
12. Phương tây xem trọng chủ nghĩa cá nhân. 18 tuổi là thoát ly khỏi gia đình, họ không thích sống cùng người thân. Vì tôn trọng cá nhân, nên trong gia đình, bố mẹ đánh con, con có thể gọi điện thoại cảnh sát đến bắt. Người phương tây “coi trọng” con chó hơn đàn ông.
Phương đông coi trọng giá trị của gia đình. Các thế hệ có thể sống cùng với nhau. Chữ hiếu là đạo làm con.
13. Về CHỮA BỆNH, cách chữa bệnh của phương đông dựa trên thảo dược và các bài thuốc, còn tây y là hóa chất. Phương tây vì chi tiết nên họ phân chia thành các chuyên môn như bác sĩ về mắt, về tim. Phương đông thì khác, con người là một tổng thể, nên không có sự phân chia rạch ròi.
Theo quan niệm phương đông, con người là một phần của tự nhiên, nên nó sẽ tuân theo những quy luật của tự nhiên. Cách chữa bệnh là tuân theo tự nhiên. Các học thuyết đông y sử dụng là âm dương và ngũ hành.
14. Phương tây thích nói thẳng và trực tiếp vào vấn đề. Họ không sợ mất lòng đối phương. Người phương đông vì tình cảm và sợ gây tổn thương cho người khác, nên thường sẽ nói tránh và chọn cách nói gián tiếp.
15. Phương tây cũng có bói toán và phương đông cũng vậy. Phương đông thường xem vận mệnh dựa trên tử vi, kinh dịch. Các học thuyết về tử vi cũng dựa vào thuyết âm dương ngũ hành. Nếu biết vận dụng sẽ rất hữu ích. Tất nhiên, nếu vận dụng sai, sẽ dễ đi vào con đường mê tín. Phương tây sử dụng chiêm tinh, bói bài Tà Rốt để xem vận mệnh.
16. Lịch phương đông dựa vào chu kỳ mặt trăng (âm lịch), phương tây là dương lịch (lịch mặt trời).
Sự khác biệt của đông và tây chỉ là tương đối. Ngày nay, văn minh vật chất phương tây đang thống trị. Tuy nhiên, chạy theo vật chất, đến một lúc nào đó, người phương đông sẽ nhìn lại. Nước Nhật, nước Hàn đã tây hóa. Họ mặc dù phát triển, nhưng trên thực tế, đã lệ thuộc vào thế giới phương tây (Mỹ) và đánh mất đi giá trị truyền thống của mình. Không biết người Nhật có hối hận khi chạy theo giá trị phương tây hay không?
Tài liệu tham khảo: Văn minh đông tây, Nguyễn Duy Cần
Dear: Bạn
Trên góc nhìn so sánh nhị nguyên thì vốn dĩ đã không toàn vẹn rồi, nếu nói thế giới phân cực về tư tưởng nhưng ngày càng xích lại gần nhau hơn để cùng nhìn về một hướng. Tây đang nhìn về Đông để mở rộng góc quan sát và chiêm nghiệm cái không thời gian, còn Đông cũng nhìn về thực tại để thấy được rằng, sự tiến hoá cũng là những bước lùi của lịch sử.
Việc so sánh mỗi người dựa trên góc nhìn riêng, có thể theo như bạn góc nhìn mình hạn hẹp, mình ghi nhận và cảm ơn ý kiến trên để hoàn thiện hơn.
Trân TRọng!