Chắc chắn là bạn đã từng xem rất nhiều phim. Bởi vì nó được chiếu hàng ngày trên truyền hình. Thông thường, nó thuộc thể loại phim truyền hình. Đặc điểm của phim truyền hình là nó có nhiều tập và thường sử dụng lời thoại để diễn tả chuyện phim.
Một loại phim khác là phim truyện nhựa hay phim nhựa. Nó thường chỉ có 1 tập kéo dài chừng 90 phút. Phim truyện nhựa thường được chiếu ở rạp. Khác với phim truyền hình, phim truyện nhựa sử dụng “hình ảnh chuyển động” để diễn tả chuyện phim. Đó là sự khác nhau giữa 2 thể loại này.
Trên thực tế, diễn tả phim bằng lời thoại sẽ dễ hơn bằng hình ảnh. Chính vì vậy, nhuận bút cho kịch bản phim nhựa thường sẽ cao hơn, gấp khoảng 10-15 lần phim truyền hình.
Cũng giống làm văn, có mở bài, thân bài và phần kết. Phim nhựa cũng tương tự. Mở đầu thường là đề cập đến bối cảnh và sự kiện xảy ra và làm thay đổi hoàn cảnh của nhân vật chính.
Phần thứ 2 đề cập đến hoàn cảnh sau khi nhân vật chính thay đổi. Phần ba chính là cái kết. Nói theo ngôn ngữ chuyên môn, 3 phần này có thể ví như 3 hồi. Hồi 1, hồi 2 và hồi 3 – theo kịch bản phim 3 hồi.
Một lưu ý, ban đầu từ một ý tưởng, nhà viết kịch bản sẽ xây dựng chuyện phim dựa trên ý tưởng đó. Chuyện phim đơn giản là câu chuyện nói về nhân vật chính.
Một điều hết sức lưu ý, ngôn ngữ kịch bản phim sẽ khác với ngôn ngữ kịch bản văn học. Ngôn ngữ kịch bản phim là cái mà đạo diễn có thể quay được bằng hình ảnh.
Ví dụ. Để diễn ta một người đang đói. Ngôn ngữ văn học có thể là “anh ấy đói cồn cào”. Nhưng ngôn ngữ kịch bản phim không thể diễn tả hay trình bày như vậy. Mà phải là “Miệng của hắn ta chảy nước miếng khi nhìn thấy một miếng thịt luộc”. Rõ ràng, “anh ấy đói cồn cào” làm sao đạo diễn có thể quay được. Đạo diễn chỉ có thể quay cảnh diễn tả sự đói.
Cuốn sách “Để Trở Thành Nhà Biên Kịch” của tác giả Nguyễn Quang Lập sẽ giúp cho những ai muốn tìm hiểu về biên kịch phim hoặc đơn giản là muốn hiểu cấu trúc một bộ phim. Đây là cuốn sách rất có giá trị về cách thức xây dựng một kịch bản phim truyện nhựa. Làm được kịch bản phim nhựa, bạn sẽ dễ dàng làm được kịch bản phim truyền hình.
Ngoài ra, cuốn sách cũng có vài trình bày kịch bản mẫu cho bạn tham khảo. Đây có thể nói là cuốn sách đầu tiên về kịch bản phim được viết một cách bài bản và dễ hiểu nhất tại Việt Nam.