Tác giả: Bharath Subramanya
Bạn có bao giờ thắc mắc, quy trình thanh toán bằng thẻ diễn ra như thế nào?
Theo Capital One Research, thống kê chi tiêu tiền mặt so với thẻ, người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán 70,2% tổng số giao dịch ‘bán lẻ’ (tại cửa hàng và trực tuyến).
Thanh toán thẻ là sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều chủ thể khác nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu các thủ thể tham gia vào quá trình thanh toán thẻ:
(1). Khách hàng sử dụng thẻ – Card Customers
(2). Tổ chức phát hành thẻ – Issuers
(3). Tổ chức xử lý thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ – Issuer Processors
(4). Thiết bị POS – Point of Sale
(5). Tổ chức chấp nhận thanh toán phía người bán – Merchant Acquirers
(6). Người hỗ trợ thanh toán – Payment Facilitators
(7). Bộ xử lý của người mua – Acquirer Processors
(8). Người bán – Merchants
(9). Mạng thẻ thanh toán – Card networks
(10). Kết nối Internet – An Internet connection
Chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán thẻ
(1). Khách hàng sử dụng thẻ
Khách hàng sử dụng thẻ là chủ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Các thẻ này có thể là vật lý, ảo hoặc được mã hóa như trong ví điện tử, chẳng hạn Apple Pay.
Để có được thẻ, khách hàng phải mở tài khoản với ngân hàng sau khi trải qua quá xác thực (know your client, KYC). Kiểm tra KYC thường sẽ bao gồm xác minh tên, địa chỉ, ssn (Hoa Kỳ) hoặc SIN (Canada), ngày sinh, số điện thoại và một số loại tài liệu nhận dạng vật lý.
(2) Tổ chức phát hành thẻ
Tổ chức phát hành thẻ thường là các ngân hàng, ví dụ như Bank of America. Ngân hàng phát hành thẻ có thể tính phí cho mỗi lần giao dịch thanh toán bằng thẻ.
(3). Tổ chức xử lý thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ
Nhà xử lý của ngân hàng phát hành thực hiện việc quản lý, ủy quyền, thanh toán bù trừ, giải quyết thẻ khi phát hiện và ngăn chặn gian lận. Ví dụ Fiserv, FIS.
(4). Thiết bị POS
Đây là thiết bị vật lý nơi bạn có thể quẹt hoặc chạm vào thẻ. Nếu trực tuyến, cổng thanh toán sẽ đảm nhận việc xử lý thanh toán.
(5). Tổ chức chấp nhận thanh toán phía người bán – Merchant Acquirers
Tổ chức chấp nhận thanh toán phía người bán thường là ngân hàng (tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng). Trước khi một cửa hàng bán lẻ có thể chấp nhận thanh toán online hoặc thẻ, họ phải ký một thỏa thuận với ngân hàng chấp nhận thanh toán.
Nếu không có thỏa thuận này, người bán sẽ không nhận được tiền khi giao dịch hoàn tất. Có 3 bên trong thanh toán thẻ, người mua, người bán và bên trung gian giữa người mua và người bán. Tổ chức chấp nhận thanh toán phía người bán là bên trung gian đó.
(6). Người hỗ trợ thanh toán – Payment Facilitators
Người hỗ trợ thanh toán là những công ty thiết lập và hỗ trợ cơ sở hạ tầng thanh toán mà người bán chấp nhận thanh toán thẻ. Người hỗ trợ thanh toán giúp những những doanh nghiệp nhỏ (chẳng hạn cửa hàng bán lẻ) tiếp cận dịch vụ tài chính.
Trong trường hợp một người mới bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hoặc một phần thanh toán bằng thẻ một phần bằng tiền mặt, họ thường không có lịch sử giao dịch tài chính với ngân hàng chấp nhận thanh toán phía người bán, khi đó, một trung gian thanh toán khác (thường là Fintech) có thể giúp người bán xử lý và chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng, chẳng hạn Square.
(7). Tổ chức xử lý thanh toán của người bán
Tổ chức xử lý thanh toán ‘xử lý’ giao dịch thanh toán từ POS đến ‘mạng lưới thanh toán’ được chấp nhận. Họ chấp nhận xử lý các phương thức thanh toán thông qua thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card). Họ cũng đảm bảo tài khoản của khách hàng có đủ tiền thanh toán hoặc thẻ tín dụng có đủ hạn mức để thanh toán giao dịch – dựa vào số thẻ của khách hàng, số tiền thanh toán, vị trí giao dịch, người bán. First Data và PayPal là ví dụ về người xử lý thanh toán.
(8). Mạng lưới thẻ
Có 2 loại mạng thẻ. Mạng lưới thẻ ‘mở’ (Visa, Mastercard) và mạng lưới thẻ ‘đóng’ (thẻ tín dụng Amex do American Express trực tiếp phát hành, Discover). Thẻ mở thường là một bên trung gian xử lý thanh toán. Thẻ mở thường được chấp nhận thanh toán rộng rãi hơn thẻ đóng (kín). Thẻ kín (đóng) được phát hành thông qua tổ chức phát hành thẻ (đóng vai trò như một ngân hàng phát hành thẻ) kết hợp với người bán. Lưu ý, thẻ mở (chẳng hạn Visa) không cần kết hợp với người bán, mà thường kết hợp với ngân hàng để phát hành thẻ.
(9). Người bán
Là doanh nghiệp, cửa hàng cung cấp dịch vụ/bán hàng hóa, ví dụ như Starbucks, McDonald’s.
(10). Kết nối internet
Cần phải kết nối internet để giao dịch có thể được xử lý.
Quá trình thanh toán thẻ diễn ra như thế nào?
Bạn mua một tách cà phê tại cửa hàng Starbucks và thanh toán bằng thẻ (do ngân hàng của bạn phát hành), thẻ chạm vào ‘máy’ POS để tiến hành thanh toán.
Khi đó, hệ thống hỗ trợ thanh toán (tổ chức hỗ trợ thanh toán) sẽ ‘làm việc’ với hệ thống xử lý thanh toán (tổ chức xử lý thanh toán phía người bán) để truyền thông tin đến ‘mạng thẻ’ thích hợp qua internet.
Mạng thẻ kiểm tra tính hợp lệ với hệ thống xử lý của tổ chức phát hành thẻ và gửi lại một thông báo cho biết ‘đã được phê duyệt hay bị từ chối’, truyền thông báo tương tự đến POS thông qua hệ thống xử lý thanh toán và/hoặc người hỗ trợ thanh toán và POS.
Toàn bộ quá trình diễn ra trong vòng 3 giây. Hai ngày sau, việc thanh toán bù trừ sẽ diễn ra đối với tài khoản ngân hàng của người bán với ngân hàng phát hành thẻ (của khách hàng).
Chi tiết quá trình thanh toán thẻ
(1). Khách hàng thanh toán bằng thẻ: Trả tiền cho người bán.
(2). Tổ chức phát hành thẻ: Phí giao dịch. Nếu là thẻ ghi nợ (debit card) tiền thanh toán sẽ trừ trên tài khoản của khách hàng. Nếu là thẻ tín dụng (credit card) khách hàng ‘có thể’ trả lãi suất cho tổ chức phát hành thẻ.
(3). Xử lý thanh toán của tổ chức phát hành thẻ: Phí giao dịch, do người bán trả (nếu có).
(4). Tổ chức chấp nhận thanh toán phía người bán – thường là ngân hàng (Merchant Acquirers): Chuyển tiền vào tài khoản của người bán.
(5). Người hỗ trợ thanh toán: Phí giao dịch. Các khoản phí khác chẳng hạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng (SaaS) để vận hành kinh doanh.
(6). Tổ chức xử lý thanh toán phía người bán (Acquirer Processors): Phí xử lý thanh toán do người bán chịu.
(7). Người bán: Doanh thu bán hàng (thu tiền).
(8). Mạng thẻ: Phí thẩm định giao dịch, phí lập báo cáo do người bán chịu.
Điểm thứ 8 giải thích lý do tại sao cửa hàng địa phương của bạn không chấp nhận thẻ Amex (do American Express phát hành), Amex là ‘mạng thẻ loại đóng’ thường tính phí cao hơn ‘thẻ loại mở’.
Hình minh họa: Fintech, hệ thống thanh toán thẻ. Ảnh Freepik