Putin Đã Đúng Khi Nói: Mỹ Sẽ Sớm Chán Ukraine!

Putin đã đúng khi đánh cược rằng, phương Tây sớm muộn gì cũng sẽ chán Ukraine. Xung đột Nga – Ukraine làm cho Mỹ khá mệt mỏi

Ảnh minh họa: Tổng thống Putin và tổng thống Mỹ George Bush ăn tối cùng các lãnh đạo G8. Prigozhin đứng bên phải, Saint-Petersburg, Nga, ngày 19 tháng 7 năm 2006. Nguồn ảnh: Sergei Zhukov

Có lẽ chính sách đối ngoại của Mỹ đang tiếp cận theo cách mà tổng thống Nga Putin nhìn nhận!

Chiến lược đánh bại Ukraine của tổng thống Nga Vladimir Putin có thể được tóm tắt trong một đoạn đáng chú ý từ cuộc phỏng vấn hồi tháng 2/2024 với cựu người dẫn chương trình truyền hình Tucker Carlson.

Trả lời câu hỏi về khả năng Mỹ can thiệp vào những gì đang diễn ra ở Ukraine, ông chủ Điện Kremlin đã trả lời bằng câu hỏi ngược lại: “Ông (hàm ý Mỹ) không còn việc gì để làm à”?

Với sự biến động trên chính trường Mỹ, Putin dường như đang đến gần hơn bao giờ hết với câu trả lời của mình.

Đồng minh quan trọng nhất của Ukraine, tổng thống Joe Biden, đang sa lầy vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình. Các đảng viên Đảng Dân chủ đang liên tục thúc dục Biden rút lui khỏi cuộc bầu cử năm 2024 (và ông ấy đã chính thức tuyên bố rút lui, biên tập).

Cựu tổng thống Donald Trump, người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, đã chọn một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất việc Mỹ viện trợ cho Kiev làm ứng cử viên phó tổng thống (JD Vance).

Tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa hôm thứ 5 (tháng 7/2024), Trump một lần nữa tuyên bố ý định chấm dứt xung đột – và dường như phản ánh lối hùng biện của Putin, cảnh báo về nguy cơ xảy ra “chiến tranh thế giới thứ ba”.

Với những điều trên, có khả năng chính sách đối ngoại của Mỹ đang gần với cách Putin nhìn nhận: Một nhận thức theo chủ nghĩa biệt lập về các sự kiện trong đó người Mỹ ít chú ý đến Ukraine hơn người Nga. Với cách tiếp cận này, việc từ chối hỗ trợ thêm cho Kiev chỉ là vấn đề thời gian, như đã từng xảy ra với Afghanistan vào năm 2021.

Ở Moscow, các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ các cuộc thăm dò dư luận và tin tức từ Hoa Kỳ, trong khi truyền hình nhà nước và các blogger ủng hộ Điện Kremlin đưa tin chi tiết về thượng nghị sĩ JD Vance là ứng cử viên phó tổng thống.

Sau khi phân tích kết quả cuộc thăm dò, cựu giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, Dmitry Trenin kết luận rằng, “bất kỳ vấn đề nào về chính sách đối ngoại đều ít được cử tri Mỹ quan tâm”.

Trenin, hiện là giáo sư tại Trường kinh tế cao cấp ở Moscow, giải thích: “Tính toán chiến lược của Putin là sớm hay muộn người Mỹ cũng sẽ mệt mỏi”. Ông đã gọi các mục tiêu quân sự của Nga là “hoàn toàn có thể chấp nhận được”.

Các cuộc thăm dò cho thấy trong khi hầu hết người Mỹ ủng hộ việc duy trì hoặc thậm chí tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống Nga, họ lại không xem vấn đề này là yếu tố then chốt cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2024 sắp tới.

Vào tháng 4 năm 2024, 50% người Mỹ trưởng thành được khảo sát lập luận rằng, việc hạn chế ảnh hưởng của Nga nên là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Washington.

Đồng thời, chỉ có 23% số người được hỏi có cùng quan điểm về việc giúp đỡ Kiev. Và khi cổng thông tin Yougov khảo sát công dân Hoa Kỳ về 28 điểm trong chương trình của Biden, vấn đề ít phổ biến nhất (chỉ 30% số người được hỏi ủng hộ) là đề xuất “thực hiện cam kết cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga trong thời gian tới – 10 năm tới”.

Mặt khác, Putin lập luận rằng, ông muốn đạt được công lý lịch sử: Như ông từng nói, mô tả việc bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt như một phần của cuộc xung đột hiện hữu với phương Tây, Ukraine là một phần hợp pháp của Nga.

Tổng thống Nga Putin trong nhiều năm đã xây dựng học thuyết chính sách đối ngoại của mình dựa trên ý tưởng, nước Mỹ được cai trị bởi một tầng lớp tinh hoa chống Nga đang tìm cách thiết lập quyền bá chủ toàn cầu thay vì bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ – và Moscow có thể đợi cho đến khi tầng lớp đó mất quyền lực.

Rủi ro cao: Putin đang gánh chịu những tổn thất tài chính và nhân lực đáng kể khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo các nhà phân tích, Putin kỳ vọng theo thời gian, phương Tây do Mỹ dẫn đầu sẽ ngừng trang bị vũ khí cho Kiev và thúc đẩy giới lãnh đạo Ukraine ký kết một thỏa thuận ngừng bắn theo các điều kiện của Moscow.

“Bạn gặp vấn đề ở biên giới, với người di cư, với nợ quốc gia”, Putin nói với Carlson vào tháng 2/2024. “Đàm phán với Nga chẳng phải dễ dàng hơn sao”?

Xem thêm: Quan Điểm Của JD Vance Về Ukraine, Iran, Israel và Trung Quốc?

Việc Carlson được lựa chọn là người Mỹ đầu tiên phỏng vấn Putin kể từ năm 2021 đã nói lên nhiều điều.

Cựu người dẫn chương trình Fox News, người thường lặp lại nhiều quan điểm của Putin về Ukraine trong các bài phát biểu của mình, là một nhân vật quan trọng đối với những người ủng hộ Trump, người được Moscow đánh giá là một chính trị gia có khả năng sẵn sàng đối thoại.

Trong bài phát biểu tại đại hội Đảng Cộng hòa (tháng 7 năm 2024), Carlson cho biết quân đội Mỹ tốt hơn nên tập trung vào việc ngăn chặn buôn bán ma túy hơn là giúp đỡ Kiev.

Nhà báo lưu ý: “Có vẻ như tổng tư lệnh tối cao của chúng ta đang sử dụng quân đội để bảo vệ đất nước hoặc tính mạng của người dân? Không, tất cả là vì Ukraine”.

Tuy nhiên, có lẽ còn quá sớm để Putin vui mừng. Trước đây, ông đã nhiều lần mắc sai lầm khi đánh giá chính sách của Mỹ.

Năm 2016, Điện Kremlin đã đặt cược vào Trump, nhưng kết quả là Trump đã chấp thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine và thắt chặt các lệnh trừng phạt chống Nga.

Năm 2022, sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Moscow đã quá bất ngờ trước phản ứng gay gắt chưa từng có của phương Tây, đến mức không kịp rút hàng trăm tỷ USD (khoảng 300 tỷ USD) – tài sản của mình về nơi trú ẩn an toàn. Kết quả là các tài sản này đang bị EU (phần lớn nằm tại EU, biên tập) và Mỹ đóng băng.

Giờ đây, các quan chức cấp cao của Nga và các blogger có liên quan đến Điện Kremlin thận trọng hơn trong các phát biểu của họ so với năm 2016, khi họ lớn tiếng mô tả triển vọng tái đắc cử của Trump là một thành công đối với Nga.

Thư ký báo chí của tổng thống Nga, Dmitry Peskov, đã nói với các phóng viên rằng “dưới thời Trump, không có điều gì đặc biệt tốt đẹp được thực hiện cho Nga ở Hoa Kỳ”.

Lần này, Putin tuyên bố rằng ông muốn Biden giành chiến thắng, lấy kinh nghiệm và khả năng dự đoán về hành vi của tổng thống Mỹ hiện tại làm lý lẽ. Không rõ liệu nhà lãnh đạo Nga có phát ngôn chân thành hay không, vì những lời ủng hộ từ ông chủ Điện Kremlin có thể làm tổn hại đến hình ảnh của ứng cử viên tổng thống trong mắt cử tri Mỹ.

Ivan Timofeev, tổng giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, một tổ chức nghiên cứu thân cận với chính phủ, giải thích: “Có rất nhiều hy vọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump”. “Nhưng ngay cả khi đó, ông ấy cũng không thể thiết lập lại mối quan hệ”.

Bản thân Timofeev đã góp phần vào những sự kiện diễn ra: Những tuyên bố mà ông đưa ra vào năm 2016 liên quan đến các cuộc gặp ‘có thể xảy ra’ giữa các đại diện chiến dịch tranh cử của Trump với chính phủ Nga đã góp phần thúc đẩy cuộc điều tra của Robert Mueller, công tố viên đặc biệt điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Ở Nga, cuộc điều tra được xem là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một “nhà nước ngầm” (những người quyền lực đứng sau hậu trường, biên tập) ở Mỹ, nơi các đại diện của họ sẽ không bao giờ đồng ý bầu ra một nhà lãnh đạo có ý định cải thiện quan hệ với Moscow – ngay cả khi ông ta được bầu sau khi hứa làm điều đó. Trump cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.

Theo Timofeev, tình trạng tồi tệ trong quan hệ Nga-Mỹ không phụ thuộc vào những thay đổi trong môi trường chính trị. Ông nói thêm: “Mối quan hệ đang ở trạng thái tồi tệ và ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian”. “Tôi không thấy bất cứ điều gì có thể thay đổi tình hình”.

Quả thực, nhiều người Nga cho rằng, cả Ukraine và Nga đều không nằm trong số những chủ đề tranh luận phổ biến trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ về viện trợ cho Ukraine, JD Vance không đề cập đến cuộc xung đột Nga – Ukraine trong đại hội Đảng Cộng hòa (tháng 7 năm 2024).

Xem thêm: Quan Điểm Của JD Vance Về Ukraine, Iran, Israel và Trung Quốc?

Trump cũng vậy, trong đại hội Đảng Cộng hòa (tháng 7 năm 2024) không tiết lộ chi tiết về kế hoạch chấm dứt “cuộc đối đầu khủng khiếp giữa Nga và Ukraine”.

Tuy nhiên, Trump cho rằng, hành tinh này đang “đóng băng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”, lặp lại cảnh báo của Putin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự giữa Nga và NATO.

Tại Nga, nhiều ý kiến ​​cho rằng người Mỹ chưa quan tâm đúng mức đến những cảnh báo của tổng thống Nga.

Ekaterina Moore, một nhà phân tích người Mỹ gốc Nga có trụ sở tại Washington, cho biết: “Người Mỹ thảo luận về Nga ít thường xuyên hơn so với người Nga thảo luận về Mỹ. Và tất nhiên ở Nga, họ thực sự muốn thu hút nhiều sự quan tâm hơn của người Mỹ”.

Gần đây, Moore thường thức dậy lúc ba, bốn giờ sáng để xuất hiện trong các chương trình trò chuyện trên truyền hình Nga với tư cách là một chuyên gia về chính trị Mỹ.

Trong những chương trình như vậy, nhiều vấn đề mà Nga phải đối mặt – nền kinh tế quá nóng, tổn thất quân sự lớn và hệ thống chính trị trong đó mọi quyền lực tập trung vào tay một người – đều được ‘che đậy’.

Thay vào đó, những người dẫn chương trình dành nhiều thời gian cho hệ thống chính trị Mỹ, hệ thống mà cả họ và khách mời của chương trình đều mô tả là “không bền vững” và “bị hỏng”.

Các chính trị gia Mỹ không có “tầm nhìn 20 năm giống như Putin”, Moore nói. “Rất nhiều điều đã xảy ra trong ký ức của ông ấy”.

Ảnh minh họa: Tổng thống Putin và tổng thống Mỹ George Bush ăn tối cùng các lãnh đạo G8. Prigozhin đứng bên phải, Saint-Petersburg, Nga, ngày 19 tháng 7 năm 2006. Nguồn ảnh: Sergei Zhukov

Tác giả: Anton S. Troianovski

Nguồn: Anton S. Troianovski – nytimes.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang