Nước Mưa Độc Hại Ở Khắp Mọi Nơi: Nó Chứa Chất Gây Ung Thư PFAs

Các nhà khoa học cho biết mức độ độc hại “mãi mãi” trong khí quyển cao đến mức nước mưa ở khắp mọi nơi đều chứa một lượng ‘chất độc hại’ không an toàn cho nhu cầu tiêu dùng lâu

Các nhà khoa học cho biết mức độ độc hại “mãi mãi” trong khí quyển cao đến mức nước mưa ở khắp mọi nơi đều chứa một lượng ‘chất độc hại’ không an toàn cho nhu cầu tiêu dùng lâu dài của con người. 

Các chất ô nhiễm độc hại được gọi là các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAs), đôi khi được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” vì chúng phân hủy rất chậm theo thời gian, hiện diện ở mức độ cao trong các môi trường trên khắp thế giới – đến mức các nhà khoa học tin rằng, mức độ ô nhiễm phổ biến hiện đã vượt quá mức an toàn – một nghiên cứu mới cho biết.

Những hóa chất này có trong không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống, mưa rơi xuống cộng đồng và thậm chí là máu của chúng ta.

Ô nhiễm PFAs được biết là có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, nhưng tác động đầy đủ của việc phơi nhiễm đối với sức khỏe con người và sinh thái vẫn chưa được biết đến.

Trước nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về sự ô nhiễm này, nhóm các nhà khoa học do Cousins, giáo sư khoa học môi trường tại Đại học Stockholm dẫn đầu, đã tiến hành các cuộc nghiên cứu thực địa đối với 4 loại hợp chất PFAs và phân tích với các phép đo khác nhau. 

Nhóm nghiên cứu hiện cảnh báo rằng: “Ngay cả ở những vùng xa xôi và dân cư thưa thớt, chẳng hạn như Nam Cực và cao nguyên Tây Tạng, các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt nhất về PFAs đều bị vượt quá”, theo một nghiên cứu được công bố tuần trước trên Tạp chí khoa học – công nghệ môi trường. 

Một phần của điều này liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn của PFAs, vốn đã giảm mạnh ở nhiều quốc gia, khi bằng chứng về những tác động xấu của chúng đã được đưa ra. Ví dụ, giá trị hướng dẫn về nước uống mới được ban hành từ Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho một loại PFA gây ung thư – cụ thể nhỏ hơn 37,5 triệu so với tiêu chuẩn cũ.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng các khu vực nơi mọi người sinh sống sẽ bị ô nhiễm nên không thể thực hiện được các nguyên tắc ở đó”, Cousins ​​cho biết.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên về mức độ thấp về các tiêu chuẩn sức khỏe mới của EPA Hoa Kỳ đối với PFOS và PFOA trong nước uống. Chúng đã được xuất bản trong khi chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu”. 

Cousins ​​nói thêm rằng đó là “một bất ngờ lớn” khi phát hiện ra rằng “mưa ở khắp mọi nơi trên thế giới sẽ bị ô nhiễm theo các tiêu chuẩn này”.

Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ô nhiễm PFAS đã vượt qua ranh giới an toàn của chúng ta.

“Dựa trên 4 loại PFAs được xem xét ở đây: Ở nhiều khu vực có con người sinh sống, mức độ an toàn đối với PFAs đã bị vượt quá – dựa trên mức độ trong nước mưa, nước bề mặt và đất, chúng bị ô nhiễm rộng rãi khắp mọi nơi”, các nhà nghiên cứu cho biết trong nghiên cứu. 

Bắt đầu từ những năm 1940, các nhà sản xuất đã phát triển hàng nghìn PFAs khác nhau để sử dụng trong các sản phẩm như dụng cụ nấu ăn – chảo chống dính, vải chống ố và quần áo không thấm nước. 

Các liên kết phân tử mạnh mẽ tương tự làm cho PFAs rất linh hoạt về mặt thương mại, cho thấy chúng thật nguy hiểm đối với sức khỏe hơn khi ngấm vào nguồn nước.

Sự nguy hiểm của PFAs đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, đó là lý do tại sao phần lớn các nhà sản xuất ở hầu hết các quốc gia đã ngừng sản xuất chúng, ngoại trừ Trung Quốc. 

4  loại PFAs này cực kỳ bền bỉ, ngay cả sau khi ngừng phát thải sơ cấp, chúng vẫn còn trong môi trường và tiếp tục quay vòng (chủ yếu là trong thủy quyển)”.

Mặc dù có những công nghệ làm sạch có thể giúp loại bỏ những hóa chất này, nhưng rất tốn kém và sẽ không thể loại bỏ PFAs hoàn toàn để đáp ứng các giới hạn an toàn mới.

“Những công nghệ này có thể được sử dụng để làm sạch nước uống, nước thải hoặc đất bị ô nhiễm, nhưng theo hiểu biết của chúng tôi thì không đến mức thấp như trong hướng dẫn của EPA Hoa Kỳ”, Cousins ​​nói. 

Ngoài việc gây sức ép buộc Trung Quốc ngừng sản xuất và tiêu thụ 4 loại PFAs.  

Nhà khoa học kết luận: “Chúng sẽ từ từ hòa tan vào các đại dương sâu. Chúng ta cũng có thể ngăn chặn việc rửa trôi từ các bãi chôn lấp cũ (bằng cách niêm phong các bãi chôn lấp và xử lý nước rỉ rác) và đảm bảo rằng các chất thải cũ được đốt ở nhiệt độ cao. Về các PFAs khác: Chỉ sử dụng chúng nếu thực sự cần thiết. Nếu không, hãy thay thế việc sử dụng PFAs bằng các chất thay thế an toàn và bền vững”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang