Bạn có muốn chất độc tích tụ trong cơ thể? Hãy cố gắng tránh những thực phẩm này nếu không muốn gây hại cho những quả thận của mình.
Theo tây y, thận có chức năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, sản xuất các loại Hormone và làm sạch máu (lọc máu).
Nếu thận làm việc không hiệu quả, nó có thể làm chất độc tích tụ trong cơ thể, không thải ra ngoài được. Điều này thật sự rất nguy hại.
Bạn có muốn cơ thể của mình là “cái thùng” chứa chất độc?
Tất cả những thực phẩm, thuốc, sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chúng ta sử dụng hằng ngày đều sẽ được 2 quả thận lọc qua trước khi trở lại vào máu.
Phần lớn, những thứ chúng ta cho là tốt, có thể không tốt cho 2 quả thận. Ví dụ, thuốc tây là để điều trị bệnh, nhưng nó gây hại cho thận nếu sử dụng nhiều và lâu dài.
Hút thuốc lá và uống rượu là “kẻ thù” của thận. Ngoài ra, muối và các loại phụ gia thực phẩm, phụ liệu thuốc điều trị sẽ làm gia tăng mức nguy hại đối với thận.
Có bao giờ bạn suy nghĩ, nếu 2 quả thận ngừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe hay không?
Chắc chắn sự ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tránh những thực phẩm, thuốc tây, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hết sức có thể để tránh làm thận suy yếu.
Tất nhiên, khi mắc bệnh thì phải dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung. Cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe để không mắc bệnh.
Các bệnh về thận ngày càng gia tăng ở các nước phương Tây, do lối sống của họ. Thực phẩm chế biến công nghiệp, sử dụng thuốc tây và các thực phẩm bổ sung là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến thận.
Ở nước Anh, tình trạng ung thư thận ngày càng gia tăng, tại Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 7,5 triệu người đang đương đầu với bệnh thận mãn tính. Mỹ cũng vậy, tình trạng bệnh về thận ở mức báo động.
Xem thêm: Bệnh Thận Và Chăm Sóc Thận Như Thế Nào?
Những thực phẩm nào không tốt cho thận?
Muối ăn
Hạn chế ăn quá nhiều muối để không tổn hại và làm suy giảm chức năng thận.
Thực phẩm chế biến đóng gói như súp, rau đóng hộp, thịt đóng hộp, Pizza, nước xốt, các loại gia vị đóng hộp chứa nhiều muối, vì vậy nên hạn chế sử dụng chúng đến mức tối thiểu có thể.
Thịt đỏ
Ăn quá nhiều thịt có thể làm mệt mỏi thận. Thận mệt mỏi sẽ kéo theo sức khỏe suy giảm. Protein trong thịt có thể tăng gánh nặng cho thận khi phải cố gắng để loại bỏ các chất cặn bã.
Cơ thể chúng ta cần thịt, nhưng cần ở mức độ hợp lý, chứ không phải dư thừa và ăn quá mức. Nếu thận quá mệt mỏi, đến một lúc nào đó, bạn có thể phải chạy thận nhân tạo.
Sữa
Sữa là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm đến đó là loại sữa nào? Sữa công thức thường sẽ có thêm chất phụ gia, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp.
Sử dụng lâu dài có thể sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, phần lớn các loại sữa là tiệt trùng, các nhà sản xuất thường bổ sung thêm các loại Vitamin và khoáng chất. Không may, chúng là Vitamin và khoáng chất dưới dạng tổng hợp.
Ngoài ra, chất kháng sinh có thể tồn tại trong sữa, nếu như những chú bò không được chăn nuôi đúng cách. Kháng sinh tồn tại trong sữa qua 2 con đường, một là thức ăn thông qua cám, hai là bò (dê) được tiêm kháng sinh để tăng chống chọi lại bệnh tật.
Một vấn đề nữa, Phốt pho trong sữa nếu ở mức cao có thể tăng áp lực cho thận.
Cam và nước cam
Cam chứa nhiều Vitamin C, nhưng chúng lại có thể chứa nhiều Kali. Nếu có vấn đề về thận, hãy sử dụng vừa phải. Kali nếu không được đào thải sẽ gây hại cho thận.
Chuối
Chuối là loại trái cây chứa nhiều Kali. Nó thật sự không phải là trái cây lý tưởng cho người mắc bệnh thận. Hãy tránh chúng nếu không muốn thận làm việc quá tải. Cách tốt nhất là ăn hạn chế, chẳng hạn 2 ngày 1 trái là hợp lý.
Tác giả: Nguyễn Hồng Miên