Những Khó Khăn Các Nhà Khởi Nghiệp Thường Gặp Phải?

Khởi nghiệp kinh doanh luôn đối mặt với những khó khăn và thử thách. Làm thế nào để nhà khởi nghiệp vượt qua những thử thách!

Thử thách các công ty khởi nghiệp thường gặp phải. Ảnh Freepik

Tác giả: Muhammad Sanajla

Các công ty khởi nghiệp phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt khi họ sa thải nhân viên và cắt giảm chi phí đáng kể, do khó khăn về kinh tế. Đồng thời, có những câu hỏi lớn đặt ra về việc trí tuệ nhân tạo (AI) – có thể cách mạng hóa vận hành của các công ty như thế nào?

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Theo Ngân hàng thế giới (WB), “tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​sẽ chậm lại trong năm thứ 3 liên tiếp – từ 2,6% năm 2023 xuống còn 2,4% vào năm 2024 – dưới mức trung bình của thập kỷ này”.

WB gọi 2024 là năm “hoạt động yếu kém nhất trong nửa thập kỷ”. Chiến tranh và tình trạng bất ổn ở Nga, Ukraine và khu vực Trung Đông cũng góp phần làm trầm trọng thêm khó khăn đối với công ty khởi nghiệp, dẫn đến việc rút vốn đầu tư khỏi các nền kinh tế mới nổi, theo Forbes.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 thách thức quan trọng nhất, mà các công ty khởi nghiệp trên thế giới, phải đối mặt, dựa trên ý kiến ​​của các chuyên gia khởi nghiệp và các tạp chí chuyên ngành như Forbes, Medium và TTech.

1. Khó khăn tài chính

Thách thức quan trọng nhất mà các công ty khởi nghiệp phải đối mặt là thiếu vốn hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp – đầu tư vào dự án hoặc công ty khởi nghiệp.

Vì nhiều nhà khởi nghiệp còn trẻ, nên điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc tạo dựng lòng tin của các nhà đầu tư, do họ thiếu kinh nghiệm, và sự thành công của bất kỳ ý tưởng nào đều cần có sự hiện diện của một đội ngũ chuyên gia tài năng phù hợp, có khả năng; một mặt để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, mặt khác có khả năng học hỏi và phát triển để theo kịp tốc độ phát triển khoa học và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.

Xem thêm: Thị Trường và Khác Biệt: 2 Yếu Tố Giúp Khởi Nghiệp Thành Công

Làm thế nào các công ty khởi nghiệp (start-up) có thể vượt qua trở ngại này?

Nhà kinh tế Marshall Hargrave đưa ra lời khuyên quan trọng cho các nhà khởi nghiệp trẻ để khắc phục vấn đề này, trong đó quan trọng nhất là xây dựng tính linh hoạt về tài chính:

– Đa dạng hóa nguồn thu nhập, “không để tất cả trứng vào một giỏ”.

– Xây dựng kế hoạch dự phòng cho các kịch bản kinh doanh khác nhau.

– Đảm bảo chi phí cố định bất cứ khi nào có thể.

– Duy trì dự trữ tiền mặt để sử dụng khi cần thiết.

2. Thử thách công nghệ

Những đổi mới kỹ thuật đang thay đổi chưa từng có. Mỗi ngày đều có những điều mới mẻ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) với nhiều biểu hiện khác nhau, và mỗi bước nhảy vọt sẽ mở ra những cơ hội mới đồng thời đe dọa các mô hình kinh doanh cũ.

Theo cổng thống kê ‘Statista’ kỳ vọng thị trường trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu sẽ đạt 126 tỷ USD vào năm 2025.

Các công ty khởi nghiệp có tầm nhìn tương lai phải thích ứng với những tiến bộ công nghệ, chẳng hạn:

Theo kịp những thay đổi công nghệ nhanh chóng: Các công ty khởi nghiệp phải bắt kịp bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển để duy trì tính cạnh tranh.

Tích hợp trí tuệ nhân tạo: Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào quy trình kinh doanh và ra quyết định có thể là một thách thức đối với các công ty khởi nghiệp, nhưng đó là điều cần phải vượt qua để các công ty này có thể trụ lại trên thị trường.

Các mối đe dọa an ninh mạng: Việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và đảm bảo áp dụng các biện pháp an ninh mạng là rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, đây cũng là một thách thức khác cần phải thích ứng.

3. Thử thách duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Điều này cực kỳ quan trọng nếu các công ty khởi nghiệp muốn duy trì sự tồn tại của mình. Để thành công, công ty khởi nghiệp phải nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng – bằng cách theo dõi phản hồi của người dùng và chú ý đến sự cạnh tranh trong ngành.

Một số công ty khởi nghiệp cố tình giảm giá sản phẩm của mình để cạnh tranh, nhưng trong nhiều trường hợp, các dự án này rơi vào bẫy chất lượng, tức là để giảm chi phí, chúng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm, chẳng hạn sử dụng nguyên liệu có giá thấp hơn (kém chất lượng) và đây được gọi là ‘thử thách bền vững về chất lượng’.

Để vượt qua thách thức này, các công ty khởi nghiệp nên nỗ lực thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách:

Hiểu nhu cầu của khách hàng: Các công ty khởi nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường toàn diện để hiểu được sở thích và nhu cầu của khách hàng.

Cung cấp trải nghiệm khách hàng đặc biệt: Cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch và được cá nhân hóa là điều quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp.

Sản phẩm phù hợp với thị trường: Xác định đúng thị trường mục tiêu và đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường là một thách thức đối với các công ty khởi nghiệp.

Đổi mới liên tục: Để dẫn đầu và tăng tính cạnh tranh đòi hỏi công ty khởi nghiệp phải cam kết liên tục phát triển và đổi mới sản phẩm.

4. Thử thách marketing và truyền thông đối với các công ty khởi nghiệp

Các công ty khởi nghiệp có thể gặp áp lực về thời gian khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng, vì các nhà đầu tư muốn thấy lợi tức đầu tư trên số tiền họ đã bỏ ra và các công ty khởi nghiệp cũng muốn gây ảnh hưởng trong những năm đầu đối với khách hàng.

Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường có thể phải trải qua rất nhiều thử nghiệm và sai sót, không chỉ tốn thời gian mà còn cả tiền bạc. Bạn đưa sản phẩm ra thị trường càng lâu thì càng mất nhiều thời gian để thu được những lợi ích cuối cùng cho công ty của bạn.

Vì vậy, công ty khởi nghiệp nên chú ý:

Phát triển chiến lược marketing hiệu quả: Bằng cách khai thác mạng xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và dựa vào những người có ảnh hưởng (KOL) để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tạo nhận thức về thương hiệu: Xây dựng nhận diện thương hiệu và thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường là một thách thức đối với các công ty khởi nghiệp trong những năm đầu thành lập và chiến lược tiếp thị phải tính đến điều này.

5. Thử thách tính kiên nhẫn

Có lẽ đây là thử thách quan trọng nhất, đó là sự kiên nhẫn khi gặp khó khăn, không bỏ cuộc trước khó khăn và không ngừng tìm kiếm giải pháp để vượt qua mọi thất bại mà bạn gặp phải, vì dự án nào cũng phải đối mặt với những thử thách, đó là điều đương nhiên trong những giai đoạn đầu.

Do đó, khả năng vượt qua thử thách là rất quan trọng đối với các nhà sáng lập khởi nghiệp!

Ảnh minh họa: Thử thách các công ty khởi nghiệp thường gặp phải. Nguồn ảnh: Freepik

Nguồn: Muhammad Sanajla – aljazeera.net – Qatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang