Nho Giáo và Ô Nhiễm Môi Trường Ở Trung Quốc

Với sự hiểu biết thông thường, chúng ta thường cho rằng, Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới – là một nước gây ô nhiễm kinh niên, Trung Quốc đặt phát triển kinh tế lên trên vấn

Khổng Tử. Ảnh: Kevinsmithnyc/ Wikipedia, CC BY-SA

Với sự hiểu biết thông thường, chúng ta thường cho rằng, Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới – là một nước gây ô nhiễm kinh niên, Trung Quốc đặt phát triển kinh tế lên trên vấn đề bảo vệ môi trường.

Vì vậy, những động thái gần đây của Trung Quốc hướng đến bảo vệ môi trường rõ ràng đã khiến một số người phải ‘nhướng mày’. Nhưng có nên như vậy không? Bởi từ hàng ngàn năm qua, các nhà lãnh đạo và cai trị Trung Quốc có truyền thống lựa chọn tăng trưởng kinh tế nhiều hơn tính bền vững về môi trường – họ đã xem xét những lựa chọn thay thế và hậu quả đối với hành động tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế của mình.

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Obama đã đưa ra một thông báo chung – họ tuyên bố sẽ hợp lực để cùng nhau chống biến đổi khí hậu.

Ở trong nước, chính phủ Trung Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Năm 2008, chính quyền “Hu-Wen” (Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo) đã nâng cấp Cục bảo vệ môi trường nhà nước (SEPA) lên cấp bộ và thành lập Bộ bảo vệ môi trường.

Năm 2014, Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, đã thông qua luật môi trường chặt chẽ hơn, cho phép phạt tiền hàng ngày liên tục đối với những người vi phạm nhiều lần và khiến việc báo cáo thiệt hại về môi trường trở nên dễ dàng hơn. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một thông tư yêu cầu chính quyền địa phương tuân thủ luật môi trường mới.

Sự nhầm lẫn của Nho giáo

Các nhà phân tích đã lập luận rằng, nguồn gốc Nho giáo của Trung Quốc “đã thúc đẩy các chính sách hướng đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cản trợ việc bảo tồn môi trường và thiên nhiên”.

Sách Lễ (Lễ Ký hay Kinh Lễ  – 禮記), một trong những văn bản cổ điển của Trung Quốc được các học giả Nho giáo tôn sùng, hướng dẫn: “Đừng để lại những nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác”.

Các nhà Nho lập luận rằng, các quốc gia nên cung cấp sinh kế cho người dân của họ và để làm được như vậy, họ phải khai thác ‘sự giàu có’ của thiên nhiên. Những người khác lấy những đoạn như thế này làm cái cớ để thao túng môi trường vì vinh quang của nhà nước. Nhưng những quan điểm này chỉ chiếm một khía cạnh nhỏ trong giáo lý Nho giáo.

Trên thực tế, tư tưởng Nho giáo bao gồm cả vấn đề thúc đẩy đạo đức, vừa phát triển vừa “bảo tồn” thiên nhiên. Mạnh Tử, nhà tư tưởng vĩ đại thứ 2 của Nho giáo (phiên bản sau của Nho giáo), lập luận rằng, quản lý tài nguyên khôn ngoan là rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người – và khuyến khích ý tưởng rằng, việc hạn chế thu hoạch là điều cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục có sẵn (không bị cạn kiệt).

Mạnh Tử viết: “Nếu cho phép sử dụng rìu trong rừng vào đúng mùa, thì sẽ có nhiều gỗ hơn mức mà mọi người có thể sử dụng”.

Trong các triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911), các gia đình coi việc bảo tồn rừng là vấn đề trọng tâm của đạo đức Nho giáo của họ. Để tôn kính tổ tiên của họ một cách đúng đắn – một nguyên lý cốt lõi của Nho giáo – các gia đình đã bảo vệ khu rừng xung quanh ngôi mộ của tổ tiên. Những khu mộ này tồn tại đủ lâu để trở thành cốt lõi của “hệ sinh thái” rừng” trong những năm 1950 và 60.

Tuy nhiên, đạo đức bảo tồn trong lịch sử đã đi ngược lại sứ mệnh cốt lõi khác của Nho giáo: Cung cấp ‘sinh kế’ cho người dân. Thật vậy, để phản đối các yếu tố của hiệp định khí hậu gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra ‘nhu cầu’ phát triển nền kinh tế và cung cấp cho người dân của họ.

Cân bằng nhu cầu của con người và bảo vệ môi trường là một nỗ lực đầy thách thức đối với Trung Quốc trong suốt lịch sử của nó, ngay cả trước khi ‘công nghiệp hóa’ ra đời.

Trường hợp 2000 năm tuổi của sông Hoàng Hà

Từ Album Nước của Mã Viện – Hoàng Hà vỡ dòng.

Việc quản lý sông Hoàng Hà của người Trung Quốc trong suốt lịch sử đã làm nổi bật vấn đề này. Giống như mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, hệ thống đê sông Hoàng Hà đặt các lợi ích kinh tế ngắn hạn và trung hạn trước mối đe dọa dài hạn về thảm họa môi trường.

Kể từ khi bắt đầu kinh tế nông nghiệp tại Trung Quốc cách đây khoảng 10 nghìn năm trước, con người đã phá rừng để trồng cây theo mùa, khiến đất dễ bị xói mòn lớp đất mặt (lớp đất chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng – biên tập).

Khi đất canh tác được mở rộng, ngày càng có nhiều ‘đất’ – bao gồm lớp đất mặt chảy vào hệ thống sông. Vào năm 1 trước công nguyên (TCN), thứ từng được gọi đơn giản là “sông” – ngày càng được biết đến với tên “Hoàng Hà” vì nó cuốn theo quá nhiều “bùn đất” màu vàng nâu – chiếm tới 60% dòng chảy của nó.

Tất cả lớp bùn đất này được hình thành dọc theo ‘lòng sông’, dần dần nâng ‘nó’ lên trên địa hình xung quanh. Tất nhiên, nước có xu hướng chảy xuống dốc, vì vậy sông Hoàng Hà bắt đầu thay đổi dòng chảy, chảy vào vùng đất có ít “lớp bùn đất” tích lũy theo thời gian (lắng động) hơn.

Để kiểm soát dòng chảy thay đổi của dòng sông và ngăn không cho nó làm ngập đất canh tác màu mỡ, các ‘kỹ sư’ triều đình thời đó đã xây dựng các con đê. Nhưng nếu những con đê này làm giảm tần suất lũ lụt, thì chúng lại làm tăng mức độ nghiêm trọng của lũ lụt. Nếu dòng nước hoặc nước tích lũy dồn nén quá mực (đủ lớn), nó có thể làm vỡ đê.

Quan trọng hơn, các con đê đã không giải quyết được vấn đề cơ bản dẫn đến lũ lụt trên sông – sự tích tụ phù sa dọc theo dòng sông, cuối cùng là do hoạt động nông nghiệp ở thượng nguồn gây ra.

Với việc cho rằng, giải pháp thay thế là tước đi sinh kế của nông dân – và tình trạng đánh thuế – hết triều đại này đến triều đại khác đã lựa chọn “bỏ qua” các vấn đề cơ bản do phát triển nông nghiệp (kinh tế) gây ra và xây dựng các con đê cao hơn để tiếp tục ngăn chặn lũ lụt.

Kết quả: Những thay đổi lớn của sông Hoàng Hà vào các năm 11, 1048, 1194, 1494, 1855 và 1938, mỗi lần đều làm ngập những vùng đất nông nghiệp rộng lớn, và gây ra những làn sóng khủng hoảng chính trị và đời sống người dân.

Có sự tương đồng giữa sự nóng lên toàn cầu và lũ lụt trên sông Hoàng Hà. Cả 2 đều được gây ra bởi sự tích tụ của các vấn đề mang tính khu vực – địa phương: Ô nhiễm không khí trong trường hợp nóng lên toàn cầu và xói mòn lớp đất mặt của sông Hoàng Hà.

Cả hai góp phần gây ra sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống thủy văn: Trước đây gây mất ổn định khí hậu và lượng mưa toàn cầu và sau đó làm ngập lụt toàn bộ dòng sông.

Cả hai đều là tác dụng phụ của sản xuất kinh tế: Đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng và giải phóng mặt bằng (có đất) để canh tác. Và giống như các chính trị gia hiện đại, các vị vua – quan (nhà cai trị) cổ đại phải đối mặt với một quyết định khó khăn – hạn chế hoạt động kinh tế để, hạn chế căng thẳng cho hệ thống, hoặc cho phép tăng trưởng kinh tế và đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của thiên tai.

Trung Quốc có lợi thế là đã thống nhất toàn bộ lưu vực sông Hoàng Hà dưới một chính quyền duy nhất. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, họ chọn lựa phát triển kinh tế và cầu nguyện cho điều tồi tệ không xảy ra.

Vì vậy, sự cân bằng “tinh tế” giữa nhu cầu của con người và bảo tồn môi trường không xa lạ với văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, người ta kể rằng một trong những anh hùng vĩ đại nhất của Trung Quốc là Đại Vũ (Yu the Great, 大禹) – người đã có công trong việc “trị thủy” – kiểm soát lũ lụt . Ông ấy đã thành lập triều đại phong kiến đầu tiên – nhà Hạ (夏, 2070 – 1600 TCN).

Kể từ đó, từ việc đắp đê sông Hoàng Hà đến việc đốt nhiên liệu hóa thạch, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chọn cách phát triển sinh kế của người dân trước nguy cơ thảm họa môi trường.

Chú thích hình sông Hoàng Hà: Từ Album Nước của Mã Viện – Hoàng Hà vỡ dòng qua the Conversation

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang