Mỹ sẽ phải lựa chọn: Can đảm hoặc hèn nhát!
Nền hòa bình giả tạo kéo dài 31 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, đã kết thúc vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi việc giành lãnh thổ một lần nữa, trở thành công cụ của các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại.
Tuy nhiên, lịch sử, đặc biệt là lịch sử bạo lực toàn cầu trước Thế chiến thứ hai, nhắc nhở chúng ta rằng, khi đám mây khủng hoảng bắt đầu tụ lại, tình hình thường có xu hướng xấu đi, dẫn đến bùng nổ trên toàn thế giới.
Về mặt này, các nền dân chủ hiện nay, đang ở trong tình trạng tương tự như những năm 1930.
Sự điên rồ và ngu xuẩn của giai đoạn trước những năm 1930 không phải là sự xoa dịu quá nhiều (như chiến lược nhượng bộ có giới hạn, nhưng đáng kể trước kẻ thù hiếu chiến để thỏa mãn mong muốn bành trướng của nó), mà là sự từ chối thừa nhận tính tất yếu, mang tính hệ thống của cạnh tranh và xung đột.
Sai lầm ngày nay cũng không phải là sự xoa dịu, mà là mong muốn của các nhà lãnh đạo chính trị dân chủ, muốn thoát khỏi thực tế chiến lược.
Chiến tranh sẽ đến – sớm hay muộn! Các nền dân chủ phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài. Như những năm 1930, chúng ta không có khoảng trống và khởi đầu thuận lợi.
Thà nói về một cuộc khủng hoảng toàn cầu, còn hơn là một cuộc chiến tranh thế giới, về mặt ngôn ngữ học, từ “chiến tranh” là một điều ‘rất thất thường’.
Nó có cả định nghĩa pháp lý và đạo đức-chính trị. Khái niệm chiến tranh thế giới có những hạn chế của nó. Trong Thế chiến thứ nhất, giao tranh diễn ra ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Nhưng tâm điểm của cuộc xung đột là Châu Âu. Các cuộc giao tranh ở Trung Đông và Châu Phi tuy quan trọng, nhưng có phạm vi hạn chế. Và ở Châu Á hầu như không có hoạt động quân sự nào đầu năm 1915, bởi vì Đức chỉ có thể gửi lực lượng và phương tiện rất hạn chế ra bên ngoài Châu Âu.
Vậy Thế chiến thứ nhất có thực sự là một cuộc chiến tranh thế giới? Tất cả các cường quốc đều tham gia vào nó. Hơn nữa, đây là cuộc xung đột hiện đại đầu tiên, trong đó hai bên tham gia chính – Hoa Kỳ và Nhật Bản – không phải là các quốc gia Châu Âu. Vì vậy, chúng ta có thể gọi cuộc xung đột đó, là, một cuộc chiến tranh thế giới, mặc dù nó diễn ra chủ yếu ở Châu Âu.
Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng hơn về định nghĩa. Đó là vấn đề thời gian. Chiến tranh thế giới thứ nhất là hậu quả của cái có thể gọi là Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất.
Cho đến giữa thế kỷ 19, chính trị quốc tế gần như đồng nghĩa với chính trị Châu Âu, vì lý do đơn giản là nhờ những thành tựu về kỹ thuật, chính trị và quân sự, các cường quốc Châu Âu đã thống trị không thể phủ nhận đối với tất cả các nước lớn khác.
Các cuộc chiến tranh ở Châu Âu diễn ra từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đỉnh điểm là nỗ lực của Napoléon nhằm thiết lập quyền thống trị trên lục địa, đã gây ra hậu quả trên toàn thế giới.
Chiến lược chung của nước Pháp thời Napoléon bao gồm các khu vực lợi ích của họ ở Châu Âu, Trung Đông, Trung Á và Nam Á. Mục tiêu của Pháp là làm suy yếu mối quan hệ của Anh với ‘quyền sở hữu đế quốc’ quý giá của nước này đối với Ấn Độ, nhưng mục tiêu này đã không đạt được.
Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm của ‘các cuộc Chiến tranh Napoléon’, câu hỏi về cấu trúc của Châu Âu và do đó là trật tự thế giới, đã được quyết định trên các chiến trường Châu Âu, tại vùng biển Châu Âu và tại bàn đàm phán với sự tham gia của hàng chục nước Châu Âu. Các nhà ngoại giao đã tìm ra các chi tiết của một thỏa thuận sau khi kết thúc chiến sự.
Đến đầu thế kỷ 20, những thay đổi trong việc phân bổ quyền lực và ảnh hưởng quốc tế đã biến cuộc khủng hoảng Châu Âu thành khủng hoảng toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất có thể dễ dàng được xác định theo khung thời gian cụ thể. Kể từ năm 1870 đã xảy ra một số cuộc chiến tranh ở Châu Âu, thậm chí giữa các cường quốc. Phổ Đức đầu tiên chiến đấu với Áo, sau đó với Pháp, và thắng cả hai, Phổ trở thành Đức.
Đế quốc Nga đã chiến đấu hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác với Đế chế Ottoman đang sụp đổ, và mỗi cuộc chiến như vậy đều kết thúc trên bàn đàm phán, nơi các cường quốc khác đe dọa chiến tranh nhằm ngăn chặn tham vọng của Nga.
Năm 1905, Nhật Bản gây chiến với Nga, đánh bại Nga trên đất liền và trên biển, qua đó khẳng định vị thế của mình trong số các cường quốc.
Từ năm 1908 đến năm 1913, nhiều cuộc khủng hoảng và chiến tranh nhỏ nổ ra, bao gồm cả giao tranh quy mô lớn ở Balkan. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu của trận Đại hồng thủy thực sự là vào năm 1914, khi vụ ám sát thái tử Franz Ferdinand (Đại công tước người Áo, người thừa kế Đế quốc Áo – Hung, biên tập) vào tháng 6/1914 nhanh chóng dẫn đến nhiều tuyên bố chiến tranh của các quốc gia trên khắp lục địa.
Người Ottoman và người Ý, những người đã tránh xa cuộc chiến trong vài tháng, không phải là lực lượng quyết định.
Đúng hơn, Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với việc các cường quốc Châu Âu tham gia chiến sự, cũng như việc Nhật Bản tuyên chiến vào cuối tháng 8 năm 1914.
Và sự kết thúc của Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất rơi vào khoảng thời gian từ tháng 11 năm 1918 đến tháng 7 năm 1919 và bao gồm hiệp định đình chiến năm 1918 (đối với Đức đây là cơ hội duy nhất để ngăn chặn sự sụp đổ và cách mạng), việc ký kết Hiệp ước Versailles và Hội nghị hòa bình Paris.
Mầm mống của cuộc khủng hoảng thế giới tiếp theo ‘đã được đặt’ trong thỏa thuận này, không còn nghi ngờ gì nữa về điều đó. Nhưng nó có nghĩa là một lối thoát rõ ràng về mặt lịch sử và trình tự thời gian cho Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất.
Kết quả là, chúng ta có một bức tranh lịch sử được phân định rõ ràng về các sự kiện, như thể mỗi sự kiện đều tách biệt với những sự kiện khác. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Sự tập trung của các vấn đề và sự bùng phát bạo lực đã xác định sự khởi đầu của Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất, cũng như sự kết thúc có vẻ có trật tự của nó vào năm 1919, không phải là điều bình thường.
Cuộc khủng hoảng thế giới thứ hai bắt đầu ngay sau cuộc khủng hoảng đầu tiên. Và điều này cho thấy cách phân chia lịch sử Mỹ – Âu theo truyền thống, rõ ràng không chỉ gây hiểu lầm mà còn có hại cho tư duy chiến lược lâu dài.
Hiệp ước Versailles (ký ngày 28 tháng 6 năm 1919, chấp dứt chiến tranh giữa Đức và đồng minh với ‘phe Hiệp ước’, yêu cầu Đức giải giáp vũ khí, nhượng bộ lãnh thổ, xét xử vua Phổ Kaiser Wilhelm – vua cuối cùng của Phổ, biên tập) là một nỗ lực nhằm hạn chế ‘khả năng chinh phục’ của Đức. Bên cạnh đó là Hiệp ước hải quân Washington (Hiệp ước năm cường quốc – Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ), trở thành một trong những nỗ lực kiểm soát vũ khí đầu tiên trong lịch sử loài người.
Nhưng trước tiên, Hoa Kỳ đã không chính thức gia nhập hệ thống quốc tế sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, vì khả năng chính trị hạn chế của Woodrow Wilson (tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 1913-1921, biên tập) và thái độ thù địch thẳng thắn của Mỹ đối với các cam kết lâu dài.
Và thứ hai, do Mỹ không muốn tham gia lãnh đạo liên minh; còn Pháp và Anh thiếu sự nhạy bén về địa chính trị, thiếu khả năng hạn chế sự trỗi dậy của Đức và kiềm chế nước Nga Xô Viết.
Xem thêm: Lịch sử luôn lặp lại: Năm 2024 so với năm 1940, 1968 Và 1973
Chính hoàn cảnh đó, sức mạnh của Liên Xô và Đức đã trở thành bằng chứng cho thấy sự thất bại trong việc giải quyết Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất (Thế chiến thứ nhất).
Trong 2 thế kỷ trước, Nga và Đức đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực ở Châu Âu. Và bất kỳ hệ thống nào cũng phải tính đến khả năng thống trị của Đức trên lục địa Châu Âu và các yêu sách lãnh thổ của Nga ở Đông và Trung Âu, cũng như ở Trung Đông.
Hiệp ước Versailles đã không giải quyết thỏa đáng những vấn đề này. Nếu Hoa Kỳ trở thành một thành viên đầy đủ, mọi chuyện sẽ khác. Do đó, việc giải quyết Cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất trên thực tế chỉ đơn giản là trì hoãn một cuộc xung đột chưa được giải quyết.
Nền hòa bình tương đối của những năm 1920 một phần là hậu quả của những thiệt hại to lớn do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. Anh và Pháp bị ngăn cản tiến hành các chiến dịch quân sự lớn.
Liên Xô, bất chấp nỗ lực xâm chiếm Châu Âu, đã bị chặn lại ở Vistula (con sông dài nhất Ba Lan, 1047 km – 651 đập, biên tập) vào năm 1920. Phần lớn Ukraine được sáp nhập vào đế chế Xô Viết, nhưng Ba Lan và phần còn lại của Trung Âu được hưởng 20 năm thoát khỏi sự áp bức của Liên Xô.
Những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở Châu Á. Chính phủ dân sự Nhật Bản ngày càng có ít quyền kiểm soát quân đội. Kết quả là Quân đội Kwantung (Quan Đông) đã chiếm Mãn Châu vào năm 1931 và tạo ra nhà nước bù nhìn Mãn Châu ở đó.
Sự thù địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu vào năm 1937, khi người Nhật cố gắng tấn công chớp nhoáng vào Trung Hoa Dân Quốc. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm – cuối cùng Đế quốc Nhật Bản bị đánh ‘gãy lưng’.
Trên thực tế, có thể vạch ra một ranh giới trực tiếp giữa quyết định tham chiến ở Trung Quốc của quân đội Nhật Bản vào tháng 7 năm 1937, cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, cũng như sự thất bại và chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1945 của phe thắng trận (Đồng minh).
Bất chấp những chiến thắng lúc khởi đầu của thế chiến thứ hai, Nhật Bản nhận thấy rằng, việc chinh phục một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn những gì họ có trong tay.
Xem thêm: Sự kết thúc bị lãng quên của Thế chiến 2
Thế chiến 2 bắt đầu
Do đó, rất có thể xảy ra một cuộc chiến tranh khác để giành thêm tài nguyên, với người Mỹ hoặc Liên Xô. Và việc Nhật Bản chỉ đơn giản tạo ra những kẻ thù mới cho mình theo cách này cũng không thành vấn đề. Hệ tư tưởng buộc Nhật Bản phải đưa Châu Á vào thảm họa. Thế chiến thứ hai bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, gần Bắc Kinh, không đầy 2 năm sau ở Ba Lan vào năm 1939 (Hitler tấn công Ba Lan, biên tập).
Trong khi đó, Châu Âu rơi vào vũng lầy của cơn ác mộng không phải bắt đầu từ việc Hitler lên nắm quyền ở Đức, mà từ chủ nghĩa phiêu lưu của Mussolini ở Địa Trung Hải.
Nhà độc tài người Ý chắc chắn là người tài năng nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị của phe Trục (phát xít). Theo bản năng, ông hiểu rõ các vấn đề ngoại giao và cán cân quyền lực. Sự không khoan nhượng của Stalin, thường bị nhầm tưởng là sự kiên nhẫn chiến lược, không thể sánh được với trí tuệ của Mussolini.
Tuy nhiên, tài năng ngoại giao của Duce (Mussolini) không phù hợp với sự thận trọng về mặt chính trị, xuất phát từ sự hiểu biết rõ ràng về những hạn chế về kinh tế và quân sự của Ý.
Chế độ Mussolini đã tìm cách tạo ra một phiên bản cường quốc của riêng mình bên ngoài nước Ý kể từ những năm 1920. Bước đầu tiên trên con đường này là ‘bình định’ Libya, trên thực tế là một cuộc chiến tranh thuộc địa tàn bạo sử dụng rộng rãi các trại tập trung và tấn công dân thường địa phương, để buộc họ phải phục tùng.
Mussolini nhận thức rõ những rủi ro mà tham vọng Châu Âu của Hitler gây ra cho Ý. Tham gia cùng người chiến thắng một thời gian thì ‘có lãi’, nhưng theo thời gian, Đức, nước thống trị Châu Âu, chắc chắn sẽ khuất phục được Ý.
Kết quả của những cuộc cân nhắc như vậy là một loạt các cuộc đàm phán và thỏa thuận ngoại giao giữa Ý và đồng minh phương Tây, đỉnh cao là Hiệp ước Locarno. Họ được cho là sẽ đặt nền tảng cho một liên minh hợp lý chống lại sự bành trướng của Đức.
Nhưng Mussolini có nhiều tham vọng hơn là sự thận trọng, dẫn đến cuộc khủng hoảng Abyssinian, nguyên nhân khiến Ý bất hòa với đồng minh vào năm 1935. Ngược lại, Tây Ban Nha lại rơi vào cuộc nội chiến một năm sau đó, trở thành chiến trường ủy nhiệm cho Đức, Ý và Liên Xô.
Trong suốt những cuộc khủng hoảng này và cuộc chiến ngày càng tàn khốc của Nhật Bản ở Trung Quốc, quân Đồng minh đã theo đuổi chính sách rút lui chiến lược.
Sự xoa dịu chỉ là một phần của câu chuyện. Từ này biểu thị chiến thuật của Anh, nhằm tạo điều kiện cho việc chiếm giữ lãnh thổ của Đức ở Châu Âu, mà nước này sử dụng với hy vọng rằng, điều này sẽ trở thành cơ sở cho một giải pháp lâu dài. Nhưng sự xoa dịu của Anh sẽ không thể thực hiện được, nếu không có những tính toán sai lầm chiến lược và sự thiếu quyết đoán về chính trị của Pháp.
Điều này không có nghĩa là Pháp không muốn chiến đấu. Vào năm 1939 và 1940, giới lãnh đạo xã hội và chính trị của nước này đã sẵn sàng đưa phần lớn nam giới trong ‘độ tuổi nhập ngũ’ vào máy xay thịt của chiến tranh để đánh bại Đức trong một cuộc chiến tranh chiến hào, tương tự như Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chính sách quân sự của Pháp là nguyên nhân! Pháp từ chối xem xét bất kỳ lựa chọn nào khác ngoài phòng thủ chiến lược, dựa vào sự phát triển lâu dài của pháo binh và tin rằng, điều này sẽ cho phép họ nghiền nát quân Đức thành cát bụi – bằng hỏa lực của mình.
Pháp không có kế hoạch dự phòng cho một cuộc tấn công hạn chế chống lại Đức, bằng cách sử dụng các đơn vị cơ giới hoặc thậm chí cả bộ binh cơ giới và pháo binh di động.
Hơn nữa, bất chấp sự cường điệu xung quanh ‘Little Entente’ (Hiệp ước phòng thủ chung của Romani, Tiệp Khắc, Nam Tư, 1920-1921, giữa thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai – chủ yếu chống lại sự thống trị của Đức và Hungary, biên tập) ở Trung và Đông Âu, người Pháp không có mong muốn tự mình chống lại Đức.
Vì vậy, Pháp, bằng cách từ chối chiến đấu một mình, cũng như xây dựng một chính sách quân sự linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh, đã tự đưa mình vào một trận Đại hồng thủy. Và họ lấy việc Anh đòi nhượng bộ Đức, như một lời biện minh tâm lý cho việc Pháp không muốn hành động độc lập.
Xem thêm: Lịch sử lặp lại: Thế giới những năm 1930 và thế giới hiện tại
Bài học lịch sử của chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai
Chúng ta có thể học được bài học gì từ chuỗi sự kiện này? Lịch sử không lặp lại, ít nhất là không chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, có những điểm tương đồng nhất định giữa sự phát triển trong thế kỷ trước và tình hình hiện tại.
Chúng ta thấy mình đang ở giữa Cuộc khủng hoảng thế giới thứ ba (có thể xảy ra thế chiến thứ 3). Không có cuộc đàm phán chính thức hay giải pháp nào chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Không có hiệp ước nào tương đương với Hiệp ước Versailles và các hiệp định đi kèm có thể được xem là nền tảng cho trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng từ năm 1988 đến năm 1992, đánh dấu một bước ngoặt rõ ràng. Đức thống nhất và gia nhập NATO. Liên Xô sụp đổ, tách thành Nga và các nước cộng hòa ở ngoại vi (trong đó quan trọng nhất là Ukraine, do vị trí địa lý, dân số, tài nguyên và ký ức lịch sử).
Chủ nghĩa đòi lại lãnh thổ của Đức trong thời kỳ sau cuộc khủng hoảng thế giới thứ nhất đã được nhiều người biết đến. Ngay cả trước khi Hitler nổi lên, quân đội Đức và cơ quan chính sách đối ngoại đã quyết tâm khôi phục vị thế cường quốc của Đức.
Để làm được điều này, họ đã cân nhắc các phương án cho các cuộc chiến tranh hạn chế chống lại Ba Lan, Áo, Tiệp Khắc (bây giờ là Séc và Slovakia, biên tập) và có thể cả Pháp.
Lý tưởng nhất là có thể tạo ra một liên minh cân bằng giữa các cường quốc Trung Âu và Liên Xô. Đức chưa bao giờ thừa nhận thất bại của mình vào năm 1918. Đức muốn đưa thế giới quay trở lại tháng 6 năm 1914 với một số thay đổi nhỏ, và xem 4 năm đổ máu chẳng qua là một sai lầm bi thảm.
Nga nhìn nhận sự sụp đổ của Liên Xô theo cách tương tự. Họ không nhận ra sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Điều này không được giải thích bằng phiên bản tiếng Nga của huyền thoại về vụ ‘đâm sau lưng’, nảy sinh ở Đức sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất, mà là do Nga không sẵn lòng chấp nhận thực tế xuất hiện sau năm 1991 và sự bất lực của Hoa Kỳ.
Xem thêm: Chủ nghĩa tư bản: Nỗi bất hạnh của Nga những năm 1990
Ngay cả khi Đế chế Liên Xô đang sụp đổ, Mikhail Gorbachev xem việc thống nhất nước Đức như một sự tái thiết lập và tin rằng Châu Âu sẽ trở lại cán cân quyền lực như thời kỳ 1945-1948.
Liên Xô không xem đây là sự khởi đầu của một hệ thống mới bao gồm một không gian an ninh Euro-Atlantic (Châu Âu – Đại Tây Dương) duy nhất và sự hiện diện chiến lược mạnh mẽ của Mỹ ở Á Âu.
Quan điểm này chắc chắn bác bỏ sự tồn tại của NATO và sự độc lập của các quốc gia Đông Âu. Boris Yeltsin cũng có quan điểm tương tự, mặc dù có mối quan hệ hiệu quả với Bill Clinton. Điều tương tự cũng có thể nói về Vladimir Putin. Theo Moscow, không chỉ Ukraine mà cả các nước vùng Baltic và Belarus cũng không tồn tại.
Nga cũng xem sự hiện diện của NATO ngoài biên giới nội địa cũ của Đức là bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao Nga, dưới sức mạnh của những ý tưởng sai lầm, nhìn thấy ở Đức một con rối của Mỹ vẫn đang bị “chiếm đóng”.
Theo quan điểm của Nga, cuộc chiến ngày nay ở Châu Âu giống với cuộc khủng hoảng năm 1938 ở Sudetenland (lúc đó thuộc Ba Lan, vùng đất Đức bị mất sau thế chiến thứ nhất, biên tập). Đúng vậy, hiện nay, không giống như Tiệp Khắc bị các cường quốc hàng đầu phản bội, Ukraine đã giữ vững lập trường và kiên định chiến đấu với kẻ thù có sức mạnh vượt trội.
Cuộc khủng hoảng Sudetenland không phải là sự cố chiến lược lớn đầu tiên trong thập niên 1930, liên quan đến một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại.
Tương tự như vậy, sự bành trướng của Nga đã bắt đầu từ lâu trước năm 2022, khi xung đột vũ trang nổ ra ở Ukraine.
Năm 2008, Nga đánh nhau với Georgia (Gruzia). Năm 2014, Điện Kremlin lợi dụng tình hình bất ổn nảy sinh ở Ukraine và sáp nhập Crimea.
Nếu lịch sử của Cuộc khủng hoảng thế giới thứ ba được viết bởi một người Ukraine, thì có lẽ ông ta sẽ xác định thời điểm xảy ra nó vào tháng 2 năm 2014, 2008 hoặc 2004 – và dù thế nào đi nữa thì ông ta cũng đúng.
Các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine rất giống với việc Nhật Bản tiếp quản Trung Quốc vào những năm 1930.
Trong cả hai trường hợp, bên tấn công trước tiên – phát triển chiến lược phá hủy dần dần chủ quyền của nạn nhân, sau đó tận dụng cơ hội thuận lợi để leo thang mạnh mẽ.
Nhật Bản cho rằng, họ sẽ nhanh chóng chinh phục Trung Quốc vào năm 1937, nhưng lại sa lầy vào một cuộc chiến tranh tiêu hao tàn khốc.
Tương tự như vậy, năm 2022 Nga mắc kẹt ở Ukraine. Tất nhiên, sự khác biệt lớn nhất là kích thước. Nhật Bản nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc và Nga lớn hơn Ukraine rất nhiều về lãnh thổ, dân số và GDP.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, nước tấn công đều gặp phải những vấn đề không lường trước được. Nhật Bản quyết định mở rộng quy mô cuộc chiến, đầu tiên là chống lại Liên Xô và sau đó là chống lại Hoa Kỳ. Nga vẫn chưa thực hiện một bước như vậy.
Xem thêm: Quan Điểm Của Phương Tây Về Xung Đột Nga – Ukraine
Sự khác biệt nổi bật nhất giữa các cuộc khủng hoảng thế giới trước đây và tình hình hiện nay là cường quốc xét lại chính – Trung Quốc – cho đến nay vẫn kiềm chế tham gia tích cực vào các hoạt động quân sự. Nhưng chúng ta phải xem xét nghiêm túc việc chuẩn bị quân sự và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực của Trung Quốc.
Vì vậy, Hoa Kỳ phải đối mặt với một sự lựa chọn. Nhưng không phải giữa tái vũ trang và bình định, mà là giữa lòng dũng cảm và sự hèn nhát.
Tái vũ trang là một vấn đề lớn và có thể sẽ xảy ra trong 5 năm tới, ngay cả khi đã quá muộn để ngăn chặn một cuộc xung đột lớn, như đã xảy ra với Anh trước Thế chiến thứ hai.
Giống như Pháp, Mỹ có thể giữ quan điểm khiêm tốn, trì hoãn xung đột do thiếu sự hỗ trợ của đồng minh và thiếu sức mạnh quân sự.
Nhưng điều này sẽ đảm bảo một cuộc đụng độ lớn hơn trong những năm tiếp theo. Hoặc Mỹ có thể hành động ngay bây giờ, thể hiện khả năng của mình và tham gia vào cuộc đấu tranh lâu dài để giành quyền tối cao ở một trong ba khu vực Á-Âu.
Bằng cách này hay cách khác, chiến tranh đang đến gần!
Hình minh họa: Joe Biden. Ảnh AP-Don Ryan
Tác giả:
1. Seth Cropsey là chủ tịch của Viện Yorktown. Ông phục vụ trong Hải quân và là phó trợ lý bộ trưởng Hải quân.
2. Harry Halem là thành viên cao cấp tại Viện Yorktown và là thành viên tại Diễn đàn lãnh đạo Châu Âu.