Tác giả: Ulinka Rublack
Johannes Kepler (1571-1630) là một trong những nhà thiên văn học nổi tiếng nhất thế giới. Ông ủng hộ quan điểm lấy mặt trời làm trung tâm của Copernicus và khám phá ra rằng, các hành tinh chuyển động theo hình elip. Một hành tinh, sứ mệnh của NASA và tàu vũ trụ được đặt theo tên ông.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, câu chuyên về Kepler và gia đình của ông xuất hiện như những kẻ đáng ngờ, thậm chí là kẻ sát nhân.
Ví dụ, vào năm 2004, một nhóm các nhà báo Mỹ cáo buộc Kepler đã đầu độc một cách có hệ thống, người kế vị tại tòa án Rudolf II ở Praha, Tycho Brahe. Kepler có thể là nhà khoa học đầy tranh cãi.
Nhưng phần lớn những lời gièm pha liên quan đến mẹ của nhà thiên văn học, Katharina.
Trong tác phẩm ‘Lịch sử thiên văn học – những kẻ mộng du’ (The Sleepwalkers) của Arthur Koestler, Katharina đóng vai một “người phụ nữ nhỏ bé xấu xí” có miệng lưỡi độc ác và “lý lịch khả nghi” – bà là nạn nhân của cơn sốt phù thủy thời kỳ đó.
Sau đó là cuốn tiểu thuyết lịch sử đoạt ‘giải Kepler’ của John Banville, miêu tả sinh động Katharina là một bà già thô lỗ, người thực hiện công việc nguy hiểm là chữa bệnh bằng cách đun sôi thuốc trong một cái nồi đen.
Katharina gặp những mụ phù thủy già trong căn bếp đầy mùi mèo. Bên ngoài khu vườn của bà, có một con chuột chết.
Kepler cố gắng hết sức để giấu vợ về phép thuật của mẹ mình khi họ đến thăm, và Katharina tìm kiếm một chiếc túi chứa đầy cánh dơi. Người mẹ ghê gớm này thật đáng sợ, kinh tởm và có lẽ là một mụ phù thủy.
Có điều gì đó đằng sau những gợi ý này: Các bức chân dung bắt nguồn từ một sự thật đáng kinh ngạc rằng, 400 năm trước, khi con trai bà đang ở đỉnh cao của sự nghiệp khoa học, Katharina Kepler đã bị buộc tội là phù thủy. Chính vì điều này mà việc miêu tả mẹ của Kepler như một bà già khó tính, kỳ quái và dở hơi đã trở nên phổ biến trong các tác phẩm Anh-Mỹ.
Nhưng câu chuyện thực sự là gì?
Kepler chắc chắn phải được xếp hạng là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn.
Trong khi cha của Galileo là một học giả nổi tiếng về âm nhạc, thì cha của Kepler là một người lính luôn chạy trốn khỏi gia đình. Cha mẹ ông cãi nhau và người anh trai duy nhất của ông – bị động kinh.
Điều này khiến Kepler gặp khó khăn trong việc đi học hoặc học nghề.
Mặc dù vậy, Johannes Kepler ‘sớm bộc lộ’ là một cậu bé cực kỳ tài năng. Kepler được một trong những hệ thống học bổng Lutheran tiên tiến nhất ở Đức vào thời điểm đó thu nhận và sống trong các trường nội trú.
Kepler đã từng chiến đấu chống lại một cậu bé xúc phạm cha mình, và ở tuổi thiếu niên thì người cha ‘biến mất vĩnh viễn’.
Kepler đã viết những đặc điểm ‘nhỏ ảm đạm’ về cha mẹ và gia đình nội của mình vào khoảng thời gian ông học xong đại học.
Ông ấy cũng viết về mình như một thanh niên thiếu sót, bị ám ảnh bởi danh tiếng, lo lắng về tiền bạc, không thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách thẳng thắn.
Những đoạn văn bản này chủ yếu được dùng làm bằng chứng cho những người muốn miêu tả Kepler và gia đình là những kẻ khủng khiếp, thậm chí là sát nhân.
Tuy nhiên, những bài viết này cần phải được đưa vào bối cảnh. Kepler đã viết chúng từ rất sớm trong cuộc đời, và ông làm vậy để phân tích lá số tử vi của mình.
Toàn bộ quy ước của chiêm tinh học là chỉ ra các vấn đề về tính cách, hơn là ca ngợi những người đáng yêu.
Kepler là một tin đồ Thiên chúa giáo, và một trong những đặc điểm ấn tượng nhất của ông là, ông sớm bắt đầu cảm thấy lạc quan như thế nào về thế giới mình đang sống, chống lại những khó khăn và bất chấp chiến tranh đang rình rập.
Ông lập gia đình và hết mực quan tâm đến vợ con. Kepler tự tin về tầm quan trọng của những khám phá của mình, mặc dù ông chưa bao giờ được mời làm việc ở trường đại học.
Sau đó là lời buộc tội chống lại mẹ ông. Quá trình tố tụng dẫn đến một phiên tòa hình sự kéo dài 6 năm. Nhà toán học hoàng gia chính thức đứng ra bảo vệ pháp lý cho mẹ.
Không có nhân vật ‘trí thức đại chúng’ nào khác từng tham gia vào một vai trò tương tự, nhưng Kepler đã tạm dừng toàn bộ sự nghiệp, cất sách, giấy tờ và dụng cụ vào hộp, chuyển gia đình đến miền nam nước Đức và dành gần một năm để cố gắng tìm kiếm và phân tích thông tin.
Hồ sơ địa phương về thị trấn nhỏ nơi Katharina Kepler sống rất phong phú. Không có bằng chứng nào cho thấy bà được nuôi dưỡng bởi một người dì đã bị thiêu sống vì phù thủy – đây là một trong những cáo buộc mà kẻ thù của bà đã bịa ra.
Cũng không có bằng chứng nào cho thấy, bà ấy kiếm sống từ việc chữa bệnh – Katharina Kepler chỉ đơn giản là pha nước thảo dược và đôi khi đề nghị giúp đỡ người khác, giống như bất kỳ ai khác.
Katharina Kepler, một phụ nữ ‘ở độ tuổi’ gần 90, đã chịu đựng một phiên tòa và cuối cùng là án tù, trong thời gian đó bà bị xích vào sàn nhà trong hơn 1 năm.
Bài biện hộ cho người mẹ của mình là một kiệt tác hùng biện. Kepler đã có thể tháo gỡ những điểm mâu thuẫn trong vụ truy tố và chứng minh rằng, những căn bệnh “ma thuật” mà họ đổ lỗi cho mẹ ông ấy – có thể được giải thích bằng kiến thức y học và ‘lẽ thường’. Vào mùa thu năm 1621, Katharina cuối cùng đã được trả tự do.
Johannes Kepler và mẹ của ông đã sống qua một trong những bi kịch hoành tráng nhất trong thời đại cuồng nhiệt của phù thủy.
Đã đến lúc đánh giá lại Kepler là người như thế nào: Ông ta không xứng đáng là nhà khoa học có tiếng xấu nhất. Và mẹ của ông ấy cũng không xứng đáng được miêu tả như một phù thủy.
Tác giả: Ulinka Rublack, giáo sư lịch sử Châu Âu thời cận đại, Đại học Cambridge