Nhà Đường Nổi Tiếng Về Thi Ca: Lại Tàn Bạo Trong Cai Trị Người Việt?

Từ khi nhà Hán sụp đổ năm 220, Trung Hoa bước vào thời kỳ loạn lạc. Thời kỳ này kéo dài 361 năm (gần 4 thế kỷ) từ năm 220 cho đến khi chấm dứt giai đoạn nam bắc triều,

Từ khi nhà Hán sụp đổ năm 220, Trung Hoa bước vào thời kỳ loạn lạc. Thời kỳ này kéo dài 361 năm (gần 4 thế kỷ) từ năm 220 cho đến khi chấm dứt giai đoạn nam bắc triều, với sự hình thành nhà Tùy năm 581.

Với gần 4 thế kỷ loạn lạc, Trung Hoa đã không còn thống nhất. Các chư hầu không còn tuân phục triều đình. Họ liên tục đánh nhau để tranh giành lãnh thổ.

Đối với đất Giao Châu (miền bắc nước ta thời đó), với khởi nghĩa thành công của Lý Bí (Lý Nam Đế), nước ta đã bước vào thời kỳ độc lập lần thứ 2. Tuy nhiên, thời kỳ này khá ngắn ngủi, từ 544 đến 602, khoảng 58 năm. Mặc dù là độc lập, nhưng người phương bắc luôn mang quân sang chiếm lại.

Năm 602, Lý Phật Tử thất bại trong cuộc chiến với tướng Lưu Phương nhà Tùy, đành chấp nhận đầu hàng. Kể từ đó, mặc dù các triều đại Trung Hoa có thay đổi, gia tộc này lên thay gia tộc khác cai trị, nhưng đất Giao Châu vẫn nằm dưới sự cai trị của người phương bắc. Từ năm 602 (kể từ khi Lý Phật Tử đầu hàng nhà Tùy), họ (các triều đại phương bắc) đã cai trị nước ta hơn 3 thế kỷ nữa (khoảng 336 năm).

Sau khi nhà Tùy sụp đổ năm 618, nhà Đường lên thay. Năm 621, Đường Cao Tổ (Lý Uyên) sai Khâu Hòa sang cai trị đất Giao Châu.

Nhà Đường kéo dài từ 618 đến 907, khoảng gần 300 năm (gần 3 thế kỷ). Trong thời kỳ nhà Đường, các vị quan cai trị Giao Châu thường rất tàn bạo.

Về mặt lãnh thổ, năm 679, Đường Cao Tông chia Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và đổi tên Giao Châu thành An Nam (An Nam đô hộ phủ).

Đất Giao Châu – Ảnh : Internet

Mặc dù cai trị mấy trăm năm, nhưng Giao Châu không phải lúc nào cũng bình yên. Mỗi khi có sự cai trị hà khắc là người An Nam (Giao Châu) lại nổi lên chống lại. Ngoài ra, đất An Nam cũng thường bị các nước lân bang sang xâm phạm.

Năm 722, đời vua Đường Huyền Tông, người anh hùng Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) ở Hoan Châu (nay là Nghệ An-Hà Tĩnh) thấy người An Nam bị đối xử tàn bạo, cuộc sống khổ sở, nên đã nổi dậy chống lại bọn cai trị nhà Đường, chiếm Hoan Châu. Ông ra lệnh xây thành lũy để phòng vệ và tự xưng là Hắc Đế.

Mai Hắc Đế biết rằng, lực lượng của mình khó chống lại quân đội nhà Đường, nên đã liên kết với hai nước lân bang là Lâm Ấp và Chân Lạp. Có thể Hắc Đế nói với các nước này, quân đội nhà Đường có thể đến tấn công họ. Vì vậy, hỗ trợ và tiếp viện cho quân của Mai Hắc Đề sẽ giúp các nước này được an toàn.

Năm 722, Đường Huyền Tông sai Dương Tư Húc dẫn binh đánh Mai Hắc Đế. Vì binh lực yếu, nên quân của Mai Hắc Đế đại bại phải bỏ chạy.

Năm 791, quan cai trị là Cao Chính Bình bắt dân An Nam nộp sưu thế rất nặng. Người dân trong xứ thì đói khổ. Lòng căm phẫn của họ lên đến cực độ.

Một người anh hùng đất An Nam tên là Phùng Hưng, bất bình và thấu hiểu nỗi thống khổ đồng bào, nên đã tập hợp lực lượng nổi dậy, tiến thẳng đến phủ đô hộ giết chết Cao Chính Bình. Vài tháng sau, Phùng Hưng mất, con của ông là Phùng An lên làm lãnh đạo.

Đến tháng 7 cùng năm (791), Đường Huyền Tông lệnh cho tướng Triệu Xương sang đánh Phùng An. Thấy không thể chống lại quân địch, Phùng An đành phải đầu hàng.

Trong mấy trăm năm cai trị, mỗi khi bên Trung Hoa loạn lạc là người Giao Chỉ (sau này là Giao Châu, An Nam) lại nổi lên chống lại. Hơn nữa, nếu bọn quan lại cai trị quá hà khắc, thì, sẽ xuất hiện anh hùng để chống lại bọn cường quyền. Đó là dân tộc tính của người Việt, luôn luôn tìm thời cơ thích hợp, bằng mọi cách thức để đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

[8]. Bài kế tiếp: Ai Có Công Trong Việc Chấm Dứt Hơn 1000 Năm Bắc Thuộc Của Đất Nước Ta? Khúc Thừa Dụ hay Ngô Quyền?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang