Liên Minh và Đồng Minh là cách của người Mỹ trong quan hệ quốc tế. Tất nhiên là, dù liên minh hay đồng minh, người Mỹ luôn đóng vai trò dẫn dắt hoặc chi phối.
Tại sao họ không độc lập khi thực hiện các chiến lược về kinh tế và quân sự đối với thế giới.
Họ thích tạo lập các nhóm từ lớn đến nhỏ.
Có 2 lý do giải thích cho điều này. Về mặt tâm lý, họ – tức người Mỹ thuộc dạng người hướng ngoại. Người hướng ngoại thường thuộc về đám đông, thích đám đông và chắc chắn là muốn nổi bật trước đám đông.
Đây là một trong những lý do, họ thích tạo lập liên minh và đồng minh. Quá hướng về bên ngoài đồng nghĩa với sự sợ hãi ở bên trong. Họ lo sợ, người khác không nể phục, không tuân theo đường hướng hoặc chính sách do họ đặt ra.
Ngoài tâm lý, còn có một lý do khác nữa là lợi ích. Khi một nước trở thành đồng minh hoặc tham gia liên minh, một cách chắc chắn, họ sẽ phải tuân theo hoặc đi theo luật chơi của người dẫn dắt. Trong trường hợp này là Hoa Kỳ (Mỹ).
Mục đích của liên minh chính là lợi ích
Liên minh và đồng Minh là cách người Mỹ kiểm soát các nước thành viên. Điều này đồng nghĩa, các nước liên minh hoặc đồng minh của Mỹ không có sự độc lập trong chính sách.
Làm ơn nhìn vào Litva, một nước Baltic đã buộc phải tuân theo sự chỉ đạo của Mỹ trong việc cấm tàu chở hàng của Nga quá cảnh sang Kaliningrad. Hãy nhìn vào Nhật Bản, họ phải cùng với Mỹ cấm vận Nga. Mặc dù về lợi ích, nước Nhật không có lợi ích gì cả, trái lại, họ thiệt nhiều hơn lợi.
Một điều quan trọng nữa, nước Mỹ có thể dùng liên minh hoặc đồng minh để chống lại các quốc gia “vi phạm” tiêu chuẩn do họ tự đưa ra. Cái mà các nhà chính trị gọi là “tiêu chuẩn kép”.
Từ độc lập đến liên minh
Mỹ là một quốc gia non trẻ, tuyên bố độc lập vào năm 1776, tức là cho đến 2022, chỉ khoảng 246 năm. Có thể nói, Mỹ là miền đất hứa của người da trắng (châu Âu) đến lập nghiệp.
Cuộc nội chiến kết thúc năm 1865 đã thống nhất hai miền nam bắc. Một cách khách quan, nước Mỹ là nơi phát triển đỉnh cao chủ nghĩa tư bản và chế độ buôn bán nô lệ người da đen.
Khoảng 52 năm sau từ 1865, một hệ tư tưởng mới chính thức được hình thành vào năm 1917. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công lật đổ chế độ phong kiến Nga và hình thành một chủ nghĩa mới – chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội đứng về giai cấp bị bốc lột, nông dân và công nhân. Thời kỳ phát triển đỉnh cao của nghĩa tư bản đồng nghĩa với sự tàn bạo của giới chủ với người công nhân.
Từ 1917, phong trào chống lại sự bốc lột của giới chủ tư bản đã lan rộng khắp thế giới. Bên cạnh đó, phong trào giải phóng dân tộc chống lại thực dân xâm lược phương tây cũng lan rộng. Người Mỹ và phương tây lo sợ về vị thế thống trị của họ.
Có một điều đặc biệt, trong cả 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 (1914-1918) và thứ 2 (1939 – 1945), người Mỹ chỉ tham chiến vào phút chót.
Điều này dẫn đến 2 lợi ích cho họ, đó là, bán vũ khí cho các bên tham chiến và chia lợi ích sau khi ngừng chiến. Nói chung họ là người chiến thắng. Các bên tham chiến đều thất bại. Nước Nga, có thể nói, đã gánh chịu nhiều thiệt hại nhất trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Các liên minh do người Mỹ tạo ra
NATO
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1949, nước Mỹ thành lập NATO với 14 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada và các nước nằm trên 2 bên bờ biển địa trung hải: Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha và Iceland.
Để đối phó với NATO, năm 1955, Liên Xô thành lập Warsaw. Có thể nói NATO là tổ chức liên minh quân sự đầu tiên mà Mỹ thành lập sau thế chiến thứ 2.
Hiện tại, đến 2022, NATO có 30 thành viên.
SEATO
Ngày 08 tháng 9 năm 1954, hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) được ký kết với 8 quốc gia thành viên. Đến ngày 19 tháng 2 năm 1955, bộ máy vận hành SEATO được thiết lập tại BangKok, Thái Lan.
Về bản chất, có thể nói, SEATO là một phiên bản của NATO tại Đông Nam Á. Mục đích của nó là phòng thủ hoặc chiến tranh tập thể. Mặc dù vậy, chỉ có 2 quốc gia tại Đông Nam Á tham gia vào SEATO là Philippines và Thái Lan. Phần lớn các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á không muốn tham gia.
Đến 30 tháng 6 năm 1977, SEATO chính thức giải thể.
Điều này có thể giải thích, phần lớn các quốc gia tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, không giống các nước phương tây, không muốn liên minh quân sự để chống lại nước khác.
ANZUS
Ngày 01 tháng 09 năm 1951, Mỹ thiết lập hiệp ước phòng thủ ANZUS với Úc và New Zealand. Mục tiêu của ANZUS là chống lại cuộc tấn công vào 3 nước trong liên minh. Có thể nói, Mỹ chính là nước bảo trợ chính.
Đến 1984, New Zealand có tranh chấp với Mỹ về việc tàu USS Buchaman có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cập cảng vào nước này, nên Mỹ tuyên bố đã phá bỏ hiệp ước với New Zealand. Tuy nhiên, giữa Úc và New Zealand vẫn còn tuân thủ hiệp ước.
CENTO
Nó được tạo lập vào ngày 24 tháng 02 năm 1955 dưới sự thúc giục của Mỹ và Anh với tên gọi METO hay hiệp ước trung đông. Năm 1959, METO được đổi tên thành CENTO (hiệp ước trung tâm).
Do vấn đề nội bộ, Hoa Kỳ không chính thức tham gia hiệp ước, mặc dù vẫn giữ tư cách thành viên không chính thức. 5 thành viên sáng lập ban đầu là Thỗ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Pakistan, Anh. Năm 1959, Iraq rút khỏi CENTO.
Mục tiêu của CENTO là chống lại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội đang phát triển ở trung đông. Năm 1979, CENTO chính thức giải thể.
Có thể nói rằng, về mặt an ninh, Mỹ đã xây dựng các hiệp ước an ninh quân sự trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, cho đến nay, NATO là hiệp ước phòng thủ và chiến tranh tập thể còn tồn tại và hiệu quả nhất.
Thực tế, mục tiêu của NATO là thực hiện chiến tranh tập thể do mỹ dẫn đầu. Bằng chứng là NATO đã thực hiện ném bom Nam Tư và Iraq.
Bên cạnh đó, NATO còn có mục đích là bao vây nước Nga. Điều này được thể hiện, năm 1999, NATO kết nạp Hungary, Bulgaria, Séc và Ba Lan.
Năm 2004, NATO tiếp tục kết nạp Latvia, Lithuania (Litva), Slovakia , Slovenia, Albania, Croatia. Có thể nói, hai đợt kết nạp thành viên năm 1999 và 2004 đã bao vây phần lớn lãnh thổ Nga, chỉ còn Ukraina, Belarus và Phần Lan là chưa tham gia liên minh.
QUAD – Nhóm đối thoại an ninh bốn bên
QUAD về nguyên tắc là một diễn đàn đối thoại an ninh của Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ. QUAD còn có tên gọi là Bộ tứ kim cương. Diễn đàn QUAD không được tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, các thành viên QUAD còn tổ chức các cuộc tập trận chung. Trên thực tế, QUAD được xem như là đối trọng để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực biển Thái Bình Dương.
AUKUS
AUKUS là hiệp ước an ninh 3 bên, bao gồm: Mỹ, Anh và Úc. Có một điều thú vị, cả 3 nước này đều cùng một nguồn gốc là Anglo-Saxon và đều nói 1 thứ tiếng, tiếng Anh.
Theo hiệp ước AUKUS, Mỹ và Anh sẽ giúp đỡ Úc đóng các tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chính vì điều này, Úc đã hủy hợp đồng đóng tàu chạy bằng năng lượng thông thường với Pháp.
Mục tiêu của AUKUS chính là kiểm soát Trung Quốc trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. AUKUS được thông báo chính thức vào ngày 15 tháng 9 năm 2021.
Five Eyes
Five Eyes (Thỏa thuận UKUSA) là hiệp ước chia sẽ thông tin tình báo giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand. Tương tự như AUKUS, Các thành viên Five Eyes đều là người Anglo-Saxon và cùng nói một ngôn ngữ.
Five Eyes được hình thành năm 1941 theo hiến chương Atlantic để chia sẽ thông tin tình báo giữa Mỹ và Anh. Mục đích hình thành Five Eyes là giám sát các quốc gia tham chiến và hậu chiến tranh thế giới thứ 2.
Five Eyes vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay. Hiện tại, bên cạnh thông tin tình báo, Five Eyes còn thu thập và giám sát thông tin tất cả công dân trên toàn cầu.
Vào tháng 05 năm 2022, mạng lưới tình báo Five Eyes cam kết giúp đỡ Ukraina trong việc điều tra cáo buộc tội phạm chiến tranh của lính Nga tham chiến. Họ cũng giúp đỡ tòa án hình sự quốc tế trong việc cung cấp chứng cứ liên quan đến tội phạm chiến tranh, chủ yếu nhằm vào Nga.
Từ khóa: Chiến sự Nga – Ukraina mới nhất, xung đột Nga – Ukraina, Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, đối đầu Nga – NATO, Chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh, Khối BRICS, xung đột Nga – Mỹ, đối đầu Nga – Mỹ, cách mạng màu, cách mạng Maidan 2014, tiểu đoàn Azov, phát xít Ukraina là ai, phát xít Đức.