Nghịch lý Xeno (Xeno’s Paradox) là một thí nghiệm tư duy triết học nổi tiếng, thách thức sự hiểu biết của chúng ta về chuyển động và thời gian. Nó được đặt theo tên của triết gia Hy Lạp cổ đại, Zeno xứ Elea, người đầu tiên đề xuất nghịch lý này.
Nghịch lý này bao gồm một loạt các lập luận nhằm chứng minh rằng, chuyển động là không thể, hoặc ít nhất – nó là một ảo ảnh. Lập luận nổi tiếng nhất trong số này là Nghịch lý phân đôi, diễn ra như sau:
Giả sử bạn muốn đi bộ từ điểm A đến điểm B. Trước khi đến được điểm B, bạn phải đi được một nửa quãng đường từ A đến B. Chúng ta hãy gọi điểm này là C.
Nhưng trước khi đến được điểm C, bạn phải đi được một nửa quãng đường từ A đến C, mà chúng ta có thể gọi là điểm D. Nhưng trước khi đến được điểm D, bạn phải đi được một nửa quãng đường từ A đến D, mà chúng ta có thể gọi là điểm E. Và cứ thế, vô tận (infinitum).
Theo lập luận này, bạn không bao giờ có thể thực sự đến được điểm B, vì trước tiên bạn luôn phải đi một nửa quãng đường còn lại. Điều này thường được gọi là ‘hồi quy vô hạn’ (infinite regress). Vậy làm sao có thể giải thích được thực tế là chúng ta thực sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác?
Xem thêm: Ba nghịch lý thú vị do các triết gia Hy Lạp cổ đại tạo ra để giải đố?
Một giải pháp cho nghịch lý này là nhận ra rằng, nó dựa trên sự hiểu lầm về bản chất của vô hạn (vô cực). Mặc dù có vô số điểm giữa bất kỳ hai điểm nào cho trước, điều này không có nghĩa là phải mất vô số thời gian để đi qua chúng. Trên thực tế, chúng ta có thể chia khoảng cách giữa hai điểm thành các khoảng nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa, nhưng luôn có một khoảng nhỏ nhất có thể đi qua trong một khoảng thời gian hữu hạn.
Một giải pháp khác là sử dụng phép tính vi phân, cho phép chúng ta tính tổng một chuỗi số vô hạn để đạt được một giá trị hữu hạn. Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng phép tính vi phân để cộng vô hạn khoảng cách mà chúng ta phải đi để đến đích.
Xem thêm: Nghịch lý Theseus: Thí nghiệm tư duy hấp dẫn cho đến ngày nay
Nghịch lý Xeno đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận và phân tích trong nhiều thế kỷ, và đã dẫn đến những phát triển quan trọng trong toán học và triết học. Nó cũng có tác động đáng kể đến cách chúng ta suy nghĩ về chuyển động và thời gian, và tiếp tục là nguồn cảm hứng và sự say mê cho các nhà tư tưởng trong nhiều lĩnh vực.
Hình minh họa: Nghịch lý Xeno – Thí nghiệm tư duy triết học. Ảnh Steve Patterson
Tác giả: Nakshatra – Hội Thiên văn học và Toán học
Nguồn: Nakshatra – medium.com – Mỹ