Ngành Công Nghiệp Châu Âu Sẽ Ngừng Hoạt Động Hoàn Toàn: Điều Gì Đang Chờ Đợi Họ

Theo dữ liệu mới nhất, vào tháng 10/2022, hoạt động kinh doanh ở khu vực đồng Euro tiếp tục chậm lại – các chỉ số giảm xuống mức thấp nhất trong 23 tháng.  Đồng thời, sự sụt giảm rõ rệt

Theo dữ liệu mới nhất, vào tháng 10/2022, hoạt động kinh doanh ở khu vực đồng Euro tiếp tục chậm lại – các chỉ số giảm xuống mức thấp nhất trong 23 tháng. 

Đồng thời, sự sụt giảm rõ rệt nhất trong lĩnh vực sản xuất. 

Nếu không tính đến các số liệu thống kê trong thời kỳ của đại dịch, thì tại thời điểm hiện tại, mức suy giảm tối đa trong sản xuất công nghiệp kể từ năm 2012 đã được ghi nhận.

Dưới ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine, giá năng lượng thế giới vẫn ở mức cao, liên quan đến việc châu Âu, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. 

Gần đây, trước tình hình ngày càng trầm trọng, ngành công nghiệp của khu vực rơi vào tình trạng hết sức khó khăn – ngày càng nhiều doanh nghiệp giảm sản xuất, ngừng hoạt động hoặc chuyển kinh doanh ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi EU đã được các doanh nghiệp châu Âu cân nhắc.

Phi công nghiệp hóa hay dịch chuyển sản xuất không phải là một chủ đề mới đối với châu lục này. 

Trong những thập kỷ, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, sự gia tăng liên tục của năng suất lao động và tốc độ tăng nhanh về nhu cầu dịch vụ ở tây Âu, dẫn đến tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đã giảm xuống. 

Giữa những năm 1980 và đầu thế kỷ này, các nước thành viên EU có xu hướng hạ thấp ngành công nghiệp sản xuất, dẫn đến việc “phi công nghiệp hóa” ngày càng gia tăng. 

Năm 2007, tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP ở hầu hết các nước EU, ngoại trừ Đức, đều dưới 20%. Đáng kể nhất, ở Ý con số này là 16%, ở Pháp là 12%, và ở Anh dưới 10%. 

Chiến lược của EU: Thất bại

Năm 2012, EU đã công bố chiến lược tái công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP lên 20% vào năm 2020. 

Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng nợ và Brexit, đầu tư vào sản xuất không tăng đáng kể và tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP không đạt được mục tiêu đề ra.

Sau đó, đại dịch Covid 19 khiến chỉ số này giảm xuống dưới 15% vào năm 2020. 

Mặc dù tăng khiêm tốn vào năm 2021, nhưng các số liệu vẫn thấp hơn mức của năm 2012. 

Đại dịch đã làm đảo lộn các kế hoạch này, và cuộc khủng hoảng Ukraine sau đó đã kéo châu Âu vào một vòng “phi công nghiệp hóa mới”. 

Từ lâu, các quốc gia hàng đầu trong khu vực, đặc biệt là Đức, đã và đang củng cố lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu và phát triển, chuyên môn hóa, chất lượng, thương hiệu, thiết kế và sản xuất theo yêu cầu. 

Một hỗ trợ quan trọng trong việc này là nhờ nguồn năng lượng tương đối ổn định và rẻ tiền từ Nga (Moscow), đặc biệt là khí đốt tự nhiên. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất EU kiểm soát chi phí trong giới hạn hợp lý. 

Sau khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, châu Âu đã đẩy nhanh tốc độ giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nhưng trong một thời gian ngắn, họ không thể giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng thông qua thay thế nhập khẩu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Điều này khiến giá năng lượng tăng mạnh. Giá năng lượng quá cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp chế biến, sản xuất, bảo quản, vận chuyển và nhiều lĩnh vực khác của họ.

Chi phí sản xuất và vận hành của doanh nghiệp EU đã tăng lên đáng kể và lợi nhuận bị thu hẹp. 

Trong một số trường hợp, thiệt hại lớn đến mức, việc bắt đầu sản xuất thậm chí không còn ý nghĩa gì, kết quả là một số lượng lớn doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.

Đến cuối tháng 9/2022, công suất của các ngành sản xuất nhôm, kẽm, thép, hóa chất và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác ở EU đã giảm gần một nửa do ngừng sản xuất hoặc chuyển ra nước ngoài. 

Ngoài ra, một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm chất lượng cao đã tuyên bố phá sản hoặc đang tồn tại cầm chừng. 

Vào tháng 8, Dr. Schneider Unternehmensgruppe, công ty sản xuất vật liệu nội thất xe hơi có tuổi đời 95 năm, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, gây ra một làn sóng náo động mạnh mẽ ở Berlin và toàn châu Âu. 

Cùng lúc đó, hãng sản xuất giấy vệ sinh nổi tiếng Hackle cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, và một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn nhất, Bgra, cho biết họ đang cân nhắc rút khỏi Đức.

Theo dự báo của nhiều tổ chức nghiên cứu, một làn sóng phá sản mạnh mẽ hơn đang chờ đợi châu Âu vào năm 2023. 

Viện nghiên cứu kinh tế Đức đã dự đoán rằng, số vụ phá sản công ty ở Đức sẽ tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm tới. 

Theo hiệp hội bán lẻ Ý, ít nhất 120.000 doanh nghiệp nhỏ ở nước này sẽ đứng trước bờ vực phá sản trong nửa đầu năm 2023. 

Theo công ty bảo hiểm Atradius Credit Insurance, vào năm 2023, hơn 4.100 doanh nghiệp ở Hà Lan đang phải đối mặt với tình trạng phá sản, con số này cao hơn 77% so với năm 2022. 

Dựa trên cơ sở này, ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs cảnh báo rằng, tình hình năng lượng khó khăn khiến châu Âu có nguy cơ “phi công nghiệp hóa” – ngừng sản xuất với quy mô lớn.

Lý do chính của đợt phi công nghiệp hóa này là do khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, khả năng thích ứng và linh hoạt của EU là khá hạn chế.

Thứ nhất, giá khí đốt tự nhiên hiện nay vẫn cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ các năm trước. 

Chính phủ các nước EU không có đủ nguồn lực tài chính để cung cấp cho doanh nghiệp khoản đền bù, do chi phí năng lượng tăng cao. Ngoài ra, việc áp dụng quá nhiều các biện pháp hỗ trợ sẽ dẫn đến tăng mức nợ chính phủ, dễ gây ra “sóng gió” trên thị trường nợ. 

Thứ hai, đại đa số các công ty trên bờ vực phá sản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất chủ yếu tập trung ở châu Âu, và họ sẽ khó tồn tại. 

Trong trung và dài hạn, nếu quá trình phi công nghiệp hóa (đình trệ sản xuất) tiếp tục, nó sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế và xã hội châu Âu. 

Trước hết, việc mất đi các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của châu lục. 

Đặc biệt, việc cắt giảm quy mô sản phẩm mạnh mẽ của ngành thép sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tự cung tự cấp của một số nguyên liệu quan trọng.

Trong khi tình trạng thiếu hụt các nguyên liệu chính như kẽm sẽ gây ra sự chậm lại trong phát triển năng lượng tái tạo và nền kinh tế tuần hoàn. 

Thứ hai, có một số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất sáng tạo quy mô vừa và nhỏ ở EU. 

Việc họ phá sản hoặc chuyển ra nước ngoài sẽ làm suy yếu năng lực đổi mới tổng thể của châu Âu. 

Thứ ba, việc doanh nghiệp phá sản hoặc sẽ trực tiếp và gián tiếp dẫn đến mất việc làm, làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp. 

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ồ ạt chắc chắn sẽ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội. 

Cuối cùng, “phi công nghiệp hóa” sẽ làm giảm ảnh hưởng của châu Âu trong việc định hình các quy tắc thị trường quốc tế và các tiêu chuẩn công nghiệp thông qua thương mại, đầu tư và các kênh khác. Kết quả là, làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của lục địa già.

Tác giả: Sun Yanhong, Viện nghiên cứu châu Âu, Viện khoa học xã hội Trung Quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang