Nga – Ukraine: Nhìn Lại Lịch Sử Để Hiểu Chuyện Gì Đang Xảy Ra

Ukraine như một ‘vùng biên giới’: Lịch sử tóm tắt về vị trí của Ukraine giữa Châu Âu và Nga. Lịch sử cần khách quan và tránh cảm xúc!

Zelensky và tổng thư ký NATO - Ảnh: AFP

Tác giả: Sheila Fitzpatrick, giáo sư lịch sử tại Viện khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Công giáo Australia

Một cách giải thích tên “Ukraine” là: Vùng biên giới.

Các vùng biên giới có liên quan đến sự đa dạng và sự hiểu biết mang tính cạnh tranh giữa cộng đồng và quốc gia.

Họ luôn là sự pha trộn của những người có ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục khác nhau. Một số người sẽ xem mình như ‘người thân’ của những người ở bên kia biên giới, một số thì ngược lại.

Ở Ukraine, phía tây (Châu Âu) là một bên biên giới, phía đông (Nga) là một bên khác.

Trong số những người ở miền đông Ukraine (Donetsk, Luhansk) có xu hướng hướng về phương Đông là hậu duệ của nông dân Nga, giống như cha mẹ của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, người đã đến làm việc tại các mỏ Donbass vào khoảng đầu thế kỷ 20.

Ở những vùng biên giới như Ukraine, thường có những câu chuyện về nguồn gốc ‘cạnh tranh’ nhau.

Người Ukraine kể câu chuyện về nguồn gốc của quốc gia Ukraine từ thế kỷ 11 ở Kiev, sống sót qua nhiều thế kỷ dưới sự áp bức của Nga và Ba Lan, và cuối cùng, thoát ra khỏi đống đổ nát của Liên Xô với tư cách là một quốc gia Ukraine có chủ quyền vào năm 1991.

Đối với người Nga, các tỉnh miền tây và miền nam Ukraine ngày nay được gọi là “Ukraine”, là nơi sinh sống của những người dân vùng biên giới Slav (người Ukraina), những người thực chất là người Nga. Họ xem vùng đất này là một phần của Đế quốc Nga trong nhiều thế kỷ.

Báo chí phương tây coi câu chuyện về nguồn gốc Ukraine là “sự thật” và câu chuyện của Nga là “dối trá”. Nhưng, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Giống như tất cả các câu chuyện gốc, cả hai đều là sự kết hợp giữa thực tế lịch sử và trí tưởng tượng chính trị.

Xem thêm: Ukraina Được Nga Tạo Ra Như Thế Nào?

Một đất nước hiện đại mang tên Ukraine

Lịch sử hiện đại của Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập, bao gồm một vài năm đầy biến động của Cộng hòa nhân dân Ukraine lung lay giữa sự sụp đổ của Đế quốc Nga năm 1917 và sự hợp nhất của Liên Xô vào năm 1920.

Bản đồ này được đăng trên tờ New York Times vào tháng 2 năm 1918 cho thấy ranh giới của Cộng hòa nhân dân Ukraine tồn tại từ năm 1917-1920. Ảnh Wikimedia Commons

Trớ trêu thay, việc sáp nhập Ukraine vào Liên Xô với tư cách là một trong những nước cộng hòa cấu thành ban đầu, lại là một cột mốc quan trọng trên con đường đi tới chủ quyền quốc gia.

Sự hợp nhất này đã thiết lập các ranh giới lãnh thổ, công nhận người Ukraine là quốc tịch chính thức, và trong 70 năm, đã mang lại cho các nhà lãnh đạo cộng sản của nước cộng hòa Ukraine một mức độ tự chủ đáng kể (tăng dần theo thời gian) trong thời Liên Xô.

Ukraine thời hậu Xô Viết đã xây dựng bản sắc dân tộc xung quanh ký ức về Holodomor, nạn đói đầu những năm 1930 được nhà nước Ukraine hiện tại và một số nhà sử học phương Tây xem là một hình phạt mà Stalin cố tình trừng phạt người Ukraine.

Chắc chắn có những chương đen tối trong lịch sử Ukraine thuộc Liên Xô, cũng như của Liên Xô nói chung.

Bản đồ này thể hiện các khu vực xảy ra nạn đói ở Liên Xô năm 1932–1933, với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất được tô màu đen. Ukraina được đánh dấu bằng số ‘12’. Ảnh Wikimedia Commons

Từ giữa những năm 1950, quan chức hàng đầu ở Ukraine luôn là người Ukraine, và Ukraine có người trong Bộ chính trị (cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Liên Xô) và có ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề quốc gia của Liên Xô.

Chủ nghĩa dân tộc và cuối cùng là cảm giác ly khai gia tăng ở Ukraine trong thời kỳ perestroika (cải cách) của Gorbachev (1985-91), nhưng ít hơn ở các nước vùng Baltic hoặc thậm chí ở Kavkaz (Caucasus).

Cuối tháng 3 năm 1991, 70% dân số Ukraine đã bỏ phiếu ở lại Liên Xô.

Nhưng đến tháng 12 năm 1991, đại đa số người Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ chủ quyền độc lập.

Bản đồ Ukraine năm 1993, sau khi giành được độc lập từ Nga. Wikimedia Commons

Người quen và người thân: Nga – Ukraine

Trong quá khứ và được thể hiện rõ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, Ukraine đã hướng về ‘nền dân chủ’ phương Tây, việc chối bỏ quá khứ cộng sản và phủ nhận mối liên hệ với Nga đã được chính phủ và người dân Ukraine thể hiện một cách ấn tượng.

Tuy nhiên, những người Nga có ký ức cách đây 30 hoặc 40 năm có thể nhìn nhận tình hình Ukraine theo cách khác, đặc biệt là người Ukraine ở phía đông.

Xem thêm: Nga – Ukraine: Quá khứ, Hiện Tại Và Tương Lai

Đây không chỉ là vấn đề của một nhà độc tài bị lừa dối (tổng thống Vladimir Putin) dẫn dắt nước Nga vào xung đột Ukraine. Đây là câu chuyện về thái độ và giả định của đa số người dân Nga, những người cho đến nay vẫn ủng hộ Putin và chính sách Ukraine của ông ấy.

Quyết định kinh hoàng và bi thảm tấn công Ukraine có thể chỉ của riêng Putin. Các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc xâm lược của Nga là một chỉ dẫn không đáng tin cậy cho tương lai.

Không rõ liệu thế hệ trẻ hậu Xô Viết – đặc biệt là những thanh niên phải nhập ngũ – có nhìn nhận Ukraine và định hướng phương Tây hiện tại của nước này – giống như những người lớn tuổi của họ hay không.

Các cuộc chiến tranh trong quá khứ của Putin và các hành động quân sự quốc tế (Chechnya, Crimea) đã nâng cao uy tín của ông ở trong nước, nhưng đó đều là những cuộc chiến thành công. Cho đến nay, cuộc phiêu lưu ở Ukraine của Nga có vẻ chưa có kết quả cuối cùng.

Trong trường hợp Crimea (như tất cả người Nga đều biết, đã được chuyển từ Nga sang Ukraine vào năm 1954 theo ý thích của Khrushchev), cuộc xâm lược này về cơ bản là không đổ máu.

Chechnya đẫm máu nhưng nạn nhân không phải là người Slav.

Vẫn còn phải xem quân đội Nga và người Nga ở quê nhà sẽ cảm thấy thế nào về xung đột Ukraine: Những người anh em Slav của họ.

Xem thêm: Nga – Ukraine: Lịch Sử Đại Nga và Tiểu Nga

Hình minh họa – Zelensky và tổng thư ký NATO. Ảnh: AFP

Nguồn: Sheila Fitzpatrick – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang