Cho đến bây giờ, ngày 20 tháng 06 năm 2022, hai nước Cộng hòa ly khai vùng Donbass vẫn chưa tiến hành trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga, như kịch bản của bán đảo Crimea. Về mặt lịch sử, bán đảo Crimea trước đây là thuộc Nga chứ không phải của Ukraina.
Chính tổng bí thư Nikita Khrushchev đã chuyển giao Crimea cho Ukraina vào năm 1954. Trong thời kỳ Xô Viết, điều này không có gì phải tranh cãi vì tất cả thuộc về cùng một quốc gia liên bang. Nhưng khi Liên Xô sụp đổ, nó lại trở thành vấn đề.
Một điều đặc biệt, Nikita Khrushchev được sinh ra tại Ukraina. Phần lớn người dân sống ở Crimea là người gốc Nga, nên cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, sau cách mạng Maidan, sáp nhập vào Nga dễ dàng được thông qua là điều dễ hiểu.
Vấn đề sáp nhập hay trưng cầu dân ý đối với Donbass (Lugansk, Donetsk) và các vùng khác như Mariupol, Kherson, Severodonetsk, Zaporizhia, Kharkiv, Poltava, Dnipropetrovsk (phía nam thủ đô Kiev) chắc chắn sẽ diễn ra. Nó sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở về lại Ukraina.
Đến hiện tại, tức ngày 20 tháng 06 năm 2022, Nga đã “giải phóng” được khoảng 20% lãnh thổ Ukraina. Phần lớn cư dân sống ở những vùng này (phía đông) là nói tiếng Nga và gốc Nga. Những lãnh thổ đó trước đây là thuộc Nga, đúng hơn là đế quốc Nga, chứ không phải Ukraina.
Năm 1922, đại hội các dân tộc Nga đã tiến hành phân chia lãnh thổ từng nước. Như vậy, lãnh thổ Ukraina hiện nay là sản phẩm của những người cộng sản Nga.
Một câu hỏi đặt ra, việc sáp nhập các vùng ĐẤT PHÍA ĐÔNG có gây ra gánh nặng cho Nga về mặt kinh tế hay không?
Một bộ phận người Nga sẽ có suy nghĩ, họ phải gánh vác hay phải “nuôi” những người anh em của mình?
Chưa chắc ai phải nuôi ai?
Trên thực tế, những khu vực miền đông này là vùng công nghiệp quan trọng và nông nghiệp phì nhiêu của Ukraina. Các nền tảng công nghiệp của Ukraina đặt tại đây.
Mất vùng phía đông, nền kinh tế của Ukraina sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong 30 năm qua, Ukraina đã liên tục suy thoái. Trước đây họ từng là một cường quốc ở châu Âu. Đúng như vậy!
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraina đã thừa hưởng rất nhiều tài sản công nghiệp sản xuất và cả công nghiệp quân sự. Đáng lý, họ phải trở thành cường quốc, chứ không phải yếu kém và nghèo nàn như bây giờ.
Điều gì tạo ra sự xuống cấp của Ukraina?
Nói theo ngôn ngữ phương tây, thể chế dân chủ là quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhưng Ukraina là dân thủ thực sự, được phương tây hậu thuẫn. Nhưng rốt cuộc thì sao?
Có rất nhiều lý do giải thích cho sự yếu kém của Ukraina, nhưng một trong những lý do là thiếu sự đoàn kết và chia rẽ. Nhiều đảng phái, nhiều phe cánh sẽ tạo ra sự rạn nứt và thiếu đoàn kết nội bộ. Phương tây đã gây ra sự rạn nứt giữa miền đông và miền tây, ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina (phát xít Ukraina), chia rẽ người Ukraina bằng nhiều chiêu bài, trong đó có tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự.
Đó là bi kịch của Ukraina. Dân chủ kiểu phương tây không phải lúc nào cũng tốt. Thực tế, nó dễ gây sự hỗn loạn và xung đột hơn là ổn định
Dân chủ kiểu phương tây áp dụng tại phương đông sẽ dễ dàng tạo ra sự hỗn loạn, mất đoàn kết và cuối cùng là chia rẽ trầm trọng. Dân chủ thôi là chưa đủ!
Với việc Nga sáp nhập vùng Donbass, Ukraina xem như đã mất 25% doanh nghiệp luyện kim (kim loại nặng), 45% doanh nghiệp chế tạo máy, 45% công nghiệp khai thác than, 14% công nghiệp hóa chất.
Hiện nay, đến ngày 20 tháng 06 năm 2022, với việc giải phóng vùng Zaporozhye, Ukraina đã mất thêm hay Nga có thêm các cơ sở công nghiệp về động cơ máy bay (Motor sich), nhà máy thép Zaporizhstal, nhà máy thép không gỉ chuyên biệt Dneprospetsstal và các nhà máy điện.
Nói đúng hơn, những cơ sở công nghiệp này là của người Nga “ban cho” Ukraina, sau khi Liên Xô tan rã. Nói nhẹ nhàng là, Ukraina đã thừa hưởng những tài sản của Liên Xô, chính xác là Nga để lại.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Ukraina đã mất mát quá nhiều về kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dân số và điều tai hại nhất là sự chia rẽ trong xã hội Ukraina.
Chính sách giáo dục của Ukraina sau 2014 – cách mạng Maidan thành công do Mỹ và phương tây đứng ở đằng sau – là dạy lòng căm thù người Nga, cấm tiệt văn hóa Nga, Ngôn ngữ Nga, người Ukraina gốc Nga không được tham gia bầu cử. Một chính sách thật sự rất phản giáo dục. Người Ukraina chỉ biết dạy về lòng hận thù thì làm sao mà không tan hoang cho được.
Về mặt lịch sử, người Nga và Ukraina có quan hệ với nhau về mặt chủng tộc. Hãy nhìn vào ngôn ngữ, tiếng Nga và Ukraina thực chất là một, giống nhau tới 90%. Ukraina là một phương ngữ của tiếng Nga, giống như tiếng Hà Nội với Quảng Ngãi vậy.
Điều quan trọng là Nông Nghiệp, Cái mà Ukraina mất mát rất lớn.
Vùng phía Nam tại Donbass và lưu vực biển AZOV, thực sự rất màu mỡ cho nông nghiệp. Nơi đây sở hữu loại đất đen, một loại đất cực kỳ quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Đất đen là một loại đất mà không cần hoặc ít sử dụng phân bón, cây trồng vẫn phát triển tốt và năng suất rất cao. Các chất dinh dưỡng trong đất không mất đi sau mỗi mùa vụ. Điều này thì còn gì bằng cho trồng trọt nữa!
Rõ ràng, Nga đã có được vùng nông nghiệp phì nhiêu với lúa mì, ngũ gốc, trái cây và rau quả.
Người Mỹ khi đói có thể ăn Iphone – Người Nga khi đói có thể ăn bánh mì.
Tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng
Với việc tiếp cận biển AZOV và biển đen, điều này sẽ giúp phát triển ngành du lịch của Nga, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Nơi đây có khí hậu rất ôn hòa. Trong tương lai không xa, người Nga có thể không cần phải đến SOCHI để nghỉ dưỡng nữa, mà đến bờ biển AZOV và biển đen.
Về hạ tầng giao thông
Giải phóng Kharkiv và Zaporozhye đã giúp Nga khơi thông tuyến đường sắt giữa Moscow và Simferopol (thủ phủ của bán đảo Crimea). Tuyến đường sắt này đã tồn tại từ thời Liên Xô. Ngoài ra, có được Kherson đã giúp nối lại nguồn nước đến bán đảo Crimea.
Về đề thay thế nhập khẩu thay vì hướng về xuất khẩu của Nga
Vấn đề cấm vận của Mỹ và phương tây đã buộc Nga phải tìm cách phát triển các ngành công nghiệp của mình, từ điện tử cho đến ô tô. Điều này có thể giúp Nga hồi sinh lại các lĩnh vực công nghiệp trước đây để thay thế nhập khẩu. Đó là điều bắt buộc Nga phải làm vì sự sinh tồn của mình.
Tất nhiên, Nga sẽ phải quay về châu Á và buộc phải từ bỏ châu Âu. Mặc dù quay về châu Á, buộc Nga phải cạnh tranh với chiến lược châu Á thái bình dương của Mỹ (Hoa Kỳ). Lúc này hai siêu cường kinh tế là Trung Quốc và quân sự là Nga buộc phải kết hợp nhau để đương đầu với Hoa Kỳ (Mỹ).
Người Mỹ thường đánh giá hay lựa chọn tổng thống qua những gì có trong ví của họ.
Câu chuyện còn ở phía trước, nhưng hiện tại Mỹ và châu Âu đang gặp khó khăn vì lạm phát, thiếu điện, giá lương thực và giá dầu tăng. Thiếu dầu hoặc giá dầu tăng, nền công nghiệp, thương mại và kinh tế sẽ gặp khó khăn.
Chiến sự Nga – Ukraina sẽ tiếp diễn và mọi chuyện còn ở phía trước! Xung đột Nga-Ukraina sẽ tiếp tục chừng nào Mỹ và phương tây muốn thì mới dừng.
Từ khóa: Chiến sự Nga Ukraina mới nhất, xung đột Nga – Ukraina, Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, đối đầu Nga và Mỹ – NATO, kinh tế Nga, lệnh cấm vận Nga, chừng nào hết cấm vận, lệnh cấm vận Nga.