Nga Đình Chỉ Thỏa Thuận Ngũ Cốc: Phương Tây Đáp Trả Như Thế Nào?

Các nước phương tây đã chỉ trích Nga vì đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc, nhưng đây là lời nói suông. Bởi vì họ phớt lờ thực tế, các lệnh trừng phạt của chính họ đối với Moscow, đã tạo

Các nước phương tây đã chỉ trích Nga vì đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc, nhưng đây là lời nói suông.

Bởi vì họ phớt lờ thực tế, các lệnh trừng phạt của chính họ đối với Moscow, đã tạo ra nhiều mối đe dọa hơn, đối với thị trường lương thực toàn cầu.

Chính vì những hành động quá khích của họ mà xung đột đang leo thang. Điều này được các chuyên gia Trung Quốc nêu ý kiến, sau khi nghe phương tây lên án Điện Kremlin đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc và gọi hành động của Moscow là “phi lý”.

Hôm thứ 7, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố đình chỉ thực hiện các thỏa thuận về xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine. Họ giải thích điều này là do một “cuộc tấn công khủng bố” nhằm vào các tàu của hạm đội biển Đen và các tàu dân sự đảm bảo an ninh cho hành lang.

Các nhà chức trách Ukraine không xác nhận hoặc phủ nhận vụ tấn công. Nhưng theo RT, họ gọi quyết định đình chỉ thương vụ của Nga là “hành động tống tiền sơ đẳng”.

Thỏa thuận quan trọng này giữa Moscow và Kyiv đã được ký kết tại Istanbul vào tháng 7 thông qua trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thỏa thuận này đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Nó đã được coi là rất quan trọng, trong việc, xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, và giúp các nước nghèo nhất thế giới thoát khỏi nạn đói.

Ngay sau khi nghe thông tin Moscow đình thỏa thuận ngủ cốc, tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng tố cáo quyết định này, gọi nó là “thái quá” và nói rằng nó sẽ dẫn đến “nạn đói gia tăng”.

“Không có lợi ích gì trong những gì họ đã làm. LHQ đã đồng ý về thỏa thuận này”, Biden nói.

Liên minh châu Âu, hôm chủ nhật, cũng thúc giục điện Kremlin “hủy bỏ” quyết định đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell cho biết:

“Quyết định của Nga ngừng tham gia vào thỏa thuận biển Đen gây nguy hiểm cho con đường xuất khẩu chính, đối với ngũ cốc và phân bón, vốn rất cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, do chiến dịch quân sự chống lại Ukraine”.

Li Ziguo, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, nói với Global Times, phương tây đang cố tình phớt lờ thực tế rằng, sau vụ tấn công khủng bố ở cầu Crimea, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự đã gia tăng đáng kể. 

Ông lưu ý rằng hành động của Moscow là phản ứng trước các cuộc tấn công nhằm vào các tàu của hạm đội biển Đen và các tàu dân sự.

Trong một kịch bản như vậy, tất cả các bên liên quan, đặc biệt là phương tây, nên kiềm chế để không leo thang và không đổ thêm dầu vào lửa, Li nói thêm.

Chính phủ Nga tuyên bố rằng, các cơ quan tình báo Anh đã giúp phát triển một kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào hạm đội của nước này có trụ sở tại thành phố cảng Sevastopol của Crimea vào thứ 7. 

Cơ quan TASS (hãng thông tấn Nga) trích dẫn tuyên bố này có liên quan đến Bộ quốc phòng liên bang Nga. Bộ quốc phòng Anh phủ nhận những tuyên bố đó.

Phát biểu với báo giới hôm chủ nhật, đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov cho biết:

“Phản ứng của Washington đối với cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cảng Sevastopol này thực sự gây phẫn nộ”. 

Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không lên án “những hành động liều lĩnh của chế độ Kyiv”.

Theo các chuyên gia, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc sẽ có tác động lớn nhất tới các nước Trung và Đông Âu, cũng như châu Phi.

Bằng cách đình chỉ thỏa thuận, Nga, với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ cung cấp miễn phí 500.000 tấn ngũ cốc cho các nước nghèo nhất thế giới trong 4 tháng tới. 

Điều này đã được Bộ trưởng nông nghiệp liên bang Nga Dmitry Patrushev công bố hôm thứ 7, phát biểu trên kênh truyền hình Russia 24.

“Phương tây luôn cáo buộc Nga là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Đây là một âm mưu tiêu biểu và phỉ báng nước này. Họ nên tự đặt câu hỏi: Moscow sẽ thu được gì khi tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường lương thực toàn cầu”?

Wang Yiwei, Đại học Renmin Trung Quốc, nói với Global Times hôm chủ nhật.

Ông nói thêm: “Các biện pháp trừng phạt có nghĩa là Moscow không thể nhập khẩu phân bón và hạt giống mà nước này cần. Và đây là lý do sâu xa hơn khiến giá cả trên thị trường thế giới tăng vọt, và là mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với an ninh lương thực toàn cầu”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang