Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Moscow đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm thị trường mới và xuất khẩu hàng hóa của mình. Nga đang mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác, trong bối cảnh bị các nước phương tây dẫn đầu là Mỹ “cô lập quốc tế”.
Năm 2019, hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần đầu tiên được tổ chức tại Sochi và trước đó, Moscow đã tăng đầu tư vào Lục địa đen.
Petersburg, nơi có bề dày lịch sử, đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2, với sự tham dự của 17 nguyên thủ quốc gia, cũng như đại diện của 10 quốc gia châu Phi. Trong khuôn khổ của nó, các vấn đề kinh tế đã được thảo luận, vốn gây lo ngại lớn cho nhiều nước châu Phi do việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc giữa Moscow và Kiev.
Putin, người nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ và đối tác chiến lược với châu Phi, đã hứa sẽ viện trợ và cung cấp ngũ cốc cho các nước châu Phi.
Ông tuyên bố rằng, Nga sẽ cung cấp thực phẩm miễn phí cho 6 quốc gia là Mali, Cộng hòa Trung Phi, Burkina Faso, Somalia, Eritrea và Zimbabwe.
Trong bối cảnh đó, Putin đặc biệt coi trọng Ai Cập về phát triển hợp tác chính trị và chiến lược. Nó sẽ trở thành trung tâm phân phối ngũ cốc của Nga sang các nước châu Phi khác, nhờ khu công nghiệp của Nga được thành lập ở khu vực Kênh đào Suez.
Nga và châu Phi có những lợi ích chung: Moscow đang cố gắng tìm kiếm các thị trường ngũ cốc và năng lượng mới – thay thế thị trường châu Âu.
Thông qua hợp tác với châu Phi, Nga đang tiến một bước đúng đắn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, bằng cách tăng cường đầu tư.
Theo số liệu thống kê được Putin đề cập tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi, xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Phi đã tăng 2,6 lần, trong khi thương mại giữa họ đạt khoảng 20 tỷ USD. Tất cả điều này cho thấy sự cần thiết của cả 2 bên để ký kết các thỏa thuận đáp ứng yêu cầu của họ.
Nhà lãnh đạo Nga cũng muốn giành được châu Phi về phía mình và tìm kiếm các đồng minh cho phép Nga chống lại ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Đóng góp của Putin cho vấn đề này, không chỉ liên quan đến việc mở rộng xuất khẩu sang các nước châu Phi, mà còn liên quan đến việc cung cấp kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp và công nghệ hiện đại.
Cũng có thể nói rằng, các quốc gia châu Phi có ảnh hưởng quốc tế bằng cách bỏ phiếu cho các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, một lần nữa, điều này rất quan trọng đối với Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Châu Phi coi việc mở rộng quan hệ đối tác chính trị và kinh tế với Nga là một lợi ích của mình trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực và năng lượng, với giá cả phải chăng.
Hơn nữa, bất chấp áp lực của phương tây, và đặc biệt là của Mỹ, đối với việc tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi, Mỹ muốn các nhà lãnh đạo châu Phi phải từ bỏ việc tham dự hội nghị thượng đỉnh. Mặc dù vậy, 17 tổng thống đã tham dự. Châu Phi rất ấn tượng với những gì Nga mang lại và những lợi ích to lớn có thể thu được từ một diễn đàn mà Moscow muốn thành công bằng mọi giá.
Bản thân việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ở St. Petersburg và nhiều thỏa thuận, dự án mà phía Nga và châu Phi đang lên kế hoạch thực hiện, là, bằng chứng cho thấy Nga đang theo đuổi một chính sách đối ngoại hiệu quả và không bị phương tây cô lập.
Vladimir Putin sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác ở cấp độ ‘Liên minh châu Phi’, cũng như riêng lẻ với từng quốc gia ở Lục địa đen, với mục đích đưa Nga thâm nhập các thị trường mới. Động thái chính trị và xoay trục sang châu Phi này, sẽ mang lại cho Nga sức mạnh khi đối mặt với ảnh hưởng của Mỹ và phương tây trên lục địa này.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần đầu tiên được tổ chức trong bầu không khí yên tĩnh, khác với hoàn cảnh hiện tại. Nó có sự tham dự của khoảng 43 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng. Lần này, Moscow đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với Lục địa đen, với giả định rằng, những gì bỏ ra bây giờ, họ sẽ bù đắp trong tương lai gần.
Tác giả: Hani Okal