Nga Cấm Xuất Khẩu Dâu Diesel: Nó Sẽ Làm Rung Chuyển Toàn Cầu

Năm nay, Nga đã vận chuyển hơn 1 triệu thùng nhiên liệu diesel mỗi ngày. Nhưng bây giờ Nga đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel

Dàn khoan dầu. Ảnh: Freepik.com

Quyết định cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng của Nga có nguy cơ gây gián đoạn nguồn cung nhiên liệu trước mùa đông sắp tới, nhưng hậu quả sâu sắc đến mức nào còn phụ thuộc vào lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga kéo dài bao lâu.

Theo Vortexa, Nga đã cung cấp hơn 1 triệu thùng dầu diesel mỗi ngày trong năm nay và là nước xuất khẩu bằng đường biển lớn nhất thế giới.

Phần lớn nguồn cung này, mà thị trường sẽ mất đi, gần như đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu ở Đức.

Việc mất nguồn cung và tăng giá sau đó, sẽ có tác động không chỉ đối với các nhà kinh doanh dầu mỏ và tài xế xe tải. Diesel cung cấp năng lượng cho tàu thuyền và xe lửa, đồng thời cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

Nói một cách đơn giản, loại nhiên liệu này cung cấp năng lượng cho phần lớn nền kinh tế thế giới.

Eugene Lindell, người đứng đầu bộ phận lọc dầu tại công ty tư vấn FGE cho biết: “Tất cả phụ thuộc vào thời gian”. Theo ông, các nhà máy lọc dầu của Nga “có thể hoạt động thêm 1 tháng nữa trước khi phải đóng cửa do thiếu kho dự trữ”.

Dòng chảy diesel của Nga

Nga cho biết, lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel chỉ là tạm thời, nhằm hạn chế giá nhiên liệu trong nước tăng cao, nhưng việc tiêu thụ hết ‘số thùng dầu diesel đó’ cho thị trường nội địa có thể là một nhiệm vụ khó khăn.

Một trong số chúng sẽ được đưa vào kho và theo nghĩa này, tình hình thuận lợi cho việc sửa chữa liên tục, tại một số nhà máy lọc dầu.

Tuy nhiên, sớm hay muộn, nước này sẽ phải tiếp tục xuất khẩu hoặc giảm khối lượng lọc dầu. Và lựa chọn cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu xăng ở ngay trong nước Nga.

Cohen Wessels, nhà phân tích sản phẩm dầu mỏ tại công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết: “Mặc dù lệnh cấm là vô thời hạn nhưng chúng tôi không hy vọng nó sẽ kéo dài”.

Phản ứng của thị trường đối với lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga

Mặc dù việc mất nguồn cung bất ngờ, do lệnh cấm xuất khẩu diesel của Nga, dẫn đến sự gia tăng các chỉ số quan trọng của thị trường dầu diesel, những động thái này tương đối ‘im lặng’ trước một sự kiện lớn như vậy, điều này cho thấy một số nhà giao dịch hoài nghi về tác động thực sự.

Theo Bloomberg, để đối phó với lệnh cấm, ở Tây Bắc Âu, giá dầu diesel tương lai chuẩn ICE Gasoil Crack đã tăng mạnh so với các hợp đồng dầu thô, tạm thời lên mức 37 USD/thùng và đạt mức cao nhất trong 5 ngày, theo Bloomberg.

Hợp đồng tương lai giao tháng 10/2023 cũng tăng so với tháng sau. Cấu trúc tăng giá, được gọi là ‘bù hoãn bán’, đạt gần 36 USD/tấn, chỉ là mức cao nhất trong 3 ngày.

Bức tranh lớn

Nguồn cung dầu diesel toàn cầu đã chịu áp lực nặng nề, ngay cả trước khi Nga công bố lệnh cấm xuất khẩu diesel.

Doanh thu của nhà máy lọc dầu bị hạn chế, do sự kết hợp giữa việc cắt giảm nguồn cung dầu thô từ OPEC+ và nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm đã lọc khác.

Trước khi bùng nổ chiến sự ở Ukraine, nguồn cung dầu diesel của Nga bằng đường biển chủ yếu đến các nước châu Âu.

Nhưng các lệnh trừng phạt đã làm đảo lộn dòng chảy thương mại diesel toàn cầu – nguồn cung sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt. Các điểm đến vận chuyển hiện tại khác bao gồm Brazil, Saudi Arabia và Tunisia.

Điều này không có nghĩa là các quốc gia này, sẽ phải chịu gánh nặng từ việc Nga cắt giảm nguồn cung.

Thị trường nhiên liệu diesel có tính chất toàn cầu. Ví dụ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoài dự kiến, thì hàng hóa từ các nhà cung cấp không phải của Nga có thể đến đó, thay vì châu Âu.

Cái gì tiếp theo từ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga?

Lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 21 tháng 9/2023, nhưng việc ngừng cung cấp sẽ không đột ngột và không thể hủy ngang.

Theo nghị quyết, các lô hàng nhiên liệu đã được Đường sắt Nga chấp nhận vận chuyển, hoặc đã có chứng từ xếp hàng để vận chuyển bằng đường biển vẫn được xuất khẩu. Như vậy, lưu lượng diesel sẽ giảm dần.

Nghị định cho biết, các trường hợp ngoại lệ (được phép xuất khẩu diesel) chỉ dành cho đối tác liên minh thương mại từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (Liên minh kinh tế Á-Âu), cũng như các thỏa thuận liên chính phủ, viện trợ nhân đạo và quá cảnh.

Khi lệnh cấm được dỡ bỏ sớm hay muộn, có nguy cơ nguồn cung của Nga sẽ bắt đầu phục hồi với tốc độ chóng mặt, khi các nhà xuất khẩu cố gắng bán nhanh các sản phẩm đã tích lũy trong kho.

Tác giả: Jack Wittels và Alex Longley

Bài viết này được hỗ trợ bởi Prejula Prem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang