Năm 2023 Thế Giới Đầy Bất Ổn!

Kinh tế thế giới năm 2023 quá phụ thuộc vào lãi suất của Mỹ. Năm 2023 nhiều bất ổn xảy ra. Kinh tế thế giới 2024?

Kinh tế 2023 và tương lai. Ảnh Euro News

Tác giả: Abdel Hafez Al-Sawy

Có vẻ như thập kỷ vừa qua chắc chắn là một thập kỷ bất ổn về tài chính và kinh tế ở cấp độ toàn cầu, khi nền kinh tế thế giới đã trải qua những sự kiện hết sức tiêu cực, bao gồm:

– Giá dầu lao dốc vào giữa năm 2014

– Sau đó là đại dịch virus Corona vào cuối năm cuối năm 2019 và đầu năm 2020

– Những hậu quả tiêu cực của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine vào tháng 2 năm 2022

– Tiếp theo là Hamas tấn công Israel (chiến dịch Đại Hồng Thủy Al-Aqsa)

– Các cuộc tấn công hủy diệt của Israel vào Gaza

 – Lực lượng Houthi của Yemen tấn công các tàu liên quan Israel ở Biển Đỏ (biên tập).

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vào tháng 10 năm 2023”, đã tuyên bố, tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện tại rất mong manh và sẽ không vượt quá 3% vào năm 2023 và chỉ 2,9% vào năm 2024.

Báo cáo cũng chỉ ra lạm phát sẽ đạt 5,9% vào năm 2023, trong khi sẽ giảm xuống 4,8% vào năm 2024.

Một trong những dấu hiệu nổi bật trong quan hệ kinh tế quốc tế là xung đột Mỹ – Trung Quốc vẫn tiếp diễn, bất chấp cuộc gặp của tổng thống 2 nước tại Mỹ vào tháng 11 năm 2023.

Các cuộc đàm phán không đạt được bất cứ điều gì liên quan đến việc từ chối công nghệ Mỹ khỏi các công ty Trung Quốc, hoặc những bước đi mà Trung Quốc thực hiện để đáp lại các quyết định của Mỹ về vấn đề này.

Xem thêm: Đất Hiếm: Lá Bài Quan Trọng Của Trung Quốc Chống Lại Mỹ Và Phương Tây

Ở đây, cần phải lưu ý quan trọng về xung đột Mỹ – Trung Quốc, vì đây là xung đột lợi ích mà trong đó không có hệ tư tưởng.

Cả 2 bên đều tuân thủ cách tiếp cận kinh tế tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là phương trình thiên vị người giàu của nền kinh tế toàn cầu sẽ không thay đổi, ngay cả khi quan hệ trở lại bình thường.

Kinh tế thế giới phụ thuộc vào chính sách lãi suất của Mỹ

Trong năm 2023, nền kinh tế toàn cầu gặp phải một số vấn đề, bao gồm cả việc lãi suất liên tục tăng, đặc biệt là ở thị trường Mỹ, điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và làm tăng chi phí tài chính ở nhiều nước đang phát triển và mới nổi.

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ các sự kiện của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, sau đó là giá dầu và khí đốt tăng đáng kể, rồi giá lương thực tăng, làm dấy lên lo ngại về sự lặp lại cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực mà nền kinh tế toàn cầu đã trải qua trong năm 2006 và 2007.

Tỷ lệ lạm phát tăng lên mức chưa từng có ở Hoa Kỳ và Châu Âu, nơi tỷ lệ có lúc lên tới 9,1%, khiến các nhà hoạch định chính sách tài chính phải sử dụng ‘cơ chế lãi suất’ để hấp thụ lạm phát cao (tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát – biên tập).

Lãi suất có xu hướng tăng lên cho đến khi đạt mức 5,25% – 5,5%, trước khi Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) quyết định cố định ở mức này tại cuộc họp cuối cùng vào tháng 12 năm 2023.

Fed cho biết trong cuộc họp gần đây rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử của Hoa Kỳ đã kết thúc và chi phí đi vay sẽ giảm vào năm 2024.

Hậu quả của việc tăng lãi suất ở Mỹ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực ở Mỹ và toàn cầu:

Ở cấp độ Mỹ, vấn đề này đã dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng lớn, do khiếm khuyết trong cơ cấu tài chính được xây dựng dựa trên lãi suất thấp, buộc người gửi tiền tại các ngân hàng này phải rút tiền tiết kiệm và điều này gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các ngân hàng Mỹ.

Nhưng chính phủ Mỹ đã áp dụng chính sách hỗ trợ các ngân hàng này, bằng cách cung cấp thanh khoản cần thiết để vượt qua cuộc khủng hoảng ngân hàng và cứu họ khỏi phá sản.

Đối với phần còn lại của thế giới, lãi suất ở thị trường Mỹ vẫn là động lực thúc đẩy thị trường tài chính thế giới, cũng như việc hoạch định các chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất và các vấn đề tiếp theo liên quan đến nợ công, và sự gia tăng thâm hụt ngân sách chính phủ, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế gắn liền với đồng đô la.

Ở khu vực Ả Rập, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở các nước vùng Vịnh, có thái độ tự mãn trong việc tăng lãi suất bất cứ khi nào, Fed đưa ra quyết định như vậy.

Giá dầu là một ẩn số

Kể từ tháng 1 năm 2023, thị trường dầu mỏ đã trải qua những biến động thường xuyên, đôi khi do hiệu quả tăng trưởng kinh tế kém và đôi khi do các sự kiện chính trị ‘ở đây và ở đó’, nhưng những gì liên quan đến dữ liệu kinh tế của Mỹ hay Trung Quốc đã có tác động kỳ diệu đến việc biến động giá dầu – lên và xuống.

Mặc dù giá dầu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023 ổn định ở mức trung bình 85 USD/thùng, nhưng đối với dầu thô Brent, giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9, chứng kiến ​​sự sụt giảm rõ rệt cho đến khi đạt mức 72 USD/thùng.

Vào đầu tháng 9 năm 2023, giá dầu đã chứng kiến ​​sự cải thiện khi tăng trên 90 USD/thùng, nhưng mức tăng này không kéo dài lâu vì giá lại giảm vào tháng 12 năm 2023.

Thị trường cho chúng ta biết rằng, giá dầu thô Brent đang dao động trong khoảng từ 75 USD đến 100 USD/thùng.

Mặt khác, những sự kiện ở Dải Gaza, do sự tấn công của Israel vào Gaza, cũng như các sự kiện kinh tế tiêu cực và hậu quả đối với khu vực và thế giới; ngoài ra, Lực lượng Houthi đã kiểm soát việc di chuyển tự do ở Biển Đỏ đối với các tàu đến Israel (và của Israel) đã không dẫn đến bùng nổ giá dấu. Từ đây, ‘phương trình dầu mỏ’ được mô tả trên thị trường quốc tế là không rõ ràng.

Xem thêm: Houthi Kiểm Soát Biển Đỏ: Mỹ Có Thể Làm Gì?

Ở Châu Âu, thị trường dầu khí đã được giải quyết trong năm 2023, với cái mà chúng ta có thể gọi là giải quyết khủng hoảng, quản lý nó một cách tập thể và cố gắng áp đặt một mức giá thống nhất cho dầu của Nga, giúp giảm gánh nặng tài chính cho các nước Châu Âu và tạo ra các điều kiện tốt hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc khủng hoảng này đã kết thúc, nhất là khi hóa đơn năng lượng của các nước phương Tây sau cuộc xung đột “Nga – Ukraine” ở mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Xem thêm: Chế Độ Đa Thê Chính Trị: Tại Sao Các Nước Ả Rập Không Theo Mỹ, Chống Lại Nga

Kinh tế các nước Ả Rập

Thực tế kinh tế các nước Ả Rập, khiến khó có thể mô tả đây là một nền kinh tế đồng nhất cả về hiệu suất lẫn kết quả.

Có những quốc gia sản xuất dầu – các quốc gia vùng Vịnh: Iraq, Algeria và Libya – có nền kinh tế và cơ cấu tài chính riêng biệt.

Có những quốc gia không có dầu mỏ, nhưng có nền kinh tế đa dạng như Ai Cập, Maroc, Jordan, Tunisia và Lebanon và các quốc gia rất nghèo hoặc kém phát triển như Sudan, Mauritania, Yemen, Djibouti, Somalia và Comoros.

Đối với các nền kinh tế dầu mỏ, tình hình tài chính của họ tốt hơn trong năm 2023 do giá dầu giúp hầu hết các ‘nước dầu mỏ’ đạt được thặng dư tài chính và cải thiện cán cân ngoại hối, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng vay nước ngoài – mặc dù vẫn phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ.

Đối với các quốc gia có nền kinh tế đa dạng, cũng được xếp vào nhóm thu nhập trung bình, hầu hết đều phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính, có thể được mô tả là ngột ngạt ở Ai Cập và Tunisia.

Về phía Lebanon, vấn đề được đánh giá là khó giải quyết, dù có trạng thái lạc quan sau khi đạt được thỏa thuận về biên giới trên biển và tạo điều kiện cho Israel thăm dò khí đốt ở các biên giới chung nhưng đến nay, Lebanon vẫn chưa đạt được thỏa thuận với IMF – tình hình tài chính và đời sống người dân rất khó khăn.

Ở Maroc và Jordan, chúng tôi thấy rằng, 2 nước đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng họ không gặp khó khăn trong việc huy động nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, không giống như tình hình ở Ai Cập, Tunisia và Lebanon.

Một bộ phận quan trọng của các nền kinh tế Ả Rập đã phải gánh chịu các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trong năm 2023, do xung đột vũ trang, đó là Libya, Syria, Yemen, Sudan, Somalia và Iraq. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Điều mới mẻ đối với Sudan là nước này đang hướng tới sự tan rã của nhà nước và sự khuất phục các nguồn lực kinh tế của mình đối với các bên xung đột.

Thổ Nhĩ Kỳ và những thành quả lung lay

Kể từ tháng 5 năm 2023, khi tổng thống Recep Tayyip Erdogan và liên minh chính trị của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đã có những thay đổi lớn về chính sách kinh tế, như lãi suất tăng từ 8,5% lên 40%, giá của đồng Lira so với đồng đô la liên tục giảm, vì nó hiện đang tiến gần đến 29 Lira mỗi đô la và dự kiến ​​sẽ đạt 30 đô la vào cuối năm 2023 (nhiều Lira hơn để đổi lấy đô la – theo nghĩa tỷ giá giảm, biên tập).

Về lạm phát, nó đạt 62% vào cuối tháng 11 năm 2022, sau khi ở mức khoảng 38% vào tháng 6 năm 2023, điều này để lại những tác động tiêu cực đến mức sống của người dân, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì hoạt động tích cực tốt trong hai lĩnh vực, xuất khẩu và du lịch.

Không có dấu hiệu cải thiện về các chỉ số tài chính và tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2024. Mặc dù quan hệ kinh tế đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến ​​sự cải thiện đáng chú ý với khu vực vùng Vịnh trong năm 2023, đặc biệt là với Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), dù ở cấp độ thương mại và đầu tư.

Xem thêm: 5 Nguyên Nhân Gốc Rễ Của Xung đột Israel – Palestine?

Xung đột Hamas – Israel và hậu quả kinh tế?

Một số người có thể đọc được những hậu quả tiêu cực về kinh tế của Israel, dưới hình thức ngừng một số hoạt động kinh tế và thương mại, hoặc tình hình tài chính của nước này bị gián đoạn do chi phí chiến tranh và tổn thất quân sự – về thiết bị, vũ khí và nhân lực.

Tình hình cũng có thể được giải thích dưới góc độ tác động đối với người dân Palestine ở Gaza, dưới góc độ phá hủy các tòa nhà, phá hủy cơ sở hạ tầng, hay sự mất mát của hàng ngàn người Palestine ở Gaza (số liệu đến cuối năm 2023 khoảng 20 nghìn người chết; đến tháng 5/2024, số người Palestine chết hơn 33 nghìn người – biên tập).

Mặc dù các con số cho thấy sự tạm ngừng hoạt động du lịch ở Israel và sự ra đi của một số cư dân nước này để thoát khỏi chiến tranh, nhưng cơ cấu kinh tế của Israel đã bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trong đó đáng chú ý nhất là việc phá hủy hình ảnh công nghệ tiên tiến của Israel, hệ thống an ninh phòng phủ chịu trách nhiệm bảo vệ Dải Gaza đã bị tấn công và hệ thống an ninh của các cơ quan chính phủ cũng bị tấn công nhiều lần.

Tình trạng này sẽ khiến Israel mất đi khả năng tiếp thị với tư cách là nhà sản xuất và xuất khẩu hệ thống công nghệ và thiết bị quân sự và hậu quả là việc rút vốn đầu tư hiện tại vào lĩnh vực này sẽ khiến Israel mất khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Ở cấp độ khu vực, Chiến dịch Đại Hồng Thủy Al-Aqsa (do Hamas thực hiện ngày 7 tháng 10 năm 2023 tấn công Israel) và các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu có liên quan đến Israel, sẽ có tác động đến du lịch khu vực, giao thông hàng hải ở Biển Đỏ và thương mại toàn cầu.

Dự báo kinh tế năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2024, trong bối cảnh không chắc chắn về tất cả các vấn đề nảy sinh trong năm 2023.

Chưa đạt được thỏa thuận nào giữa các cường quốc kinh tế lớn (Mỹ và Trung Quốc) và cả 2 nước vẫn chưa giải quyết được các vấn đề kinh tế nội bộ của mình – cản trở vai trò của mỗi nước trong việc đạt được trạng thái thịnh vượng hay sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc, nơi cuộc khủng hoảng nợ trong nước đang ngày càng trầm trọng.

Chính sách lãi suất của Mỹ và khả năng nước này chứng kiến ​​xu hướng giảm có thể hữu ích. Giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính, góp phần giảm bớt các điều kiện tài chính của các nước mới nổi và đang phát triển.

Ở cấp độ các nước Ả Rập, không có sự hợp tác kinh tế Ả Rập nào có thể thay đổi tình trạng phụ thuộc của toàn bộ khu vực vào bên ngoài, hoặc dẫn đến đầu tư tốt hơn vào các nguồn lực kinh tế sẵn có.

Các quốc gia xung đột ở khu vực Ả Rập, cũng như các quốc gia nghèo nhất, đang chờ đợi sự can thiệp từ bên ngoài, vào thời điểm mà ý chí nội bộ chưa sẵn sàng để giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện tại.

Xem thêm: Thế Giới Sẽ Như Thế Nào Vào Năm 2024: 10 Xu Hướng Quan Trọng

Ảnh minh họa: Euro News

Nguồn: Abdel Hafez Al-Sawy – aljazeera.net – Qatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang