Kaliningrad là lãnh thổ ngoại vi, nằm tách bạch với Nga. Nó bị kẹp giữa Ba Lan và Litva (Lithuania), mặt tiền giáp biển Baltic.
Về địa chính trị, Kaliningrad có vị trí chiến lược quan trọng đối với an ninh và kinh tế của Nga. Kaliningrad giúp Nga tiến ra vùng biển ấm Địa trung hải và kết nối với châu Á – Thái Bình Dương. Cảng Kaliningrad là cảng biển ấm thứ 2, sau cảng Sevastopol tại bán đảo Crimea.
Trước khi sáp nhập Crimea, Kaliningrad là nơi có cảng biển không bị đóng băng duy nhất của Nga. Nó cũng là nơi đóng quân của hạm đội Baltic của hải quân Nga.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô, thực sự thấy được tầm quan trọng chiến lược an ninh của Kaliningrad. Vì vậy, sau khi chiến thắng phe phát xít, họ đã đề nghị quân đồng minh trao Kaliningrad cho Liên Xô, bây giờ là Nga. Có thể nói, đó là nơi giúp bảo vệ biên giới phía tây của Nga. Vì nằm tách biệt, nên muốn đi đường bộ từ Nga đến Kaliningrad, phải quá cảnh qua Litva hoặc Ba Lan.
Vì phải thông qua Ba Lan hoặc Litva, nên hai quốc gia này có thể phong tỏa Nga tiếp cận với Kaliningrad bằng đường bộ. Trước sức ép từ Mỹ, đúng hơn là Mỹ và NATO đứng đằng sau giật dây, Litva đã tuyên bố phong tỏa đường sắt chở hàng hóa từ Nga đến Kaliningrad từ ngày 18/06/2022.
Thực tế, trong 3 nước Baltic, chỉ có Litva là không giáp với Nga. Nên họ mới dám hành động khiêu khích như vậy. Ngoài ra, Litva nghĩ rằng, có NATO đứng sau lưng hậu thuận, nên họ sẽ không lo sợ khi có xung đột quân sự. Nhưng họ không hiểu rằng, nếu Nga tấn công Litva, NATO sẽ không cứu Litva. Đơn giản là, đối đầu với Nga là thảm họa.
Trước phong tỏa đường sắt từ Nga đến Kaliningrad, khoảng 50% hàng hóa từ Nga được vận chuyển bằng đường bộ (đường sắt), 40% bằng đường biển và 10% theo đường hàng không. Litva cũng có thể cắt nguồn khí đốt Nga cung cấp cho Kaliningrad qua lãnh thổ của mình.
Tất nhiên, Nga có thể cung cấp khí đốt cho Kaliningrad bằng khí hóa lỏng LNG, vận chuyển bằng tàu. Nhưng, nó sẽ gây khó khăn đôi chút cho Nga về mặt vận chuyển. Năm 2019, tổng thống Putin của Liên bang Nga tuyên bố đã thiết lập các thiết bị đầu cuối cho việc vận chuyển khí đốt hóa lỏng LNG từ Nga đến Kaliningrad. Có thể nói rằng, Putin đã dự liệu toàn bộ mọi việc trước khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina.
Trên thực tế, đường đến Kaliningrad từ Belarus rồi thông qua Litva dễ đi hơn. Còn một tuyến nữa là từ Belarus qua Ba Lan đến Kaliningrad. Ngã này ngắn hơn, nhưng khó đi hơn, vì nó phải đi qua rừng và nhiều chướng ngại.
Như vậy, ngoài đường bộ, chỉ còn đường biển hoặc đường hàng không từ Nga đến Kaliningrad. Tất nhiên, cả 2 con đường đều phải thông qua eo biển Baltic.
Điều gì xảy ra, nếu NATO phong tỏa biển Baltic. Bởi vì, 3 quốc gia Baltic đều là thành viên NATO?
Hiện tại, biển Baltic vẫn chưa bị bị phong tỏa. Điều này có nghĩa, Nga có thể đến Kaliningrad bằng đường biển và hàng không.
Nếu biển Baltic bị phong tỏa? Bằng mọi giá, Nga sẽ thực hiện chiến dịch quân sự để mở con đường tiếp cận Kaliningrad. Chắc chắn, xung đột quân sự sẽ xảy ra. Thực sự, NATO chưa chuẩn bị để đối đầu quân sự với Nga. Nó hoàn toàn có thể dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3.
Lúc đó, Litva có thể sẽ trở thành điểm xung đột tiếp theo với Liên bang Nga. Phải chăng, Mỹ và NATO đã tiếp tục sử dụng lá bài tiếp theo là Litva để gây căng thẳng cho Nga. Họ chỉ muốn tạo căng thẳng, chứ không muốn đối đầu quân sự.
Phá vỡ thế bị phong tỏa biển Baltic, điều này đồng nghĩa Nga sẽ động thủ với một quốc gia thuộc NATO. Mỹ có hành động trả đũa hay không? NATO có kích hoạt điều 5 của hiệp ước. Tấn công một nước là tấn công cả khối NATO? Nhưng không phải các nước sẽ tham gia chống lại mà tùy thuộc vào điều kiện của từng nước.
Hiện nay, Mỹ và NATO đang muốn cắt đứt Belarus khỏi Nga. Mất Belarus, an ninh của Nga sẽ ngay lập tức gặp vấn đề. Nó có thể đồng nghĩa, Nga sẽ khó tiếp cận Kaliningrad. Nhìn vào bản đồ, con đường đến Kaliningrad sẽ đi qua Belarus.
Phong tỏa biển Baltic, chiến tranh giữa Nga với các quốc gia Baltic chắc chắn sẽ diễn ra. Mỹ và NATO sẽ ra tay cứu các nước Baltic. Điều này có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Lúc đó sẽ là thảm họa cho Litva và cả cho Mỹ và phương tây. Trong một cuộc chiến hạt nhân, không có bên chiến thắng.
Rõ ràng, việc Mỹ “ra lệnh” cho Litva chặn hàng hóa vận chuyển bằng xe lửa từ Nga đến Kaliningrad chỉ là biện pháp gây sức ép cho NGA mà thôi. Họ sẽ không bao giờ dám chặn đường biển. Hạm đội Baltic đóng tại Kaliningrad sẽ lập tức đáp trả chống lại kẻ thù.
NGA sẽ đáp trả Litva như thế nào
1 là. Bãi bỏ hay không công nhận tư cách độc lập của Litva sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong trường hợp này, Litva xem như đang có tranh chấp lãnh thổ với Nga. Theo hiệp ước NATO, một quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ sẽ không được gia nhập liên minh. Khi có chiến sự với Litva, NATO có thể sẽ không tham chiến.
2 là. NATO không phải tồn tại mãi mãi. Nếu Trump tái đắc cử lần tới, năm 2024, Mỹ có thể rút khỏi NATO. Khi đó an ninh của Litva sẽ gặp vấn đề. Đơn giản là không còn ai đứng đằng sau chống lưng. Nói theo ngôn ngữ bình dân là không còn ai bảo kê. Nga sẽ trả đũa. Lưu ý, 70% ngân sách NATO do Mỹ (Hoa Kỳ) gánh vác. Điều này có nghĩa, các thành viên NATO khác sẽ không dại dột xung đột với Nga để bảo vệ Litva.
3 là. Nga, với tư cách kế thừa Liên Xô, có thể yêu cầu Litva trả lại cảng Klaipeda. Cảng này được Đức chuyển cho Liên Xô vào năm 1945 tại hội nghị Postdam. Stalin đã chuyển nó cho Litva. Nga có thể lấy lại. Bên cạnh đó, Nga và Belarus có thể cấm vận xuất khẩu hàng hóa của Litva, gây sức ép biên giới từ Belarus.
Hành Lang Suwalki nối Nga với Kaliningrad sẽ được tạo ra
Trong trường hợp Mỹ và NATO phong tỏa biển Baltic, chắc chắn Nga sẽ tạo ra hành lang Suwalki để nối Nga với lãnh thổ tách biệt giữa lòng châu Âu là Kaliningrad.
Hành Lang Suwalki chạy dọc giữa biên giới Ba Lan và Litva. Nga, trước hết phải thông qua Belarus để tiếp hành lang Suwalki đến Kaliningrad. Hành lang này chủ yếu là rừng. Trên thực tế, nó không có giá trị về kinh tế. Tuy nhiên, đối với Nga là vấn đề khác. Nó giúp Nga tiếp cận lãnh thổ của mình.
Nga có thể giải phóng Hành lang Suwalki
Liệu có sự xung đột quân sự giữa Nga và NATO? Một điều chắc chắn, nó sẽ khó xảy ra trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, không ai dại dột tự hủy diệt mình với vũ khí hạt nhân.
Vì vậy, Biển Baltic sẽ không bị phong tỏa. Người Mỹ và NATO không dại dột làm điều này.
Từ khóa: Chiến sự Nga – Ukraina mới nhất, xung đột Nga – Ukraina, Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, đối đầu Nga – NATO, Chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh, Khối BRICS, xung đột Nga – Mỹ, đối đầu Nga – Mỹ, cách mạng màu, cách mạng Maidan 2014, tiểu đoàn Azov, phát xít Ukraina là ai, phát xít Đức, trật tự thế giới mới, sự thống trị của Mỹ và phương tây, bầu cử Mỹ, đảng phái Mỹ, G7, G20, lệnh cấm vận của Mỹ.