Mỹ Sẽ Làm Gì Ở Sườn Phía Đông NATO?

Phần Lan gia nhập NATO đã tăng gấp đôi biên giới NATO với Nga. Điều này có tác động tiêu cực đến an ninh Châu Âu

Xe tăng M1 Abrams. Ảnh National Interest

Tác giả: Sarah White, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Viện Lexington

Nếu lực lượng Ukraine kiệt quệ và Nga thắng, Mỹ sẽ phải trang bị vũ khí cho 6 quốc gia nằm ở sườn phía đông của NATO (Ba Lan, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania (còn gọi là Litva) và Romani) hoặc chuẩn bị gửi quân đội của mình đến bảo vệ họ.

Ukraine trở thành lý do của sự hỗn loạn, trong cuộc tranh giành chức chủ tịch Hạ viện. Sau khi lật đổ Kevin McCarthy, người kế nhiệm ông và một số đồng nghiệp phản đối việc hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Kể từ đó, những bất đồng về vấn đề này, ngày càng trở nên tồi tệ hơn và bản thân Ukraine cũng rơi vào tình trạng lấp lửng.

Rõ ràng, những đánh giá bi quan về cơ hội chiến thắng của Ukraine đang có tác động. Mặc dù Ukraine tiếp tục chống chọi với sự tấn công dữ dội của Nga, nhưng khả năng phục hồi của họ không phải là vô hạn: Độ tuổi trung bình của binh sĩ Lực lượng vũ trang Ukraine là 40 tuổi và dân số Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga.

Đừng bỏ lỡ: Thanh Lý Hay Diệt Chủng: Số Phận Người Dân Ukraine

Nhiều người ở Đồi Capitol đã kêu gọi giảm cung cấp quân sự cho Kiev, trong khi những người khác tin rằng, Hoa Kỳ đã thất bại trong nhiệm vụ của mình và thậm chí không trang bị vũ khí cho Ukraine ngay cả để tự vệ.

Điều này phù hợp với bức tranh toàn cầu: Trong năm qua, viện trợ cho Ukraine đã giảm dần.

Nhưng phe này trong Quốc hội không muốn hoặc không thể hiểu một điều: Thất bại của Ukraine nguy hiểm hơn nhiều, bởi trong trường hợp này Nga sẽ đứng trước ngưỡng cửa của phương Tây.

Nếu Ukraine kiệt quệ và Nga chiếm thế thượng phong, Mỹ sẽ phải trang bị vũ khí cho 6 quốc gia nằm ở sườn phía đông của NATO (Ba Lan, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania (hay Litva) và Romani) hoặc sẵn sàng gửi quân tới bảo vệ đồng minh của mình.

Trong số tất cả các quốc gia ở tiền tuyến, cho đến nay, Ba Lan nhận được nhiều hỗ trợ nhất. Phần lớn là do nước này có đường biên giới khá dài với Ukraine.

Ba Lan đã đáp ứng đầy đủ cam kết chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP và đóng vai trò là đối tác không thể thiếu của Mỹ trong NATO, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine.

Theo Lầu Năm Góc, Mỹ đã ký các thỏa thuận hợp tác quân sự 5 năm, tương tự với mỗi nước trong số 3 nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania – còn gọi là Litva).

Các thỏa thuận này liên quan đến “việc tích hợp phòng không và phòng thủ tên lửa, tham gia các hoạt động và tập trận quân sự quốc tế, phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân sự”.

Việc Phần Lan gia nhập NATO gần đây đã nhân đôi biên giới của NATO với Nga chỉ sau một đêm, mang lại một loại vùng đệm và giảm bớt tính dễ bị tổn thương của 3 quốc gia nhỏ vùng Baltic.

Nhưng kết quả là, Moscow chỉ củng cố luận điệu lâu đời mà nước này từng dùng đến để ngăn cản Phần Lan gia nhập NATO, đồng thời chuyển từ đe dọa bí mật sang đe dọa công khai.

Như Vladimir Putin đã nhận xét vào năm 2016: “Chúng ta nên làm gì để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của NATO ở biên giới của chúng ta? Bạn có nghĩ chúng ta sẽ tiếp tục hành động theo cách này không? Chúng ta đã rút quân 15.000 km, liệu họ có ở lại đó không”?

Đừng bỏ lỡ: Liên Minh Châu Âu Thua Ở Ukraine Nhưng Ngại Thừa Nhận

Giờ đây, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Mikhail Ulyanov, đã đe dọa rằng, “trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nga và NATO, Phần Lan “sẽ là bên chịu thiệt hại đầu tiên”.

“Xin Chúa đừng, nếu có tình tiết tăng nặng, thì bản thân Phần Lan sẽ phải chịu thiệt hại trước tiên. Tất nhiên, tôi thực sự không muốn điều này”, Ulyanov nói với truyền thông Nga.

Ngoài ra, ông còn gọi thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ, theo đó Phần Lan cho phép triển khai quân đội Mỹ và lưu trữ thiết bị quân sự tại các căn cứ của nước này ngay trước cửa đất Nga, “đã là một thách thức nghiêm trọng” đối với Moscow.

Để đáp lại thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, Moscow cũng triệu tập đại sứ Phần Lan đến và nói rằng, họ sẽ không để yên cho việc tăng cường quân sự của NATO ở biên giới của mình, và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại “các quyết định hung hãn của Helsinki”.

Trước những mối đe dọa này, Phần Lan dường như là ứng cử viên hàng đầu để nhận khẩn cấp các thiết bị mới của Mỹ.

Để chuẩn bị cho nhu cầu bảo vệ đường biên giới dài của NATO với Nga, Helsinki đã lên kế hoạch mua 64 chiếc F-35A, loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất hiện nay.

Đối với Hoa Kỳ và các đồng minh NATO, F-35A là tài sản vô giá, có thể thu thập và truyền thông tin nhiều hơn các máy bay chiến thuật khác, gần như vô hình trước radar của đối phương và có khả năng giám sát, trinh sát vượt trội.

Với chiều dài biên giới với Nga, Phần Lan dường như cũng là một ứng cử viên hợp lý để tiếp nhận xe tăng M1A1 Abrams. M1A1 vượt trội hơn bất kỳ loại xe tăng nào trong quân đội Nga.

May mắn thay, Ukraine vẫn cầm cự và không nhượng bộ trước sự tấn công dữ dội của Nga.

Lực lượng vũ trang Ukraine tập trung nỗ lực chính vào việc đánh đuổi quân đội Nga khỏi các khu vực phía đông đất nước, đồng thời giành được chỗ đứng ở tả ngạn sông Dnieper.

Ngay cả bộ chỉ huy Nga cũng thừa nhận điều này. Việc duy trì đầu cầu này có thể sẽ quyết định, liệu Ukraine có thể lấy lại Crimea, vùng đất đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014 hay không.

Tuy nhiên, có báo cáo về tổn thất lớn của Lực lượng vũ trang Ukraine. Và mặc dù đạt được một số thành công trong năm 2023, nhưng mùa đông 2024 được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn mùa đông trước.

Vận may có thể chống lại Ukraine, và trong trường hợp xảy hoàn cảnh thảm khốc, kẻ thù có thể đảo ngược thành công của mình.

Bây giờ là thời điểm sai lầm để Quốc hội cắt nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chiến trường là một tình thế dễ thay đổi và Quốc hội phải thừa nhận rằng, nếu Ukraine thất thủ, cái giá phải trả cho việc bảo vệ phương Tây sẽ tăng lên.

Ảnh minh họa: Xe tăng M1 Abrams. Nguồn: National Interest

Nguồn: Sarah White – nationalinterest.org – Mỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang