Mỹ Sản Xuất Đô La Đổi Lấy Hàng Hóa, Thế Giới Sản Xuất Hàng Hóa Lấy Đô La

Thâm hụt ngân sách của Mỹ sớm muộn sẽ gây khủng hoảng thế giới. Mỹ sẽ đứng vững, chừng nào đồng đô la chưa bị lật đổ

Đô la Mỹ - Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket qua Getty Images

Tác giả: Ruchir Sharma, chủ tịch Rockefeller International

“Chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ” được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế và thị trường Mỹ so với các nước phát triển khác. Nhưng tăng trưởng kinh tế hiện tại của Mỹ được thúc đẩy bởi thâm hụt ngân sách và vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.

Đánh giá theo các chỉ số này, nước Mỹ bắt đầu có vẻ ngoại lệ – theo nghĩa xấu của từ này.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần lên hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn gấp đôi so với mức cao nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển khác.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến ​​sẽ ở mức trung bình gần 6% GDP trong những năm tới, cao hơn nhiều so với mức bình thường trong lịch sử và gấp 6 lần mức trung bình của các nước phát triển.

Vì sao Mỹ vướng vào nợ nần như vậy?

Hầu hết các quốc gia đã hủy bỏ các chương trình chi tiêu đã đưa ra trước đó – được thiết kế để giảm bớt ‘nỗi đau’ do phong tỏa trong đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, chính quyền Biden, ngay cả sau khi kết thúc, vẫn phân bổ tới 6,7 nghìn tỷ đô la như không có chuyện gì xảy ra. Hầu hết số tiền này không liên quan gì đến hậu quả của đại dịch.

Thay vào đó, Joe Biden đã tận dụng cuộc khủng hoảng để khởi động thỏa thuận mới của riêng mình về xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp, bề ngoài là để cạnh tranh với Trung Quốc và chống biến đổi khí hậu.

Không có chính phủ nào lên kế hoạch cho một khoản chi tiêu khổng lồ như vậy.

Những người ủng hộ “Bidenomics” coi đây là một khoản đầu tư thông minh. Nhưng họ nhắm mắt làm ngơ trước ‘quy mô đáng kinh ngạc’ của khoản chi tiêu mới và những hệ lụy lâu dài đối với nợ, lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Hoa Kỳ đã thâm hụt ngân sách gần như hàng năm, kể từ những năm 1960, nhưng nó không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lớn!

Nhiều nhà kinh tế thậm chí còn lập luận rằng, thâm hụt sẽ không là vấn đề, bởi vì Mỹ có đặc quyền phát hành đô la thông qua vay nợ – bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, nó sẽ dễ dàng khi lãi suất của Mỹ dao động ở mức 0, bây giờ, lãi suất đang gia tăng. Đồng nghĩa, khoản tiền trả lãi sẽ gia tăng, nó làm trầm trọng hơn vấn đề nợ công của Mỹ.

Phần lớn ở các nước phát triển, nợ công ở mức cao nhất mọi thời đại, trên 100% GDP, Đồng thời, lãi suất đang tăng lên, nghĩa là phần ngân sách dành cho trả nợ sẽ tăng lên (trả lãi).

Trong thập kỷ tới, các khoản thanh toán lãi suất của chính phủ Mỹ sẽ vượt quá chi tiêu quốc phòng và các chương trình xã hội như chăm sóc y tế cho người nghèo.

Ngân hàng thanh toán quốc tế cho biết, trong bối cảnh lãi suất cao, các nước phát triển sẽ phải giảm mạnh thâm hụt, nếu không nợ mới sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của họ. Tuy nhiên, nhóm Biden rõ ràng tin rằng, lời khuyên này không áp dụng cho một siêu cường kinh tế và nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ.

Đến năm 2025, với hàng nghìn tỷ đô la của mình, chính phủ Mỹ có thể sẽ đưa mức chi tiêu chính phủ lên 39% GDP, phần lớn trong số đó sẽ không được chi trả bởi các khoản thu thuế mới – đồng nghĩa Mỹ sẽ tiếp tục vay nợ và nợ công sẽ tiếp tục tăng. Ở các nước phát triển lớn khác, tỷ trọng chi tiêu trong GDP sẽ giảm mạnh, trong khi thu nhập vẫn tương đối tốt.

Tháng trước (6/2023), dưới áp lực của quốc hội, tổng thống Biden đã ký Đạo luật trách nhiệm tài chính năm 2023, đưa ra những hạn chế mới. Mặc dù kế hoạch cắt giảm chi tiêu khổng lồ 1,3 nghìn tỷ đô la trong 10 năm tới, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ được dự đoán sẽ dao động quanh mức 6% GDP trong toàn bộ thời kỳ đó.

Mặc dù lạm phát đã giảm vào tuần trước, nhưng nó vẫn cao hơn nhiều so với mức 2% và những người biện hộ cho Biden, đổ lỗi cho bất cứ điều gì, bao gồm cả sự gián đoạn trong chuỗi thương mại toàn cầu.

Mặc dù lạm phát đã gia tăng trên khắp thế giới, nhưng nó diễn ra nghiêm trọng tại các quốc gia đã chi tiêu nhiều nhất trong thời kỳ đại dịch. Và ở đây ít ai có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ. Trong một nghiên cứu của Cục dự trữ liên bang (Fed), 2 phần 3 lạm phát gia tăng gần đây là do ‘nhu cầu vượt quá’, do đó một nửa chi tiêu vượt quá thu ngân sách.

Tuy nhiên, quan điểm lạc quan về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ vẫn chiếm ưu thế.

Nhiều người thậm chí còn tán thành lời kêu gọi mở rộng quyền lực của chính phủ Biden.

Họ thẳng thừng bác bỏ những lo ngại mà sự khan hiếm hứa hẹn: Theo ý kiến ​​​​của họ, đây là một ‘báo động’ sai lầm và là sự chuẩn bị không cần thiết cho một cuộc khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy ra.

Họ chế giễu ý tưởng, người nước ngoài sớm muộn gì cũng cảm thấy mệt mỏi với việc tài trợ cho chi tiêu của Hoa Kỳ hoặc mua hàng tại thị trường Hoa Kỳ. So với các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu và châu Á, những thiếu sót của Mỹ không đáng kể và công nghệ của nước này vẫn mạnh mẽ và chiếm ưu thế.

Vậy tại sao mọi người phải quan tâm đến sự gia tăng không ngừng của nợ và thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ?

Bởi vì bây giờ Mỹ là một trong những quốc gia vô trách nhiệm nhất về tài chính. Thâm hụt ngân sách của Mỹ là tồi tệ nhất trong toàn bộ các nước phát triển và nợ công của Mỹ so với GDP lớn thứ 3 sau Nhật Bản và Ý.

Cố tình phớt lờ thực tế mới này là một sai lầm và rủi ro rất lớn.

Hình minh họa: Đô la Mỹ. Nguồn ảnh: Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket qua Getty Images

Nguồn: Ruchir Sharma – ft.com – Mỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang