Mỹ Kích Động Việc Thành Lập “Mặt Trận Thứ 2” Ở Kavkaz Để Chống Nga

Căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan là một nỗ lực của Mỹ nhằm mở ra một mặt trận khác chống Nga khác, ngoài Ukraine. Nga sẽ không ngồi yên

Joe Biden. Ảnh AP-Don Ryan

Tác giả: Mehmet Ali Güller

Không có gì bí mật, ngoài Ukraine, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã muốn mở một mặt trận chống Nga khác – ở vùng Kavkaz (Caucasus).

Vì vậy, 4 tháng trước khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Saakashvili đã được cử đến Georgia để thực hiện nhiệm vụ này, nhưng ông đã không thể đạt được thành công.

Ngay sau khi xung đột Ukraine bắt đầu, thủ tướng Georgia, Irakli Garibashvili đã nói: “Chừng nào chúng tôi còn nắm quyền, chúng tôi sẽ không cho phép mở mặt trận thứ 2 ở Georgia”.

Nói cách khác, cuộc đối đầu ngày nay, theo một nghĩa nào đó, đã bắt đầu từ năm 2008, khi Mỹ cố gắng dọn đường cho Ukraine và Georgia gia nhập NATO.

Mỹ cho rằng, họ sẽ làm Nga kiệt sức nhanh hơn bằng cách tấn công nước này từ cả phía tây và phía nam, đồng thời hy vọng rằng, tư cách thành viên của Ukraine và Georgia trong NATO sẽ biến Biển Đen trở thành một “hồ NATO”.

Động thái của Mỹ

Việc Mỹ mở mặt trận thứ 2 chống lại Nga ở vùng Kavkaz (Caucasus) dường như là không thể.

Tất nhiên không có nghĩa là Mỹ sẽ không cố gắng làm điều này và sẽ không ngừng kích động sự hỗn loạn trong khu vực.

Việc tạo ra, nếu không phải là mặt trận thứ 2, thì ít nhất tình hình xung đột ở phía nam nước Nga – vùng Kavkaz (Caucasus) vẫn có lợi cho Mỹ.

Trên thực tế, gần đây đã có một số động thái được thực hiện nhằm mục đích này. Đầu tiên, Mỹ cố gắng phá vỡ hòa bình 3 bên của Nga với Azerbaijan và Armenia và can thiệp để đạt được thỏa thuận Armenia – Azerbaijan với sự tham gia của Washington.

Tiếp theo đó là lời công kích từ thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan: “Sự phụ thuộc của Armenia vào Nga trong lĩnh vực an ninh là một sai lầm chiến lược”.

Hơn nữa, người phụ trách mở rộng NATO, Gunther Fehlinger, đã kêu gọi Hoa Kỳ đưa Armenia vào NATO. Cuối cùng, người ta quyết định tổ chức cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày giữa Hoa Kỳ và Armenia.

Một lưu ý cứng rắn đối với Armenia từ Điện Kremlin

Tất nhiên, người ta không thể mong đợi Nga chỉ quan sát những hành động khiêu khích của Mỹ. Điện Kremlin đã cảnh báo Armenia vô cùng gay gắt và gửi công hàm tới tổng thống Armenia, Pashinyan do 4 bước đi chính trị “không thân thiện” sau đây.

1. Đặt câu hỏi về tính hợp lệ của các thỏa thuận 3 bên liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ với Azerbaijan, đạt được với Nga.

2. Khởi động quá trình phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

3. Chuyến thăm của phu nhân thủ tướng Armenia tới Kiev để cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

4. Tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên lãnh thổ Armenia với sự tham gia của Hoa Kỳ.

Mục tiêu của Mỹ: Xung đột Thổ Nhĩ Kỳ – Iran

Quy mô thực sự và mối nguy hiểm của hành động khiêu khích của Mỹ cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại. Người ta đã bàn tán về khả năng tái diễn chiến tranh giữa Azerbaijan và Armenia.

Hơn nữa, những người coi đây là cơ hội, cũng hy vọng sẽ đổ thêm dầu vào lửa thông qua xung đột quân sự Azerbaijan – Armenia, cũng như xung đột Thổ Nhĩ Kỳ – Iran.

Phản ứng gay gắt của Điện Kremlin đồng nghĩa với việc can thiệp vào quá trình này. Không rõ liệu điều này có hiệu quả hay không, nhưng chúng tôi biết rằng quan hệ đối tác song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, đặc biệt là hợp tác 3 bên liên quan đến Iran, là giải pháp phù hợp để ngăn chặn các kế hoạch của Mỹ và Anh ở Kavkaz (Caucasus).

May mắn, Armenia và Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận về hành lang Lachin và các con đường đến Nagorno – Karabakh sẽ được mở từ cả 2 nước. Sau đó trợ lý của tổng thống Azerbaijan Hajiyev cho biết: “Một thỏa thuận vẫn chưa đạt được”.

Hiện tại, người ta đang lên kế hoạch mở đường Agdam-Stepanakert để tiếp cận viện trợ nhân đạo cho Karabakh.

Chúng ta cần triển khai nền tảng “3+3”

Cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục. Có 3 bài học chính được rút ra từ nó.

1. Những hành động khiêu khích của Mỹ ở Kavkaz (Caucasus) sẽ không kết thúc. Do đó, để giải quyết vấn đề, cần phải thực hiện chức năng của nền tảng “3 + 3”, sẽ đoàn kết Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran, cũng như Azerbaijan, Armenia và Georgia.

2. Hợp tác Thổ Nhĩ Kỳ – Nga là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các dự án Anglo-Saxon cả trong thế kỷ trước và thế kỷ hiện tại.

3. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran phải tiến hành một cuộc đấu tranh ý thức hệ nghiêm túc chống lại các đường lối chính trị được xây dựng trên sự thù địch.

Ảnh minh họa: Joe Biden. Nguồn ảnh: AP-Don Ryan

Nguồn: Mehmet Ali Güller – cumhuriyet.com.tr – Thổ Nhĩ Kỳ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang