Tờ báo Mỹ The New York Times đã xuất bản một bài viết giới thiệu về lạm phát ở Hoa Kỳ, trong đó làm sáng tỏ khái niệm lạm phát, nguyên nhân và hậu quả của nó cũng như cách làm chậm lại nó (giảm lạm phát).
Tác giả bài viết Gina Smialek cho rằng, lạm phát là một vấn đề khó khăn, có một số nguyên nhân và hậu quả rõ ràng và các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực khắc phục.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự mất đi sức mua theo thời gian, có nghĩa là, cùng số tiền bạn mua một tài sản hôm qua, sẽ không đủ để mua tài sản đó hôm nay – vì giá tài sản đã tăng.
Nó thường được biểu thị bằng sự thay đổi hàng năm về giá của hàng hóa và dịch vụ hàng ngày, chẳng hạn như: Thực phẩm, đồ nội thất, quần áo, phương tiện đi lại và đồ chơi.
Tác giả chỉ ra rằng, giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 8,6% trong năm tính đến tháng 5 năm 2022, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong 4 thập kỷ.
Xem thêm: Thế Giới Sẽ Như Thế Nào Vào Năm 2024: 10 Xu Hướng Quan Trọng
Lạm phát được đo lường như thế nào?
Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ 2 thước đo lạm phát chính ở Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số chi tiêu – tiêu dùng cá nhân.
Chỉ số CPI cho biết người tiêu dùng phải trả bao nhiêu cho những thứ họ mua, khiến đây là cái nhìn rõ ràng đầu tiên về tình hình lạm phát trong tháng trước. Dữ liệu cũng được sử dụng để tính chỉ số chi tiêu – tiêu dùng cá nhân.
Chỉ số chi tiêu – tiêu dùng cá nhân, một báo cáo hàng tháng, theo dõi chi phí thực tế của mọi thứ. Ví dụ, các thủ tục chăm sóc sức khỏe có chi phí cao hơn, ngay cả khi chính phủ và bảo hiểm hỗ trợ chi trả cho chúng.
Chỉ báo này có xu hướng ít biến động hơn, và là chỉ báo mà Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) xem xét khi cố gắng đạt được mức lạm phát trung bình là 2% theo thời gian.
Kiểm soát giá cả
Các quan chức Fed rất chú ý đến những thay đổi của lạm phát từ tháng này sang tháng khác, để hiểu được động lực của nó.
Các nhà hoạch định chính sách cũng đặc biệt quan tâm đến cái gọi là thước đo lạm phát cơ bản, loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu.
Trong khi hàng tiêu dùng (thực phẩm) và gas chiếm một phần lớn trong ngân sách hộ gia đình, chúng cũng tăng giá để đáp ứng với những thay đổi trong nguồn cung toàn cầu.
Kết quả là, họ không đưa ra hiểu biết rõ ràng về những áp lực lạm phát cơ bản trong nền kinh tế, những áp lực mà Fed tin rằng, họ có thể làm được điều gì đó.
Nguyên nhân gây ra lạm phát?
Lạm phát có thể là kết quả của nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, nhưng nó cũng có thể tăng và giảm dựa trên những diễn biến không liên quan đến điều kiện kinh tế, chẳng hạn như các vấn đề về sản xuất dầu và chuỗi cung ứng hạn chế.
Lạm phát có xấu không?
Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Giá tăng nhanh tạo ra một vấn đề, nhưng mức tăng giá vừa phải có thể dẫn đến mức lương cao hơn và tăng trưởng việc làm.
Lạm phát ảnh hưởng đến người nghèo như thế nào?
Lạm phát có thể đặc biệt khó khăn đối với các gia đình nghèo, vì họ phải chi phần lớn ngân sách cho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, nhà ở và gas (khí đốt).
Lạm phát có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán?
Lạm phát nhanh thường gây khó khăn cho cổ phiếu. Các tài sản tài chính nói chung thường hoạt động kém trong thời kỳ lạm phát cao, trong khi các tài sản hữu hình như nhà cửa lại giữ giá trị tốt hơn.
Kết quả là, Cục dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất để làm chậm nhu cầu và giảm mức lương và tăng trưởng giá cả. Phản ứng chính sách của Ngân hàng trung ương có nghĩa là nền kinh tế gần như chắc chắn đang hướng tới sự suy thoái.
Hiện tại, chi phí đi vay cao hơn đã bắt đầu hạ nhiệt thị trường bất động sản.
Điều gì thúc đẩy lạm phát?
Có thể hữu ích khi nghĩ về các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Hoa Kỳ hiện nay. Những nguyên nhân này thuộc 3 nhóm liên quan:
1. Nhu cầu mạnh mẽ
Người tiêu dùng hiện đang chi tiêu số tiền lớn. Đầu đại dịch, các gia đình đã tích lũy tiền tiết kiệm vì họ bị mắc kẹt ở nhà và sự hỗ trợ của chính phủ kéo dài đến năm 2021 đã giúp họ tiết kiệm nhiều tiền hơn, và giờ đây mọi người đang kiếm việc làm và được tăng lương.
Tất cả những yếu tố này cho phép các gia đình chi tiêu cho mọi thứ, từ đồ nướng ở sân sau và kỳ nghỉ ở bãi biển, cho đến ô tô và bàn bếp.
2. Quá ít hàng hóa
Do nhu cầu đã vượt xa nguồn cung hàng hóa, nên các doanh nghiệp có thể tính phí nhiều hơn mà không mất khách hàng.
Việc ‘đóng cửa nền kinh tế ở Trung Quốc’ đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Trong khi đó, cuộc chiến ở Ukraine đang làm giảm nguồn cung cấp lương thực và nhiên liệu trên thế giới, đẩy tỷ lệ lạm phát chung lên cao, và làm tăng giá thành của các sản phẩm và dịch vụ khác.
3. Áp lực của khu vực dịch vụ
Gần đây, người dân đã chuyển từ chi tiêu vật chất sang chi tiêu cho hoạt động dịch vụ, lạm phát trong các ngành dịch vụ ngày càng gia tăng.
Giá thuê nhà cũng tăng nhanh, khi người Mỹ cạnh tranh để có được nguồn cung căn hộ hạn chế, hóa đơn nhà hàng có xu hướng cao hơn khi chi phí thực phẩm và nhân công tăng, vé máy bay và phòng khách sạn đắt hơn vì mọi người háo hức đi du lịch cũng như vì xăng và nhân công đắt hơn.
Lòng tham của doanh nghiệp đóng vai trò gì?
Có thể bạn đang thắc mắc: Lòng tham của doanh nghiệp đóng vai trò gì trong tất cả những điều này? Các công ty đã kiếm được lợi nhuận lớn bất thường vì họ tăng giá nhiều hơn mức cần thiết, để trang trải chi phí ngày càng tăng và họ có thể làm được điều đó một phần vì nhu cầu quá mạnh.
Có rất ít câu trả lời dễ dàng, hoặc giải pháp không đau đớn khi nói đến lạm phát, vốn đã gia tăng trên toàn thế giới khi nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Ngày nay thật khó để dự đoán giá cả tăng sẽ kéo dài bao lâu, và công cụ chính để chống lại chúng là tăng lãi suất, làm dịu lạm phát – bằng cách làm cho nền kinh tế chậm lại, điều này cũng thật khó khăn.
Lạm phát nhanh dường như khó có thể tự biến mất, vì tiền lương đang tăng nhanh hơn nhiều so với bình thường. Điều này có nghĩa là trừ khi các công ty trở nên hiệu quả hơn một cách nhanh chóng, nó có thể sẽ cố gắng tiếp tục tăng giá để trang trải chi phí lao động.