Cháu chắt của bạn không có quyền lực trong xã hội ngày nay. Như nhà triết học Oxford, William MacAskill đã nói:
Họ không thể bỏ phiếu, vận động hành lang hay ứng cử vào các chức vụ công, vì vậy các chính trị gia có rất ít động lực để nghĩ về họ. Họ không thể thương lượng hoặc giao dịch với ‘chúng tôi’, vì vậy họ có rất ít đại diện trên ‘thị trường’. Và họ không thể đưa ra quan điểm của mình một cách trực tiếp: Họ không thể ‘tweet’, viết bài trên báo, hoặc diễu hành trên đường phố. Họ hoàn toàn bị tước quyền.
Tuy nhiên, những điều chúng ta làm bây giờ ảnh hưởng đến họ: Tốt hơn hoặc xấu hơn. Chúng ta đưa ra luật chi phối họ, xây dựng cơ sở hạ tầng cho họ và cho họ vay. Vậy điều gì sẽ xảy ra, khi chúng ta ‘xem xét’ – quan tâm đến các thế hệ tương lai, trong khi chúng ta đưa ra quyết định ngày hôm nay?
Chúng ta sở hữu gì ở tương lai – William MacAskill (OneWorld)
Đây là câu hỏi then chốt trong cuốn sách “Điều chúng ta nợ tương lai” – “What We Owe the Future”. Nó lập luận cho điều mà MacAskill gọi là chủ nghĩa dài hạn: “Với ý tưởng, ảnh hưởng tích cực đến tương lai lâu dài, là ưu tiên đạo đức then chốt của thời đại chúng ta”.
Ông mô tả nó như một phần mở rộng của quyền công dân và quyền bầu cử của phụ nữ. Khi nhân loại tiến lên, chúng ta cố gắng xem xét một nhóm người rộng lớn hơn, khi đưa ra quyết định về cách ‘cấu trúc xã hội vận hành’.
MacAskill lập luận, chúng ta nên xem xét, làm thế nào để đảm bảo một tương lai tốt đẹp không chỉ cho con cái của chúng ta, mà còn cho con cháu của họ. Tóm lại, MacAskill cho rằng, “chúng ta có thể làm cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn”.
Số lượng người ở tương lai
Chúng ta thật sự khó để cảm nhận thay cho người ở thế hệ tương lai. Chúng ta cũng khó để cảm nhận về tương lai của chính mình. Như ‘The Simpsons’ đã nói: “Đó là một vấn đề đối với Homer trong tương lai. Anh bạn, tôi không ghen tị với anh chàng đó”.
Chúng ta đều biết, tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe vì tương lai của chính mình. Theo cách tương tự, MacAskill lập luận rằng, tất cả chúng ta đều “biết” số lượng người trong tương lai. Biết để làm gì?
Mối quan tâm đến các thế hệ tương lai là lẽ thường tình của những người có tri thức. Khi xử lý chất thải phóng xạ, chúng ta không nói: “Quan tâm đến nó làm gì ở hiện tại, vì những chất độc này đầu độc con người ‘trong nhiều thế kỷ tới’, tính từ bây giờ”.
Tương tự như vậy, rất ít người trong chúng ta quan tâm đến biến đổi khí hậu hoặc ô nhiễm môi trường, chỉ vì lợi ích của những người còn sống ngày nay. Chúng ta xây dựng bảo tàng, công viên và những cây cầu mà chúng ta hy vọng sẽ tồn tại qua nhiều thế hệ. Chúng ta đầu tư vào trường học và các dự án khoa học dài hạn. Chúng ta bảo tồn các bức tranh, truyền thống, ngôn ngữ. Chúng ta bảo vệ những nơi xin đẹp.
Có thể có rất nhiều người trong tương lai
Những người trong tương lai được tính và MacAskill ‘tính’ những người đó.
Số lượng tuyệt đối của những người trong tương lai có thể làm cho phúc lợi của họ trở thành một ưu tiên đạo đức quan trọng. Theo MacAskill, tương lai của nhân loại có thể rất rộng lớn: Nhiều, rất nhiều so với 8 tỷ người đang sống ngày nay.
Mặc dù rất khó để cảm nhận được mức độ nghiêm trọng, nhưng hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến ‘rất nhiều người’. Ngay cả khi chúng ta chỉ tồn tại được 1 triệu năm – và ngay cả khi dân số toàn cầu giảm xuống còn 1 tỷ người – thì sẽ có 9,1 nghìn tỷ người trong tương lai.
Những con số này thật sự khó cảm nhận. Cảm xúc của chúng ta thật khó cảm nhận quá nhiều điều lớn lao và với số lượng lớn. Nếu tôi nói một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ giết chết 500 triệu người, bạn có thể coi đó là một “vấn đề lớn”.
Thay vào đó, nếu tôi nói rằng, con số thực sự gần với 5 tỷ, thì nó vẫn giống như một “vấn đề lớn”. Nó không cảm thấy tồi tệ hơn gấp 10 lần tương ứng với số thiệt hại ‘khủng khiếp’ tăng lên đó.
Nếu chúng ta mạo hiểm với hàng nghìn tỷ người có thể sống trong tương lai, điều đó có thể tồi tệ hơn 1.000 lần – nhưng chúng ta không cảm thấy tồi tệ hơn 1.000 lần.
MacAskill không tranh luận rằng, chúng ta nên quan tâm đến những người đó gấp 1.000 lần so với những người còn sống ngày nay. Tương tự như vậy, MacAskill không nói rằng, chúng ta nên cân nhắc về mặt đạo đức một người sống một triệu năm kể từ bây giờ – giống hệt như một người sống 10 hay 100 năm kể từ bây giờ. Những khác biệt đó sẽ không thay đổi những gì chúng ta có thể đạt được – một cách khả thi ngay bây giờ.
Thay vào đó, ông ấy cho thấy, nếu chúng ta quan tâm đến con người trong tương lai, thậm chí là 100 năm sau, thì chúng ta nên làm nhiều hơn nữa. May mắn thay, có những điều cụ thể mà nhân loại có thể làm.
Chúng ta có thể làm cho cuộc sống của những người trong tương lai tốt hơn
Một lý do khác, khiến chúng ta có động cơ đấu tranh đối với những vấn đề lớn của nhân loại, chúng ta cảm nhận nó thật sự khó, thậm chí là không thể vượt qua.
Đây là một mối quan tâm đặc biệt với các thế hệ tương lai. Tôi có thể làm gì để tạo ra sự khác biệt, hay nó chỉ là giọt nước tràn ly? Làm sao chúng ta biết – cần phải làm gì khi những ảnh hưởng lâu dài không chắc chắn xảy ra trong tương lai.
Ngay cả những vấn đề hiện tại chúng ta cũng thấy khó giải quyết. Ít nhất là đối với những vấn đề đó, chúng ta có thể cảm nhận được nó một cách tức thì.
Trong năm thứ 2 liên tiếp, chúng ta đã không đạt được tiến bộ đối với các mục tiêu phát triển bền vững của mình, như giảm thiểu chiến tranh, nghèo đói và tăng trưởng.
Trên toàn cầu, 4,3% trẻ em vẫn chết trước 5 tuổi. COVID-19 đã giết chết khoảng 7 triệu người . Liệu chúng ta có thể – và có nên – biện minh cho việc tập trung vào các thế hệ tương lai, khi chúng ta đối mặt với những vấn đề này – ngay bây giờ không?
MacAskill lập luận rằng chúng ta có thể. Ông ấy xác định một số lĩnh vực mà chúng ta có thể làm để bảo vệ thế hệ tương lai, đồng thời giúp đỡ những người đang sống ở hiện tại.
Ví dụ, đại dịch hiện nay đã chỉ ra rằng, những sự kiện không lường trước được có thể gây ra hậu quả tàn khốc. Tuy nhiên, bất chấp đại dịch, nhiều chính phủ đã làm rất ít để thiết lập các ‘hệ thống tốt hơn’ để có thể ngăn chặn đại dịch tiếp theo. MacAskill đưa ra những trường hợp mà đại dịch trong tương lai có thể còn tồi tệ hơn.
Đáng lo ngại nhất là các mối đe dọa từ mầm bệnh nhân tạo:
[…] nó có thể tàn phá hơn nhiều so với mầm bệnh tự nhiên vì chúng có thể được sửa đổi để có những đặc tính mới – nguy hiểm. Liệu ai đó có thể thiết kế một mầm bệnh có sức hủy diệt tối đa – thứ gì đó có khả năng gây chết người của virus Ebola và khả năng lây lan của bệnh sởi?
Ông đưa ra các ví dụ, chẳng hạn như quân đội và các nhóm khủng bố, đã cố gắng tạo ra mầm bệnh trong quá khứ.
Nguy cơ xảy ra một đại dịch nhân tạo quét sạch tất cả chúng ta trong 100 năm tới là từ 0,1% đến 3%, theo ước tính của MacAskill.
Điều đó nghe có vẻ thấp, nhưng MacAskill lập luận rằng, chúng ta sẽ không bước lên máy bay nếu được thông báo rằng, ‘chỉ’ có một phần nghìn cơ hội rơi xuống và giết chết mọi người trên máy bay”.
MacAskill vạch ra những cách mà chúng ta có thể ngăn chặn các đại dịch được ‘thiết kế’ sẵn, như nghiên cứu thiết bị bảo vệ cá nhân tốt hơn, chẩn đoán rẻ hơn và nhanh hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn hoặc quản lý sinh học tổng hợp tốt hơn. Làm như vậy sẽ giúp cứu mạng sống của những người còn sống hôm nay, giảm nguy cơ đình trệ công nghệ và bảo vệ tương lai của nhân loại.
Đôi bên cùng có lợi có thể áp dụng cho quá trình khử cacbon, phát triển an toàn trí tuệ nhân tạo – AI, giảm rủi ro từ chiến tranh hạt nhân và các mối đe dọa khác đối với nhân loại.
Những điều bạn có thể làm để bảo vệ thế hệ tương lai
Một số vấn đề “dài hạn”, như biến đổi khí hậu, đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng. Do đó, một số người có thể thấy cuốn sách của MacAskill là “lẽ thường”. Những người khác có thể thấy suy đoán về tương lai xa – khá hoang đường (giống như tất cả các quan điểm khả thi về tương lai dài hạn).
MacAskill tạo ra sự cân bằng có thể tiếp cận được, giữa việc neo các đối số vào các ví dụ cụ thể, đồng thời thực hiện các phép ngoại suy khiêm tốn cho tương lai. Ông ấy giúp chúng ta thấy các nguyên tắc “lẽ thường” có thể dẫn đến những kết luận mới hoặc bị bỏ qua như thế nào.
Ví dụ, nếu có bất kỳ sức nặng đạo đức nào đối với con người trong tương lai, thì nhiều mục tiêu xã hội chung (như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn) ít quan trọng hơn rất nhiều so với việc giảm nguy cơ tuyệt chủng (như không phổ biến vũ khí hạt nhân). Nó làm cho nhân loại trông giống như một “thiếu niên khinh suất”, còn nhiều năm phía trước, nhiều sức mạnh hơn trí tuệ:
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng [nguy cơ tuyệt chủng] chỉ là 1 phần nghìn, thì rủi ro đối với nhân loại trong thế kỷ này vẫn cao gấp 10 lần so với rủi ro bạn chết trong một vụ tai nạn ô tô trong năm nay. Nếu nhân loại giống như một thiếu niên, thì anh ấy là người phóng nhanh qua các góc khuất, say xỉn, không thắt dây an toàn.
Thành kiến của chúng ta đối với hiện tại, các vấn đề cục bộ rất mạnh, vì vậy việc kết nối cảm xúc với các ý tưởng có thể khó khăn. Nhưng MacAskill đã đưa ra một trường hợp thuyết phục cho chủ nghĩa dài hạn thông qua những câu chuyện rõ ràng và những phép ẩn dụ hay.
Ông ấy trả lời nhiều câu hỏi của chúng ta về việc bảo vệ tương lai. Tương lai sẽ tốt hay xấu? Nó sẽ thực sự quan trọng nếu nhân loại kết thúc? Và, quan trọng là, tôi thực sự có thể làm gì không?
Câu trả lời ngắn gọn là, có.
Những việc bạn có thể làm sẽ rất hữu ích, chẳng hạn như giảm thiểu lượng khí thải carbon của bạn – nhưng MacAskill lập luận rằng “những việc khác, bạn có thể làm, sẽ có tác động mạnh mẽ hơn”. Ví dụ, giảm tiêu thụ thịt sẽ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, quên góp tiền cho các tổ chức chống biến đổi khí hậu hoạt động hiệu quả.
Ngoài các khoản quyên góp, 3 quyết định cá nhân khác dường như có tác động đặc biệt lớn đối với chúng ta: Hoạt động xã hội, truyền bá ý tưởng tốt và sinh con. Nhưng cho đến nay, quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ đưa ra, xét về tác động cả đời của bạn, là lựa chọn nghề nghiệp.
Thật khiêm tốn và đầy cảm hứng khi thấy vai trò của chúng ta trong việc bảo vệ tương lai. Chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống bây giờ và bảo vệ tương lai cho cháu chắt của chúng ta. MasAskill cho thấy rõ ràng, rằng chúng ta mắc nợ họ.
Michael Noetel: Giảng viên cao cấp tâm lý học, Đại học công giáo Úc