Tác giả: Nguyễn Văn Trị
Mỹ đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử vào ngày 16 tháng 7 năm 1945 tại sa mạc – cách phòng thí nghiệm hạt nhân Los Alamos bang New Mexico 300 km.
Khoảng 3 tuần sau, rạng sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945, tổng thống Truman đã ra lệnh ném bom hạt nhân mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima.
3 ngày sau, tức ngày 9 tháng 8, Mỹ tiếp tục ném quả bom hạt nhân thứ 2 với tên gọi “Fat Man” vào Nagasaki.
Với tổng trọng lượng 2 quả bom gần 10 tấn, tuy nhiên, nó đã làm hàng trăm ngàn người chết và 2 thành phố này gần như đã bị phá hủy hoàn toàn.
Điều khủng khiếp hơn, nhiều người đã chết do nhiễm phóng xạ hạt nhân sau đó.
Lý do đằng sau Mỹ ném bom Nhật Bản
Trước đó, phe phát xít gần như bị phe đồng minh (Mỹ và Liên Xô) đánh bại. Adolf Hitler đã buộc phải từ bỏ giấc mộng bá chủ thế giới của mình. Ông ta tự sát vào ngày 7 tháng 5 năm 1945.
Nhật Bản, lúc đó, cố gắng gượng chiến đấu, nhưng thực tế họ gần như bị đánh bại. Tuy nhiên, với tinh thần võ sĩ đạo, không cho phép người Nhật đầu hàng. Với họ, đầu hàng là điều sĩ nhục không thể chấp nhận được.
Lý do quan trọng Mỹ ném bóm Nhật Bản là người Mỹ không muốn người Nga (Liên Xô) tiến vào và kiểm soát vào Nhật Bản.
Vì vậy, họ phải hạ gục Nhật Bản trước. Chỉ cần 2 quả bom nặng gần 10 tấn là đủ để Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.
Thực tế, nếu không thả bom hạt nhân, Nhật Bản trước sau gì cũng buộc phải thất trận. Tại mặt trận Trung Hoa, 1,5 triệu hồng quân Liên Xô đang chống lại lực lượng Quan Đông của Đế quốc Nhật.
Sự tranh giành Nhật Bản của Mỹ và Liên Xô
Nếu không nhanh tay, Liên Xô sẽ tiến đánh và chiếm Nhật Bản trước. Nếu Liên Xô tiến vào Nhật Bản trước, vị thế của Mỹ tại Đông Á có thể bị lung lay.
Một lý do khác, đây chỉ là lý do phụ, Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt. Nếu còn kéo dài, nhiều lính Mỹ sẽ chết trên chiến trường.
Mặc dù đã giết hại hơn 200 ngàn người sau 4 tháng kể từ thời điểm thả bom – người dân tại Hiroshima và Nagasaki. Con số này chưa tính đến người chết vì nhiễm phóng xạ hạt nhân sau đó.
Chuyện gì đến sẽ đến, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Nhiều sử gia và phân tích chính trị phương Tây cho rằng, Nhật Bản không muốn đầu hàng Liên Xô, họ muốn đầu hàng Mỹ. Điều này thật sự không đúng. Nhật Bản trên thực tế không có sự lựa chọn. Họ không thể lựa chọn đầu hàng bên nào. Ai xí phần trước thì người đó sẽ chiến thắng.
Một điều kỳ lạ, tôi đã hỏi rất nhiều người Nhật từ người trẻ đến người già, họ có căm thù người Mỹ không?
Tất cả họ đều trả lời không. Họ không căm thù, không phải người Mỹ tốt với Nhật. Làm sao tốt được khi chính người Mỹ đã dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiêu diệt họ.
Ngày Nhật Bản đầu hàng đã đến
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hiệp định đầu hàng được ký kết giữa Nhật và Mỹ trên tàu chiến tại vịnh Tokyo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết tận dụng thời điểm Nhật đầu hàng phe đồng minh để tuyên bố Việt Nam độc lập với bản tuyên ngôn độc lập 1945.
Vấn đề thế giới: Đối Đầu Mỹ – Liên Xô
Người Nhật đã may mắn hơn người Đức, người Hàn và người Việt, họ không bị chia cắt đất nước. Đến hiện nay, Nhật Bản vẫn đang là một siêu cường kinh tế, nhưng trong 30 năm qua, từ 1991 đến nay nền kinh tế (GDP) của họ hầu như không có sự tăng trưởng. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, kinh tế Nhật đã rơi vào bẫy thanh khoản – “Liquidity Trap”.
Sau đầu hàng, quân đội Mỹ đưa quân vào Nhật. Người Mỹ rất khôn ngoan, họ không muốn chia miếng bánh Nhật Bản cho người Nga (Liên Xô).
Tướng Douglas MacArthur thực tế là người điều hành nước Nhật. Từ 1945 cho đến nay, người Nhật đã đi theo quỹ đạo của người Mỹ. Mặc dù hiện tại, Nhật Bản đã độc lập về kinh tế, nhưng Nhật Bản sẽ khó lòng thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ. Tương tự như người Hàn.
Thủ tướng Shinzo Abe là người rất muốn đưa Nhật Bản thoát khỏi Mỹ nhưng không thành công.
4 năm sau, năm 1949, Liên Xô đã chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô đã dẫn dắt thế giới đi 2 con đường khác nhau.
Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên xảy ra. Một câu hỏi, nếu Mỹ không ném bóm hạt nhân vào Nhật Bản, có thể họ đã sử dụng chúng tại Triều Tiên. Tuy nhiên, tình thế đã khác, Liên Xô lúc này đã sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nếu Mỹ không ném bom Nhật Bản năm 1945 và Triều Tiên 1950, có thể họ đã sử dụng tại Việt Nam năm 1954 để cứu người Pháp đang bị bao vây tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Sự thất bại của Pháp đã dẫn đến hiệp định Geneva chia cắt Việt Nam thành 2 miền nam bắc và thực hiện một cuộc tổng tuyển cử năm 1956. Một lần nữa, người Mỹ lại dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm và xé toang hiệp định Geneva.
Chúng ta hãy lưu ý rằng, người cộng sản Việt Nam đã có công đánh bại người Pháp và tống cổ họ rời khỏi Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã độc lập? Nhưng người Mỹ đã nhảy vào.
Vì hiệp định Geneva quy định sau khi chia cắt sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng kịch bản đó đã không xảy ra. Số phận đau thương của người Việt và sự chia cắt đất nước giống như kịch bản của Đức và Triều Tiên.
Nếu Liên Xô không có bom hạt nhân, số phận người Triều Tiên và Việt Nam xem như đã an bài. Bởi vì sẽ không có ai có thể chống lại người Mỹ?
Điều này thật đáng để chúng ta suy ngẫm!
Hình minh họa: Tướng Haywood Hansell Jr. (giữa) làm người đứng đầu Bộ chỉ huy máy bay ném bom số 21. Tướng Roger Ramsey ở bên phải. Nguồn ảnh: Historynet