Lý Bí – Lý Nam Đế: Đã Giải Phóng Nước Ta Khỏi Nhà Lương?

Nhà Lương (502-557) là triều đại thứ 3, trị vì vùng đất phía nam Trung Hoa trong thời kỳ nam bắc triều (kéo dài từ 420 đến 589). Năm 499, Tiêu Diễn khởi binh ở Kinh Châu. Sau 2 năm

Nhà Lương (502-557) là triều đại thứ 3, trị vì vùng đất phía nam Trung Hoa trong thời kỳ nam bắc triều (kéo dài từ 420 đến 589). Năm 499, Tiêu Diễn khởi binh ở Kinh Châu. Sau 2 năm chiến tranh, cuối cùng Tiêu Diễn đã dành chiến thắng, sau đó phế truất vua Tề là Tiêu Bảo Dung. Tiêu Diễn xưng đế (Lương Vũ Đế), lập ra triều đại nhà Lương.

Các thứ sử được nhà Lương cử sang cai trị Giao Châu thường đối xử tàn bạo với người bản xứ. Điều này đã làm cho người dân căm hận.

Loạn lạc tạo anh hùng. Đó là Lý Bí (hay còn gọi là Lý Bôn) có xuất thân như thế nào?

Sau khi lên ngôi, Lương Vũ Đế cử Tiêu Tư sang làm thứ sử đất Giao Châu – tức miền bắc nước ta. Tiêu Tư cai trị Giao Châu rất tàn bạo. Điều này làm người dân trong xứ rất căm phẩn và oán giận.

Người Giao Châu khi đó, bên trong thì bị bọn quan lại cai trị hà khắc, bên ngoài thì bị người Lâm Ấp nhiều lần quấy nhiễu, cướp phá. Thực sự, người dân trong xứ không chịu nổi. Điều gì cũng vậy, khi đến đường cùng, không có lối thoát, thì chính bản thân người dân sẽ phải phản kháng và nổi dậy chống lại bọn người cai trị.

Lòng người đã căn phẩn đến cực độ, chỉ còn chờ người đứng ra lãnh đạo.

Lý Bí xuất hiện

Lý Bí mặc dù có gốc tích là người Hán, nhưng đã sống 7 đời ở đất Giao Châu. Vì vậy, ông đã trở thành người bản xứ. Nhận thấy lòng dân oán hận, Lý Bí đã tập hợp được lực lượng đủ mạnh để chống lại Tiêu Tư. Tiêu Tư bại trận đành phải bỏ chạy về nước.

Năm 543, người Lâm Ấp lại sang quấy nhiễu tại quận Nhật Nam. Lý Bí lệnh cho Phạm Tu dẫn quân đánh Lâm Ấp tại Cửu Đức (hiện nay là Hà Tĩnh). Người Lâm Ấp chống không nổi đành phải bỏ chạy về nước.

Sau khi đánh đuổi được Lâm Ấp, năm 544, Lý Bôn xưng đế, lấy hiệu là Nam Việt Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước hay quốc hiệu là Vạn Xuân.

Năm 545, Lương Vũ Đế sai Trần Bá Tiên sang đánh Vạn Xuân (tức Giao Châu). Lý Bí dẫn quân kháng cự, thấy không thể chống lại quân địch, nên đành phải rút về thành Gia Ninh cố thủ.

Trần Bá Tiên tiếp tục dẫn quân vây thành Gia Ninh. Một lần nữa, Lý Bí đành rút chạy khỏi Gia Ninh về đóng quân ở Khuất Liêu để cũng cố lực lượng. Tại Khuất Liêu, Lý Bí cho quân sĩ đóng nhiều chiến thuyền.

Về phía quân của Trần Bá Tiên, mặc dù đã từng chiến thắng trước đội quân của Lý Bí, nhưng quân lính chiến đấu trong thời gian dài, lại không thông thuộc địa hình. Hơn nữa, vì chiến đấu ở xa nên sẽ khó có quân tiếp viện.

Mặc dù vậy, dịp may đã đến với Trần Bá Tiên, nhân dịp mưa bão, nước sông dâng lên cao và tràn vào hồ nơi đóng quân của Lý Bí. Mặc dù quân của Trần Bá Tiên (nhà Lương) lúc này vì chiến đấu trong thời gian dài đã mệt mỏi, nhưng tình thế thời tiết đã giúp cho Trần Bá Tiên. Lý Bí đại bại đành phải dẫn tàn quân chạy trốn vào động Khuất Lão.

Sau đó, Lý Bí giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Cha của Triệu Quang Phục là Triệu Túc, giữ chức thái phó trong triều đình.

Thấy tình thế khó bề chống lại quân của Trần Bá Tiên, Phục dẫn quân về Dạ Trạch. Nơi có địa thế dễ thủ và khó công để bảo toàn lực lượng và tiến hành chiến tranh du kích.

Ban ngày, quân của Triệu Quang Phục luyện tập, ban đêm, dẫn quân bằng thuyền độc mộc ra đánh quân cướp quân lương của địch. Trần Bá Tiên nhiều lần bị phục kích và chịu nhiều tổn thất.

Năm 548, Lý Bí mất tại động Khuất Lão. Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Mặc dù gây nhiều tổn thất cho quân địch, lực lượng của Trần Bá Tiên vẫn còn khá mạnh. Nếu đương đầu trực tiếp, Triệu Quang Phục biết sẽ khó bề chống lại.

Một điều may mắn đã đến, năm 548, Hầu Cảnh phát binh làm phản. Trước tình thế đó, Lương Vũ Đế triệu quân của Trần Bá Tiên về nước và giữ lại một đội quân do Dương Sàn lãnh đạo để đánh Triệu Quang Phục. Biết lực lượng quân địch giảm, Triệu Quang Phục đem quân đánh Dương Sàn. Sau đó, ông tiếp tục dẫn quân lấy lại thành Long Biên.

Sau khi Lý Nam Đế mất, Lý Thiên Bảo cùng người em họ là Lý Phật Tử chạy về quận Cửu Chân. Quân nhà Lương bám đuổi và đánh cho bằng được. Thấy khó bề chống cự, Lý Thiên Bảo chạy sang Lào. Đến động Dã Năng, Lý Thiên Bảo tự xưng là Đào Lang Vương.

Năm 555, Đào Lang Vương (tức Lý Thiên Bảo mất) không có con nối ngôi, nên Lý Phật Tử lên thay. Lý Phật Tử có dã tâm muốn đánh Triệu Việt Vương. Hai bên đánh nhau mấy trận, không phân thắng bại. Cuối cùng vì tình xưa đành phải giảng hòa và phân chia đất đai.

Mặc dù bề ngoài hòa hiếu, nhưng bên trong Lý Phật Tử ngày đêm chuẩn bị quân lương và luyện tập chờ thời cơ đánh Triệu Quang Phục.

Năm 571, Lý Phật Tử dẫn quân đánh Triệu Việt Vương.  Sau khi thất trận, Triệu Việt Vương cảm thấy nhục nhã bèn nhảy xuống sông Đại Nha tự kết liễu.

Lý Phật Tử chính thức trở thành vua nước Nam Việt (Vạn Xuân).

Năm 602, vua nhà Tùy là Tùy Văn Đế lệnh cho Lưu Phương dẫn quân đánh chiếm Nam Việt (Vạn Xuân). Lưu Phương khuyên Lý Phật Tử hãy hàng nhà Tùy. Từ đó, đất Giao Châu (Giao Chỉ) lại trở thành lãnh thổ của người phương bắc.

Năm 603 là dấu mốc cho sự mất nước lần thứ 3 của nước ta.

[7]. Bài kế tiếp: Nhà Đường Nổi Tiếng Về Thi Ca: Lại Tàn Bạo Trong Cai Trị Người Việt – Những Cuộc Nổi Dậy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang