Liệu Israel có thể đánh bại Hezbollah?

Israel đã 5 lần xâm lược Lebanon từ 1978. Lần này, liệu Israel có thành công. Căng thẳng Hezbollah và Israel sau cái chết của Nasrallah?

Một người đàn ông đang theo dõi thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, phát biểu trên màn hình tivi ngày 19 tháng 9 năm 2024, tại một quán cà phê ở Beirut. Ảnh EPA, EFE-Wael Hamzeh

Amin Saikal, giáo sư danh dự về nghiên cứu Trung Đông và Trung Á, Đại học quốc gia Úc

Sau một cuộc ném bom dữ dội vào Lebanon, Israel đã bắt đầu một cuộc xâm lược trên bộ vào quốc gia láng giềng phía bắc của mình. Quân đội đã tiến vào miền nam Lebanon trong nỗ lực đẩy lùi Hezbollah ra khỏi sông Litani, cách biên giới Israel 29 km.

Mục tiêu được nêu là tạo điều kiện cho khoảng 60.000 người Israel phải di dời trở về nhà của họ ở miền bắc Israel.

Bằng cách giết chết thủ lĩnh Hezbollah, Hasan Nasrallah và một số chỉ huy của ông này vào cuối tuần, Israel đã giáng một đòn nghiêm trọng vào Hezbollah.

Điều này đã nâng cao uy tín của thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, mặc dù phần lớn người dân Israel muốn ông từ chức.

Israel hiện đang chuẩn bị lặp lại các hoạt động ở Gaza tại Lebanon, với mục đích sắp xếp lại Trung Đông vì lợi ích của chính mình. Nhưng liệu họ có cắn nhiều hơn mức có thể nhai không?

Thành tích thất bại của Israel khi xâm lược Lebanon

‘Israel đã từng đến đây rồi’!

Israel đã xâm lược Lebanon đến tận thủ đô Beirut vào năm 1982, trong một nỗ lực nhằm quét sạch (wipe out) Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Israel đã cố gắng dập tắt sự kháng cự của người Palestine đối với sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem đã tồn tại kể từ Chiến tranh Israel-Ả Rập năm 1967.

Năm 1982 cũng là năm Hezbollah được thành lập với sự giúp đỡ của chính phủ Hồi giáo mới thành lập ở Iran.

Israel trao quyền cho các đồng minh Cơ đốc giáo Lebanon của mình thảm sát hàng trăm người Palestine tại các trại tị nạn Sabra và Shatila ở Beirut. Nó cũng buộc Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) phải chuyển trụ sở từ Beirut sang Tunisia.

Israel thực hiện các cuộc không kích vào Lebanon năm 2006. Ảnh AP
Israel thực hiện các cuộc không kích vào Lebanon năm 2006. Ảnh AP

Sau đó, Israel đã tạo ra một vùng an ninh ở phía bắc biên giới của mình, nhưng phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ từ Hezbollah. Khi thương vong của Israel tăng lên, thủ tướng lúc đó là Ehud Barak đã đơn phương rút quân vào năm 2000.

Việc rút quân đã khuếch đại sự nổi tiếng và sức mạnh của Hezbollah như một lực lượng chính trị và bán quân sự đáng gờm chống lại Israel và các đồng minh của nước này.

Israel đã xâm lược Lebanon vào năm 2006 với mục đích xóa sổ Hezbollah. Họ đã không đạt được mục tiêu của mình. Sau 34 ngày giao tranh đẫm máu và gây ra tổn thất đáng kể cho cả 2 bên, họ đã chấp nhận một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về lệnh ngừng bắn. Hezbollah xem như đã chiến thắng.

Xem thêm: Sẽ là một sai lầm nếu Israel xâm lược Lebanon, đây là lý do?

Chiến tranh Israel – Lebanon không hồi kết

Netanyahu cảm thấy tự tin về thành công lần này. Ông nhận được sự ủng hộ của các bộ trưởng cực đoan, đặc biệt là các bộ trưởng an ninh quốc gia, tài chính và quốc phòng. Netanyahu phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ để tồn tại về mặt chính trị trong nước.

Israel có hỏa lực mạnh hơn bao giờ hết. Họ đã thể hiện điều đó trong cuộc chiến ở Gaza, trong khi trả thù việc Hamas giết hại hơn 1.000 người Israel và bắt cóc khoảng 240 công dân Israel và nước ngoài vào ngày 7 tháng 10 năm 2024.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã san phẳng nhiều vùng đất ở Dải Gaza và giết chết hơn 40.000 thường dân Palestine – 35% trong số đó là trẻ em – và 2 triệu người khác đã phải di dời nhiều lần.

Trong việc này, giới lãnh đạo Netanyahu đã phớt lờ các chuẩn mực về chiến tranh, luật nhân đạo quốc tế, nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về lệnh ngừng bắn và cảnh báo của Tòa án công lý quốc tế (ICC) về các hành động diệt chủng.

Ngoài ra, Netanyahu còn trắng trợn bác bỏ sự lên án rộng rãi trên toàn cầu đối với các hành động của Israel.

Hỗ trợ cho lập trường thách thức của ông là sự hỗ trợ quân sự, tài chính và kinh tế ‘bền như thép’ của Mỹ dành cho Israel. Washington vừa phê duyệt thêm một gói viện trợ trị giá 8,7 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ ‘chiến dịch Lebanon’ của Israel.

Netanyahu thậm chí không có lý do chính đáng nào để chấp nhận lời kêu gọi kiềm chế hoặc ngừng bắn của Washington.

Dân quân Hezbollah diễu hành năm 1989. Ảnh AFP
Dân quân Hezbollah diễu hành năm 1989. Ảnh AFP

Liệu lần này có khác không?

Sự tự tin của Netanyahu được củng cố hơn nữa bởi khả năng hạt nhân của Israel. Mặc dù không được công bố, Israel được cho là sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân để răn đe và thống trị quân sự trong khu vực.

Netanyahu và những người ủng hộ ông đã tuyên bố rằng, việc sử dụng vũ lực không cân xứng của họ là hợp pháp để tự vệ, chống lại những gì họ gọi là ‘động vật khủng bố’ – terrorist tentacles (Hamas, Jihad Hồi giáo và Hezbollah) của con bạch tuộc Iran.

Với việc Mỹ, một số đồng minh phương Tây và khu vực Ả Rập đã chia sẻ lập trường của mình, Israel hiện đang tập trung một lần nữa vào công việc còn dang dở là nhổ tận gốc Hezbollah.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang gia tăng xung đột. Ảnh Sarah Yenesel-EPA
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang làm gia tăng xung đột. Ảnh Sarah Yenesel-EPA

Hezbollah là một thành phần chủ chốt trong “trục kháng chiến” của Iran chống lại Israel và Hoa Kỳ.

Netanyahu biết rằng việc tiêu diệt nhóm này sẽ có nghĩa là phá vỡ hệ thống an ninh quốc gia và khu vực của Iran. Ông không ngại mạo hiểm đối đầu trực tiếp với Iran, trong khi vẫn đảm bảo được sự ủng hộ hoàn toàn của Hoa Kỳ trong trường hợp như vậy.

Tehran không thể từ bỏ Hezbollah, nhưng họ cũng có những ưu tiên khác về chính sách đối nội và đối ngoại. Tổng thống Iran mới đắc cử Masoud Pezeshkian đã nắm quyền với lời hứa sẽ giảm bớt các ‘hạn chế chính trị’, xã hội thần quyền và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người dân Iran.

Pezeshkian cũng cam kết cải thiện quan hệ khu vực và quốc tế của Iran, bao gồm việc mở lại các cuộc đàm phán với phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, nhằm chấm dứt các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Pezeshkian dường như có sự ủng hộ của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người đã thể hiện sự thực dụng khi cần thiết. Bộ trưởng ngoại giao của Pezeshkian, Abbas Araghchi đã tuyên bố rằng, Hezbollah có khả năng tự vệ trước mối đe dọa từ Israel.

Hiện tại, cách tiếp cận của Tehran là để Israel mắc kẹt ở Lebanon, giống như những lần trước.

Hezbollah không phải là Hamas: Họ bị tổn thất nhưng vẫn được trang bị vũ khí khá tốt. Nhóm này sẽ có thể tiến hành kháng cự lâu dài chống lại sự chiếm đóng của Israel.

Điều này có thể làm cho Israel phải trả giá khá đắt về người và vật chất, cũng như ngăn cản nhiều người Israel trở về quê hương ở miền bắc Israel.

Ở giai đoạn này, điều quan trọng là cần nhớ 2 điểm.

Một là, sau một chiến dịch tai hại kéo dài một năm, Israel vẫn chưa thành công trong việc dập tắt sự kháng cự của Hamas. Nhiệm vụ chống lại Hezbollah trong một cuộc chiến trên bộ có thể trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

Một điều nữa, giống như Netanyahu, cựu tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (con) đã tìm cách sắp xếp lại Trung Đông theo sở thích địa chính trị của Hoa Kỳ.

George W. Bush (con) đã can thiệp vào Afghanistan và Iraq dưới vỏ bọc là một cuộc chiến chống khủng bố và thúc đẩy dân chủ.

Nhưng hành động của Mỹ càng làm khu vực Trung Đông mất ổn định hơn.

Kể từ Thế chiến 2, việc sử dụng vũ lực hiếm khi có thể thay thế được ngoại giao trong việc giải quyết các vấn đề thế giới.

Hình minh họa: Một người đàn ông đang theo dõi thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, phát biểu trên truyền hình ngày 19 tháng 9 năm 2024, tại một quán cà phê ở Beirut. Ảnh EPA, EFE-Wael Hamzeh

Nguồn: Amin Saikal – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang