Tác giả: John Psaropoulos
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Nga – không có tác động đến khả năng dừng hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.
Vào tháng 12 năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga nhằm tước đoạt nguồn thu của họ – để tài trợ cho hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Một năm sau, rõ ràng kế hoạch này đã thất bại.
Theo Trường kinh tế Kiev (KSE), Moscow sẽ kiếm được 178 tỷ USD từ việc bán dầu vào năm 2023 và khoảng 200 tỷ USD vào năm 2024.
Số tiền này thấp hơn mức kỷ lục 218 tỷ USD mà Nga kiếm được trong năm đầu tiên khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, khi Moscow vẫn cung cấp khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu sang Châu Âu. Tuy nhiên, chúng cho thấy, Nga đã bù đắp khoản thất thu từ dầu mỏ một cách nhanh chóng, đáng kinh ngạc.
Jan Stockbrugger, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Copenhagen, cho biết: “Nga hiện phải vận chuyển dầu của mình trên những khoảng cách xa hơn nhiều. Về cơ bản chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ là những người mua chính, do đó làm giảm sự cạnh tranh và giá cả”.
Nhưng không nhiều. Theo dữ liệu của KSE, dầu thô Urals chuẩn của Nga được giao dịch ở mức 84 USD/thùng trong tháng 10/2023, không thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình của Brent là 90,78 USD trong cùng tháng.
Xem thêm: Lệnh Trừng Phạt Đối Với Dầu Mỏ Của Nga Liệu Có Thành Công?
Tàu chở dầu được bảo vệ khỏi lệnh trừng phạt
Đoán trước được điều này, năm ngoái các nước EU và G7 đã đặt ra mức trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng. Đó là một nỗ lực đầy tham vọng và chưa từng có của EU, nhằm áp đặt ý chí của mình lên Nga, trong khi phần lớn dầu của Nga tiếp tục được vận chuyển bằng các tàu chở dầu do ‘phương Tây sở hữu và bảo hiểm’.
Nga mua lại các tàu chở dầu lỗi thời từ các công ty phương Tây với giá rẻ, tạo ra một “hạm đội bóng tối” không bị các nước phương Tây kiểm soát.
Stockbrugger nói với Al Jazeera: “Tàu chở dầu bóng tối là tàu chở dầu bình thường không liên quan gì đến các nước phương Tây hay G7. Về cơ bản, đó là một tàu chở dầu được bảo vệ khỏi các lệnh trừng phạt”.
Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2023, 2/3 tàu chở dầu của phương Tây đã được thay thế bằng “hạm đội bóng tối”, giúp tăng khối lượng giao dịch lên 2,6 triệu thùng mỗi ngày.
KSE ước tính có ít nhất 187 tàu chở dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
KSE cho biết, các đồng minh phương Tây của Ukraine vẫn có thể cắt giảm 1/4 doanh thu từ dầu mỏ của Nga, nếu họ làm nhiều hơn để thực thi lệnh cấm vận, nếu họ hạ mức trần giá xuống 50 USD/thùng.
Nhưng Moscow hy vọng điều này sẽ không xảy ra.
Vào ngày 27 tháng 11 măm 2023, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ngân sách quốc gia đến năm 2024, trong đó quy định tăng chi tiêu quốc phòng và an ninh lên 157,5 tỷ USD. Ngân sách liên bang năm 2024 là 412 tỷ USD, cao hơn 13% so với năm ngoái do doanh thu từ dầu mỏ dự kiến sẽ cao hơn.
Nhà kinh tế Maria Demertzis, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, nói với Al Jazeera rằng, việc thực thi ‘trần giá dầu’ sẽ rất khó khăn.
Bà nói: “Làm thế nào để ngăn chặn một quốc gia vùng Vịnh mua và bán năng lượng cho các nước thứ 3? Rất khó kiểm soát”.
Ý chí chính trị đã trở thành một trở ngại bổ sung.
Demertzis nói: “ Hơn 50% dân số thế giới đứng về phía Nga hoặc trung lập”.
Bà nói với Al Jazeera: “Đây là dấu hiệu cho thấy các quốc gia chưa sẵn sàng cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và do đó, bất kỳ sự trợ giúp nào mà EU hoặc G7 có thể cần để thực thi các lệnh trừng phạt sẽ không được thực hiện”.
Xem thêm: Gói Trừng Phạt Thứ 12 Chống Ngại Nga Của EU Liệu Có Hiệu Quả?
Các biện pháp tượng trưng
Có những dấu hiệu cho thấy các nước EU và G7 đang bắt đầu thực hiện việc thực thi áp đặt trần giá dầu đối với Nga một cách nghiêm túc hơn.
Vào tháng 10 năm 2023, Washington đã 1 mình giảm giá dầu của Nga tới 3 USD, áp đặt lệnh trừng phạt đối với 2 tàu chở dầu vì không tuân thủ mức giá trần.
Tháng 11 năm 2023, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 tàu chở dầu từ Liberia, sau khi chúng bị phát hiện thường xuyên vận chuyển dầu Sokol từ Viễn Đông tới Ấn Độ.
Vào tháng 11, EU đã mời Đan Mạch kiểm tra và nếu cần thiết, chặn các tàu chở dầu của Nga đi qua eo biển Đan Mạch, như một phần của các biện pháp chống lại việc lách trần giá dầu.
Tuy nhiên, Stockbrugger tin rằng, những cử chỉ như vậy sẽ vẫn mang tính biểu tượng.
Ông nói với Al Jazeera: “Thực tế là chúng tôi cần dầu của Nga”.
“Nếu nó bị loại bỏ, giá dầu trên toàn thế giới sẽ tăng và lạm phát sẽ tăng vọt. Joe Biden sẽ không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2024 nếu giá xăng ở Mỹ tăng đáng kể. Có những sơ hở trong lệnh trừng phạt”, ông nói.
Xem thêm: Nhân Loại Vào Năm 2024 Sẽ Lựa Chọn Giữa Chiến Tranh Và Hòa Bình
Theo Viện tài chính quốc tế (IIF), Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đáng kể nhập khẩu dầu của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine và có thể vận chuyển dầu thô và/hoặc các sản phẩm dầu mỏ sang thị trường phương Tây.
Đây không phải là lần đầu tiên các bên trung gian được sử dụng để lách lệnh trừng phạt. Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại IIF, lưu ý rằng xuất khẩu ô tô và phụ tùng của Đức đã tăng 5.500% sang Kyrgyzstan, 720% sang Kazakhstan và 450% sang Armenia.
Brooks viết trên X (trước đây là Twitter): “Khối lượng xuất khẩu đã tăng lên kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, rõ ràng những sản phẩm này đang hướng tới Moscow. Điều này phải dừng lại”.
Năng lượng tái tạo có thể lấp đầy khoảng trống?
Xuất khẩu của Nga sang Châu Âu thực sự đang giảm sút và điều này là không thể đảo ngược.
Theo tổ chức tư vấn Ember có trụ sở tại London, trong 10 tháng đầu năm 2023, khoảng 28% điện năng của EU đến từ năng lượng mặt trời và gió, tăng 6% so với năm ngoái. Năng lượng tái tạo từ lâu đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt và than đá, với mức tiêu thụ đã giảm lần lượt 15% và 30% trong năm 2023, trở thành nguồn điện chính của EU.
Beatrice Petrovich, nhà phân tích năng lượng và khí hậu cấp cao tại Ember cho biết: “Năng lượng mặt trời và năng lượng gió rẻ hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng hạt nhân. Đó là lý do tại sao chúng đang chiếm thị phần”.
Đây là tin tốt cho Châu Âu, họ đã trả từ 1 đến 2 nghìn tỷ USD cho năng lượng trong năm đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt so với năm 2021.
Petrovich cho biết: “Châu Âu đã chuẩn bị tốt hơn so với mùa đông năm 2022. Đây là biện pháp bảo hiểm tốt nhất chống lại giá cả tăng cao và đầy biến động”.
Đây cũng là tin tốt cho mục tiêu xanh của Châu Âu là giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990.
Nhưng điều này không làm giảm thu nhập của Nga.
Demertzis nói: “Ấn Độ và Trung Quốc không lắng nghe lập luận của chúng tôi, điều này rất đáng lo ngại. Trọng tâm đã chuyển sang phía Đông, và nếu họ có cùng quan điểm, sẽ không có ai phá vỡ được chúng”.
Stockbrugger nói: “Chúng tôi liên tục nói về việc hỗ trợ Ukraine, chúng tôi cung cấp bao nhiêu vũ khí và bao nhiêu đạn dược. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ nói về việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Đánh giá theo tiêu chí này, sự hỗ trợ của chúng tôi thực sự khá hạn chế”.
Ảnh sử dụng: RIA