Lắng Nghe Thấu Hiểu Là Một Triết Lý Của Đạo Phật: Nó Là Gì?

Giao tiếp hiệu quả nhất là lắng nghe. Lắng nghe từ bi theo triết lý Đạo Phật là gì? Thiền sư Nhất hạnh hướng dẫn về lắng nghe sâu sắc!

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh Learning Religion

Tác giả: Yang-Yang Cheng

Giao tiếp giúp thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn và giải quyết các vấn đề. Nhưng, phải chăng chúng ta đã tập trung quá nhiều vào “nói”, trong khi, vai trò của lắng nghe thường bị bỏ qua.

“Lắng nghe một cách thấu hiểu” là rất quan trọng đối với giao tiếp giữa các cá nhân, bởi vì nếu không có nó, “việc nói nhiều” có thể làm trầm trọng thêm “sự chia rẽ” và hiểu lầm.

Lắng nghe một cách “từ bi” là một thực hành, chuyển sự tập trung của chúng ta từ nói sang lắng nghe. Khi làm như vậy, chúng ta có thể vượt qua tính vị kỷ. Nó giúp chúng ta thay đổi thói quen “tự quy chiếu” để tương tác với thế giới từ góc nhìn của người khác.

Lắng nghe “từ bi” có thể được thực hiện thông qua triết lý và thực hành Phật giáo. Đặc biệt, nó có thể ở dạng “lắng nghe sâu sắc” do thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xuất. Ông là cố thiền sư, người đã khởi xướng “Phật giáo dấn thân” và chỉ dạy về cách thực hành chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày.

Đừng bỏ lỡ: Hiểu Về Khái Niệm Từ Bi Của Đạo Phật

Lắng nghe sâu sắc

Thiền sư Nhất Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe sâu sắc, hay điều mà ông gọi là “lắng nghe từ bi”. Thầy Nhất Hạnh đề cập đến việc lắng nghe sâu sắc và lắng nghe từ bi thay thế cho nhau, bởi vì lòng trắc ẩn là cần thiết để lắng nghe người khác một cách sâu sắc.

Đối với thiền sư Thích Nhất Hạnh, lắng nghe sâu sắc (thấu hiểu) có nghĩa là hiểu người khác và lắng nghe mà không phán xét hay phản ứng.

Trong cuốn sách Lời dạy của Đức Phật (The Heart of the Buddha’s Teaching), ông đã viết:

Tôi đang lắng nghe anh ấy, không chỉ vì tôi muốn biết những vấn đề bên trong của anh ấy, hoặc để cho anh ấy lời khuyên. Tôi đang lắng nghe anh ấy chỉ vì tôi muốn làm giảm bớt đau khổ của anh ấy.

Ông cũng giải thích rằng, đối thoại từ bi bao gồm lời nói yêu thương và lắng nghe sâu sắc, đồng thời đề cập đến điều được gọi là “chánh ngữ” trong Phật giáo, vốn ủng hộ việc tránh xa lời nói dối trá, vu khống và thô lỗ:

Lắng nghe sâu sắc là nền tảng của lời nói đúng đắn. Nếu chúng ta không thể lắng nghe một cách chánh niệm, chúng ta không thể thực hành chánh ngữ. Dù chúng ta có nói gì đi chăng nữa, điều đó sẽ không được lưu tâm, bởi vì chúng ta sẽ chỉ nói những ý tưởng của riêng mình và không đáp lại người khác.

Khi chúng ta lắng nghe sâu sắc để hiểu rõ hơn về người khác, kể cả những đau khổ và khó khăn của họ, chúng ta cảm thông với họ và lời nói từ bi ‘đến’ dễ dàng hơn.

Lắng nghe với lòng trắc ẩn cũng đòi hỏi chúng ta không phán xét khi lắng nghe. Điều đó không có nghĩa là, từ bỏ việc quan tâm đến những gì người khác nói. Thay vào đó, nó liên quan đến việc chuyển trọng tâm từ bản thân sang người khác.

Đừng bỏ lỡ: Phương Tây Tìm Ra Đức Phật Như Thế Nào Và Khi Nào?

Cố gắng thấu hiểu khó khăn của người khác

Sự lắng nghe đầy cảm thông, cũng liên quan đến nỗ lực thấu hiểu người khác và sự thừa nhận khả năng hạn chế của họ.

Nó đòi hỏi sự sẵn sàng và nỗ lực để hiểu người khác. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói, lắng nghe từ bi xảy ra khi chúng ta lắng nghe với mục đích duy nhất là để hiểu người khác.

Nền tảng của việc lắng nghe sâu sắc thực sự là mối quan tâm thực sự đến hạnh phúc của người khác: Nếu chúng ta không quan tâm đến sự đau khổ của người khác, tại sao chúng ta phải lắng nghe những gì họ nói?

Trong triết học Phật giáo, mọi chúng sinh đều phụ thuộc lẫn nhau và liên kết với nhau. Theo nghĩa này, chăm sóc cho người khác cũng là chăm sóc cho chính chúng ta, vì hạnh phúc của chính chúng ta có liên quan đến hạnh phúc của người khác.

Khi chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác và giúp giảm bớt đau khổ của người khác, chúng ta thực sự cũng giúp giảm bớt đau khổ của chính mình.

Bởi vì khi chuyển sự tập trung từ bản thân sang người khác, chúng ta bắt đầu ‘thấy và học’ cách vượt qua ‘tham, sân và si’ mà trước đây chúng ta không nhận ra. Trong Phật giáo, 3 nguyên nhân gốc rễ của đau khổ (dukkha) phát sinh từ sự ích kỷ.

Cuối cùng, quan tâm đến người khác và lắng nghe họ một cách sâu sắc là để thực hành lòng trắc ẩn, không chỉ đối với người khác mà còn đối với chính chúng ta.

Nhưng sự lắng nghe với sự cảm thông, cũng đòi hỏi sự khiêm tốn để thừa nhận rằng, chúng ta có thể không hiểu hết người khác. Sự khiêm tốn là rất quan trọng trong giao tiếp.

Sự khiêm tốn chấp nhận khả năng hạn chế của chúng ta trong việc hiểu người khác, đặc biệt là những người có hoàn cảnh rất khác với chúng ta – cùng với mong muốn hiểu rõ hơn về họ, mặc dù khả năng hạn chế của chúng ta để làm như vậy – thúc đẩy và tiếp thêm sinh lực cho sự giao tiếp liên tục giữa những khác biệt.

Sự bình thản

Khái niệm Phật giáo về sự bình đẳng cũng có thể hữu ích.

Trong Phật giáo, karuṇā (từ bi) không phải là một cảm xúc áp đảo hay phản ứng, mà là 1 trong “tứ vô lượng tâm” (tư bi hỷ xả) – với ba tâm còn lại là từ, hỷ và xả.

Trong truyền thống Phật giáo, tâm “xả” thường gắn liền với sự không ràng buộc, hoặc buông bỏ, xả bỏ, không dính mắc, không để trong lòng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết:

Yếu tố thứ tư của tình yêu đích thực là upeksha (xả), có nghĩa là sự bình đẳng, không dính mắc, không phân biệt đối xử.

Upa có nghĩa là ‘qua’ và iksh có nghĩa là ‘nhìn’. Bạn leo núi để có thể nhìn bao quát toàn cảnh, không bị ràng buộc bởi bên này hay bên kia.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích rằng, tâm xả không có nghĩa là thờ ơ, mà là tách rời khỏi những định kiến ​​của chúng ta.

Ông nhấn mạnh, việc bám víu vào những nhận thức sai lầm về bản thân và những người khác, có thể cản trở chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về thực tại, và có thể dẫn đến hiểu lầm, xung đột và thậm chí là bạo lực.

Mặc dù việc lắng nghe từ bi có vẻ thụ động, nhưng việc tập trung vào tiếp nhận những gì người khác nói, thay vì xen vào để thay đổi cuộc trò chuyện, thực sự là một cách tích cực để tham gia vào cuộc thảo luận.

Đó là bởi vì, nó liên quan đến việc tích cực xem xét những ‘thành kiến ​​và định kiến’ ​​của chính chúng ta, điều này có thể mở ra nhiều khả năng hơn nữa để cải thiện cuộc trò chuyện.

Lắng nghe một cách từ bi có nghĩa là, không chỉ mở rộng đôi tai của chúng ta trước những gì người khác nói, mà còn phản ánh những câu chuyện ‘tự sự’ có vấn đề mà chúng ta mang theo bên mình.

Trên thực tế, tâm ‘xả’ có thể được coi là điều kiện thiết yếu để có tâm hồn cởi mở chân chính.

Lắng nghe để giao tiếp tốt hơn

Lắng nghe từ bi có ý nghĩa trong giao tiếp giữa các cá nhân.

Với cách thực hành lắng nghe sâu sắc, khiêm tốn và bình đẳng, lắng nghe từ bi ‘cảnh báo’ chúng ta về xu hướng hướng bản thân vào các cuộc trò chuyện, thay vì chỉ lắng nghe người khác.

Khi chúng ta tập trung quá nhiều vào những gì cần nói, để thuyết phục người khác mà bỏ qua việc lắng nghe sâu sắc, việc nói chuyện có thể dẫn đến căng thẳng giữa các cá nhân, hoặc làm trầm trọng thêm sự phân cực trong mối quan hệ.

Giao tiếp sâu sắc và hiệu quả, là tập trung vào việc lắng nghe. Lắng nghe với lòng trắc ẩn, không đảm bảo giải quyết được tất cả các vấn đề trong tầm tay, nhưng nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề từ các quan điểm khác – và hỗ trợ nhau tốt hơn, để cùng nhau giải quyết vấn đề.

Yang-Yang Cheng, nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa học chính trị, Đại học Toronto

Nguồn: Yang-Yang Cheng – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang