Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi của cơ thể như do áp lực công việc dẫn đến phải làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều, đau đầu, căng thẳng thần kinh (stress), yếu tố tuổi tác (người già), mất ngủ, phiền muộn, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, tập thể dục quá sức (hoặc ít vận động), ăn uống không phù hợp làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
Thông thường, mệt mỏi được phân loại thành hai nhóm: Nhóm mệt mỏi liên quan đến tinh thần và nhóm liên quan đến thể chất.
Nguyên nhân của triệu chứng mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi nếu để kéo dài không điều trị sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và thói quen hàng ngày, bởi vì người mệt mỏi sẽ rất cảm thấy chán nản, không muốn làm việc và bi quan. Về lâu dài, điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe.
Hiện nay, nhiều người mệt mỏi quá độ thường tìm đến bác sĩ và dùng thuốc để điều trị. Nếu một bác sĩ có tâm họ sẽ hỏi cẩn thận và chi tiết người bệnh về những nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi và đưa ra hướng điều trị phù hợp có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc (hoặc kết hợp cả hai).
Lưu ý rằng, thuốc tây là một con dao hai lưỡi, có thể hạn chế tức thời tình trạng mệt mỏi nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ khác. Vì vậy, chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Để điều trị mệt mỏi, giải pháp quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Nếu do làm việc quá sức thì nên điều chỉnh, nghỉ ngơi và có chế độ làm việc hợp lý. Nếu do căng thẳng tinh thần (stress) thì phải tìm nguyên nhân gây căng thẳng. Hiện nay, do áp lực cuộc sống, nên rất nhiều người bị căng thẳng và đau đầu liên tục, để cắt cơn đau hoặc đau đầu họ sử dụng paracetamol (thuốc thương mại có tên là Panadol hoặc Efferalgan). Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này là hủy hoại gan[1]. Nếu mệt mỏi do ăn uống không đầy đủ thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
Điều trị triệu chứng mệt mỏi không dùng thuốc
Một giải pháp tương đối phù hợp là “cố gắng” cải thiện tình trạng mệt mỏi từ nguyên nhân và kết hợp dùng các giải pháp từ thiên nhiên bằng cách sử dụng các loại thảo dược như cây Đinh lăng, Nấm Linh Chi, Sâm ngọc Linh, Sâm Dây Ngọc Linh, Đông Trùng Hạ Thảo hoặc tiết kiệm hơn là cố gắng ăn nhiều (đủ) rau, củ, quả, chất đạm, chất béo, chất đường (2 ly nước mía/ngày hoặc 4 muỗng cafe đường vàng) để cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa lượng cho cơ thể.
Về cơ bản, nếu có một chế độ tập thể dục nhẹ, thực hành thiền, suy nghĩ tích cực và ăn uống đầy đủ thì có thể không cần dùng bất cứ một loại thuộc hoặc thảo dược nào, tuy nhiên, thực tế điều này là tương đối khó khăn trong thực hiện. Và hãy lưu ý rằng, đây vẫn là cách hiệu quả và tiết kiệm trong điều trị giảm triệu chứng mệt mỏi của cơ thể.
Đối với những người lớn tuổi, do sự lão hóa cơ thể, liệu pháp dùng dược thảo trong việc bảo vệ, hỗ trợ hoặc điều trị mệt mỏi thực sự được khuyến khích và nên dùng lâu dài. Vì đây là cách bồi bổ cơ thể tốt nhất và hoàn toàn tự nhiên.
[1] Khi dùng paracetamol khoảng 4% sẽ được giữ lại ở gan (nên hạn chế sử dụng và chỉ sử dụng khi cần thiết) gây tổn thương gan khó phục hồi.