Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động tại Ukraine ngày 24 tháng 02 năm 2022 “đánh dấu khởi đầu” chấm dứt sự thống trị của Mỹ ở Đại Tây Dương về mọi phương diện.
Cuộc khủng hoảng Ukraine, kéo dài gần 8 tháng, đã thúc đẩy sự thay đổi hiện trạng toàn cầu.
Theo một nghĩa nào đó, những thay đổi đang diễn ra có thể được hiểu là sự kết thúc của quyền bá chủ Đại Tây Dương ở cấp độ toàn cầu của Mỹ.
Cuộc khủng hoảng năng lượng mà ở đó châu Âu đã lần lượt “giáng” những đòn nặng nề vào “sự thống trị” của đồng đô la Mỹ (USD).
Đồng USD của Mỹ đang dần đánh mất vị trí là công cụ quan trọng nhất về sự thống trị của Mỹ và là phương tiện trao đổi và can thiệp trên toàn cầu của tên đầu sỏ quốc tế này.
Ngoài ra, các sự kiện gần đây cho thấy đồng USD, vốn là đồng tiền dự trữ của thế giới từ năm 1944, sắp “hết hạn sử dụng”.
Như đã nhấn mạnh bởi nhiều chuyên gia ở Đông và Tây, từ Giáo sư Güven Delice đến nhà phân tích Nhật Bản Jan Krikke, đều có sự đồng thuận chung rằng: Một hệ thống tiền tệ toàn cầu đơn cực dựa trên đồng đô la Mỹ là không khả thi.
Krikke trong một bài báo viết cho Asia Times đã bày tỏ một cách đúng đắn sự cần thiết phải tập trung vào những điểm như sau đây.
Tại sao Mỹ lại can thiệp vào việc Đức mua dầu khí từ Nga?
Không chỉ giới hạn ở điều này, Mỹ thậm chí có thể ảnh hưởng đến các hiệp định thương mại của một quốc gia châu Âu với Trung Quốc, Nhật Bản và Hà Lan.
Thảm kịch của nước Đức cũng là đặc trưng của các quốc gia khác.
Sở dĩ Mỹ cho rằng, mình có quyền can thiệp vào công việc của các nước khác là vì hệ thống kinh tế của nó.
Xét cho cùng, việc đồng đô la là đơn vị tiền tệ duy nhất của nền tài chính toàn cầu cho phép Mỹ kiểm soát tất cả các giao dịch tài chính và thương mại trên thế giới thông qua các ngân hàng ở “New York”.
Giá cả đối với tất cả các sản phẩm thương mại và công nghệ, chủ yếu là năng lượng, được cố định với đồng đô la.
Ví dụ: Khi một công ty Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ Nga hoặc khí đốt từ Qatar, việc thanh toán được thực hiện bằng đô la thông qua một ngân hàng ở New York.
Quá trình tương tự cũng xảy ra khi một công ty Ai Cập mua lúa mì từ Ukraine. Việc thanh toán một lần nữa được thực hiện thông qua các ngân hàng Mỹ.
Và giờ đây, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã quyết định chấm dứt hệ thống tài chính toàn cầu đơn cực dựa trên đồng đô la bằng cách lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt lên đất nước của ông.
Ngày nay, Nga đang phá hoại hệ thống dựa trên đồng đô la thông qua ‘vũ khí năng lượng” của mình.
Bởi vì tài nguyên năng lượng là vũ khí hiệu quả nhất trên thế giới, mà hầu như tất cả các thị trường đều phụ thuộc vào.
Mặc dù tỷ trọng năng lượng trong thương mại thế giới chỉ là 8%, nhưng nó là nguồn tài nguyên không thể thiếu cho 90% sản lượng kinh tế thế giới.
Hành động của Putin làm suy yếu “hệ thống đô la dầu mỏ” – “petro dollar” xuất hiện sau năm 1971, khi Henry Kissinger thuyết phục Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia) bán dầu của mình với giá đô la (theo đô la Mỹ).
Hệ thống kinh tế được xây dựng dựa trên đồng tiền của Mỹ hiện đang trở nên quá nhỏ so với thế giới.
Hơn nữa, một trong những nạn nhân của hệ thống này là chính nước Mỹ.
Nợ của Mỹ đến năm 2022 đã vượt quá 31,1 nghìn tỷ đô la.
Mặc dù Mỹ đang in tiền nhưng họ không thể tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Nợ quốc gia tăng thêm một triệu đô la sau mỗi 40 giây.
Đây là lý do tại sao đồng đô la đang mất uy tín và các quốc gia đang chuyển sang vàng.
Trung Quốc, quốc gia đang bắt đầu từ bỏ đồng đô la như một đồng tiền dự trữ, đã vượt qua Hoa Kỳ về lượng vàng dự trữ.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga chỉ càng thúc đẩy việc di chuyển ra khỏi hệ thống đồng đô la.
Ngày nay, các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang bắt đầu giao dịch bằng tiền tệ quốc gia thay vì đồng đô la, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, mà còn trong các lĩnh vực khác.
Và điều kịch tính nhất là Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia), người sáng lập hệ thống đồng đô la, đã đồng ý bán “vàng đen” cho Trung Quốc để lấy nhân dân tệ.
Việc châu Á từ chối đồng đô la đang buộc Mỹ phải kẹp châu Âu vào vòng quay đô la.
Trong bối cảnh đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp đặt với lý do xung đột quân sự Ukraine có ý nghĩa sống còn đối với sự thống trị tiếp tục của đồng đô la trên lục địa châu Âu.
Tuy nhiên, các bước đi của Nga và Trung Quốc nhằm phi đô la hóa đã làm đảo lộn các kế hoạch của Mỹ.
Việc tránh sử dụng đồng đô la đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Âu đến Á.
Ngày nay, nhiều quốc gia trong khu vực với dân số 5,3 tỷ người sử dụng tiền tệ của họ trong thương mại, bỏ qua tiền của Mỹ.
Xu hướng này là một dấu hiệu cho thấy hệ thống đế quốc toàn cầu dựa trên đồng đô la đang trở nên lỗi thời. Nói một cách dễ hiểu, các cán cân trên thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn.