Dù bạn đến Kon Tum du lịch hay công tác, hoặc có dịp đi ngang qua đây, thì, hãy ghé thăm làng cổ Kon K’tu một lần cho biết.
Nếu bạn thích tìm hiểu, khám phá về văn hóa tây nguyên thì Kon Tum là nơi chứa đựng biết bao nhiêu nét văn hóa độc đáo của người đồng bào miền núi tây nguyên.
Nếu đến Kon Tum chỉ để ngắm nhìn hoặc ghé thăm nhà thờ cổ, tòa giám mục có từ thời Pháp, cầu treo Kon Klor, đồi Charlie, làng Kon Trang Long Loi và nhiều địa điểm khác, thì, đó chỉ là một phần nhỏ mang tính biểu tượng, trong vô vàn những điều thú vị tại vùng biên viễn.
Kon Tum có núi, có rừng, có đồi Charlie, có dòng sông Dắk Bla huyền thoại chảy uốn mình bao quanh thành phố. Còn ở thượng nguồn có dòng sông Poco, nơi chứa đụng sự huyền bí về cuộc sống và văn hóa Kon Tum nói riêng và tây nguyên nói chung.
Nếu có cơ hội đặt chân đến đây, hãy một lần trải nghiệm dòng sông Dắk Bla, nơi có đoạn uốn mình quanh làng cổ Kon K’tu. Bạn có thể cắm trại quanh bãi đá ven sông, chèo thuyền độc mộc trên sông để tận hưởng không gian bình yên và tĩnh lặng của dòng sông.
Từ thành phố Kon Tum đến làng Kon K’tu tầm 10 cây số, mất khoảng 20 phút chạy xe. Trên cung đường đi, chắc chắn bạn sẽ đi qua cầu treo Kon Klor và ngắm nhìn nhà Rông như là biểu tượng văn hóa tây nguyên.
Dân tộc tây nguyên nào cũng có nhà Rông cả (nhà cộng đồng). Bởi vì, đó là nơi tụ họp và thảo luận các vấn đề của làng. Nhà Rông tây nguyên tương tự như Đình làng của người Việt.
Theo thời gian, mặc dù những giá trị tinh thần và văn hóa của nhà Rông đã không còn được nguyên vẹn như trước, nhưng ngôi nhà cộng động này vẫn là biểu tượng của văn hóa người đồng bào.
Thật sự mà nói, để bảo tồn văn hóa tây nguyên thì vấn đề quan trọng là cuộc sống của người đồng bào phải được cải thiện hoặc trả lại rừng cho họ. Cuộc sống của người đồng bào tây nguyên gắn với rừng. Mất rừng là mất văn hóa. Mặc dù những lễ hội truyền thống vẫn còn, nhưng giá trị thực sự của nó mới là điều quan trọng.
Đúng như vậy, bảo tồn văn hóa tây nguyên điều quan trọng là phải bảo vệ rừng, bảo tồn rừng và phục hồi rừng.
Cô gái đẹp Kon Tum: Trải nghiệm du lịch rừng
Nhìn xa xa, thành phố Kon Tum là nơi rất đẹp. Nét đẹp đó còn được tô điểm thêm bởi những ngọn đồi bao quanh. Thành phố sẽ trở nên đẹp hơn, nếu những ngọn đồi không còn bị “trọc” nữa.
Về du lịch, Kon Tum được ví như một cô gái đẹp, tuổi mới lớn. Điều này chắc chắn sẽ thu hút mọi người đến đây du lịch và tìm hiểu về văn hóa của người tây nguyên. Bởi đơn giản, những địa phương khác thật sự giống như những cô gái đẹp đã trưởng thành và chuẩn bị hết tuổi thanh xuân.
Nhắc đến Kon Tum thì nhiều người sẽ nghĩ đến Măng Đen?
Măng Đen có khí hậu mát và cảnh rất đẹp. Bởi vì nét đẹp riêng có của nó, nên Măng Đen không cần phải bắt chước nơi khác trong việc tạo dựng bản sắc.
Măng Đen có hoa sim, hoa mua, hoa anh đào, có làng Kon Pring, có núi rừng Ngọc Lễ, có hồ Dakke, có vườn dược liệu và nhiều địa điểm thú vị khác. Nhưng điều đặc biệt nhất của Măng Đen và huyện Konplong là rừng.
Rừng chính nguồn thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm!
Nếu Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, khí hậu tươi mát quanh năm, phù hợp với du lịch nghĩ dưỡng. Thì, Nha Trang và Đà Nẵng có biển, là, nơi giải nhiệt mùa hè.
Còn Măng Đen nói riêng và Kon Tum nói chung có gì?
Đó chính là rừng!
Khai thác tiềm năng rừng sẽ giúp thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, tại những địa điểm du lịch của Kon Tum, chẳng hạn Măng Đen, việc trồng các cây hoa mua, hoa sim, “hoa anh đào”, nói chung là các cây bản địa sẽ tạo điểm nhấn cho khách du lịch đến để “thưởng ngoạn”, nói theo kiểu trẻ trung là “check – in”.
Măng Đen đã chọn trồng cây Cẩm Tú Cầu. Trong khi, Cẩm Tú Cầu là “thuộc về” Đà Lạt. Điều này có thể sẽ chưa tạo điểm nhấn nổi bật về Măng Đen. Một điều quan trọng, Măng Đen là Măng Đen, Măng Đen không phải là Đà Lạt 2.
Tại sao không là hoa sim, hoa mua? Tại sao không là “Măng Đen: Mùa Hoa Mua Nở” như là “Slogan” trong việc thu hút khách du lịch?