Để tái hiện bức tranh về khí hậu trong quá khứ, các nhà khoa học thường kiểm tra các ‘bong bóng’ bị mắc kẹt trong lõi băng hoặc ‘độ rộng’ của các ‘vòng’ bên trong các cây cổ thụ.
Một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Kinh Trung Quốc công bố trên tạp chí Science Advances cho thấy, các mái nhà ở các tòa nhà cung cấp manh mối về những thay đổi nhiệt độ trong quá khứ.
Họ phát hiện ra rằng, trong thời kỳ có tuyết rơi dày hơn, mái nhà được xây dựng với độ dốc lớn hơn.
Trong khi, thời kỳ ấm áp hơn, thì, các tòa nhà có mái dốc nhẹ hơn.
Nghiên cứu đề cập đến 2 biến động lớn trong khí hậu toàn cầu: Thời kỳ ấm áp thời trung cổ, kéo dài khoảng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13, và kỷ băng hà nhỏ, chứng kiến mùa hè ngắn hơn và mùa đông khắc nghiệt từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19.
Thời tiết thay đổi cũng có thể đã thúc đẩy sự đổi mới, vì các nhà nghiên cứu lưu ý, thời tiết lạnh giá vào khoảng năm 1700 trùng hợp với các phương pháp mới khiến việc xây dựng mái dốc và thẳng hơn, an toàn hơn, và đáng tin cậy hơn.
Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng, một thứ gì đó tinh tế như góc nghiêng của mái dốc lại có thể phản ánh một cách mật thiết những thay đổi của thời tiết trong hơn 10 thế kỷ.
Đó là một câu chuyện hấp dẫn, nhưng là một người đã nghiên cứu lịch sử kiến trúc trong nhiều năm, tôi có một số nghi ngờ.
Kiến trúc và khí hậu
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 2 điểm cơ bản. Thứ nhất, mái nhà được xây dựng dốc hơn trong thời kỳ lạnh và những nơi có tuyết rơi dày hơn. Và thứ hai, có một mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu thời tiết và các góc mái – cho thấy sự nhạy cảm trong kiến trúc đối với những thay đổi rất nhỏ của khí hậu.
Điểm đầu tiên là khá dễ dàng để chứng minh và có lẽ không thể tranh cãi giữa các học giả. Một người thợ mộc sẽ sửa lại góc mái, sau khi mái nhà bị sập dưới tuyết dày, và điều này cho thấy bằng ví dụ về các tòa nhà lịch sử ở Trung Quốc.
Theo tôi, điểm thứ hai không được chứng minh mạch lạc bởi nghiên cứu này và thậm chí có thể không thể chứng minh được.
Các nhà nghiên cứu đề cập đến việc nghiên cứu khoảng “200 ‘tòa nhà’ vẫn còn tồn tại trong hơn một thiên niên kỷ”, nhưng không rõ, liệu những thứ này có cách đều nhau trong suốt thời gian nghiên cứu hay không.
Cũng không rõ tại sao, mái nhà trong thời kỳ ấm áp sẽ trở nên ‘ít dốc hơn’. Các nhà nghiên cứu nên được khen ngợi vì đã cố gắng giải quyết vấn đề này. Nghiên cứu lưu ý rằng, người Trung Quốc có thể đã thất bại trong việc duy trì mái nhà dốc hơn vào thời điểm, tuyết rơi ít hơn – do “chi phí và nhu cầu đa dạng về nơi trú ẩn dưới ánh nắng và mưa”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không phát triển quan điểm này hoặc giải thích lý do tại sao mái nhà phẳng hơn sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng một mái nhà không phải là một sự kiện tập thể, giống như suy giảm dân số, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nó phụ thuộc vào quyết định có ý thức của một người cụ thể – khách hàng, kiến trúc sư hoặc nghệ nhân.
Để chứng minh mối liên hệ, các nhà nghiên cứu sẽ cần một lý thuyết về cách các nhà xây dựng có thể phản ứng với những thay đổi nhỏ của khí hậu với những thay đổi nhỏ ở góc mái.
Phóng đại mối liên hệ khí hậu này trong kiến trúc có thể ngụ ý một cách sai lầm rằng, các xã hội tiền hiện đại ‘được định hình’ bởi sự hòa hợp không thể giải thích được giữa con người và thiên nhiên, với khả năng đáp ứng những thay đổi nhỏ trong môi trường – đã bị mất đi trong các thời kỳ sau đó.
Những phản ứng ở quy mô nhỏ như vậy giữa tòa nhà và thời tiết theo như tôi biết, không xảy ra ở hiện tại.
Tuyết rơi trở nên ít hơn và ít thường xuyên hơn ở Vương quốc Anh trong suốt thế kỷ 20, nhưng sẽ không thuyết phục nếu liên kết điều này với sự phổ biến của ‘mái ngang’ hiện đại, vốn đã trở nên phổ biến ở nước Nga đầy tuyết.
Và ngay cả một quyết định cơ bản chẳng hạn như lựa chọn giữa mái ngang hay mái dốc, dường như bất chấp các yêu cầu về khí hậu, như số lượng mái ngang bị dột cao một cách đáng tiếc ở thành phố Glasgow nơi tôi sống, thường bị mưa quét.
Tuy nhiên, nghiên cứu cung cấp một lời nhắc nhở hùng hồn về sự thay đổi tự nhiên của thời tiết đã ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc trong suốt lịch sử.
Florian Urban, giáo sư lịch sử kiến trúc, Trường nghệ thuật Glasgow