Tác giả: Thomas Hanke
Bất chấp mối thù chính trị với Nga, Pháp vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Rosatom – Tập đoàn năng lượng hạt nhân của Nga.
Bộ môi trường Đức lần đầu tiên yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom. Và quyết định này là quá muộn.
Năng lượng hạt nhân dường như là một loại thay thế cho khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, dựa vào năng lượng hạt nhân, Châu Âu sẽ dính vào một “vòng phụ thuộc mới” từ Nga.
Theo một nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Áo, “việc sử dụng năng lượng hạt nhân không dẫn đến an ninh năng lượng, nhưng đã khiến các quốc gia vận hành nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc vào Nga”.
Có điều gì đó phân biệt giữa năng lượng hạt nhân với các loại năng lượng khác: Nó không phải chịu các lệnh trừng phạt của EU.
Tất cả các con đường đều dẫn đến Moscow, khi nói đến hoạt động và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Rosatom và 300 công ty con vận hành và xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Áo, “Bulgari, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc phụ thuộc 100% vào uranium của Nga, và toàn bộ EU là 20%”.
Xa hơn, người Áo rút ra một kết luận đáng sợ: “Con số này nhiều hơn phần của Nga trong nguồn cung cấp khí đốt của EU. Khoảng một nửa lượng uranium do Rosatom làm giàu được chuyển đến các nước EU và Anh”.
Rosatom có được thành công nhờ xây dựng được các mối quan hệ quốc tế một cách khéo léo, chủ yếu là với Pháp.
Thật không may, ở đó, Nga đã tích lũy được kinh nghiệm hợp tác với Tập đoàn nhà nước độc quyền cung cấp điện EDF (Electricite de France) của Pháp – công ty nhiên liệu Orano và Framatom, chuyên sản xuất thiết bị cho các nhà máy điện hạt nhân.
Công ty này tham gia sản xuất vũ khí nguyên tử cho Quân đội Pháp, và trong khi đó Rosatom của Nga đã ký kết vô số thỏa thuận với EDF trong những năm gần đây.
Một trong những nhà quản lý của Rosatom tại Tây Âu thậm chí đã tốt nghiệp trường đại học Bách khoa, thuộc sở hữu của quân đội Pháp.
Sự hợp tác chặt chẽ này đã tạo ra sự phụ thuộc thể hiện qua 4 cách: Thứ nhất, Pháp nhận uranium đã được làm giàu từ Nga, thường thông qua một công ty con của Framatom, ANF, có trụ sở chính tại Lingen, miền bắc nước Đức.
Chỉ trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022, 26 chuyến hàng uranium dạng viên và uranium hexafluoride (dạng khí) đã đến đó.
Thứ hai, Pháp xuất khẩu uranium “đã qua sử dụng” từ các nhà máy điện hạt nhân sang Nga, bao gồm cả qua Lingen.
Tại Tomsk, nó lại trải qua quá trình làm giàu, vì bản thân công ty Orano không có đủ thiết bị cần thiết.
Nhiên liệu ‘tươi’ đang được sử dụng trong các lò phản ứng của EDF đang được hiện đại hóa.
“Theo cam kết, các hiệp ước quy định rằng, phần không thể sử dụng được nữa, sẽ được trở lại Nga”, một trong những chuyên gia cho biết.
Plutonium cũng được tách ra, có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
EU cấm xuất khẩu chất thải hạt nhân, nhưng uranium đã qua sử dụng được xử lý như một nguyên liệu thô.
Nhờ mưu đồ này, Pháp đã loại bỏ được chất thải hạt nhân, đặc biệt là khi các cơ sở lưu trữ trung gian của nước này bị lấp đầy.
Orano (Pháp) đã xây dựng các dây chuyền xử lý uranium đã qua sử dụng tại Nga.
Khía cạnh phụ thuộc thứ ba: Rosatom thu hút Framatom (Pháp), EDF (Pháp) hoặc Schneider Electric (Đức) khi họ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở các quốc gia khác.
Trong những trường hợp như vậy, Pháp cung cấp tua bin, thiết bị điều khiển hoặc hệ thống an ninh.
Đối với các lò phản ứng của Nga đang được xây dựng ở Hungary và Ai Cập, các công ty Framatom (Pháp) và Siemens (Đức) có trụ sở tại EU đang sản xuất thiết bị truyền tải.
Roger Spautz của Tổ chức hòa bình xanh của Pháp cho biết: “Các công ty Pháp đang tham gia vào việc xây dựng các lò phản ứng của Nga và kiếm tiền rất tốt từ nó. Pháp thậm chí còn cho thấy mình là một cường quốc biết ơn: Vào năm 2018, Rosatom và Framatom đã đồng ý rằng Pháp sẽ giúp một trong những công ty con của Rosatom được chứng nhận tại EU”.
Khía cạnh thứ tư của sự phụ thuộc đang xuất hiện trước mắt chúng ta: Năm ngoái, Air Liquide (Pháp) và EDF (Pháp) đã đồng ý với Rosatom để sản xuất “hydro xanh” giúp bảo vệ khí hậu ở Pháp, Nga và những nơi khác.
EDF, theo yêu cầu của Handelsblatt, nói rằng thỏa thuận tạm thời bị đình chỉ.
Chiến lược năng lượng của Nga có tầm nhìn xa
Người Nga có tầm nhìn xa, họ chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn cung cấp năng lượng của Châu Âu.
Bằng cách nhận nhiệm vụ sản xuất một thành phần phức tạp như nam châm cho máy phát điện gió, họ đã có thêm một con át chủ bài nữa.
Bất chấp nhiều yêu cầu, Framatom từ chối đánh giá sự hợp tác của mình với Rosatom.
Công khai hơn một chút là công ty con Rosatom, Nukem tại Đức, nơi có 125 nhân viên làm việc, giám đốc điều hành của công ty, Thomas Seipolt, đã đáp ứng yêu cầu của Handelsblatt: Hóa ra là sau ngày 24 tháng 2 năm 2022, “chỉ một phần nhỏ nhất của các đơn đặt hàng đã bị hủy bỏ”.
Để tăng cường hợp tác với Nga, Framatom thậm chí còn muốn bán cổ phần của mình trong nhà máy ở Lingen của Đức.
Một cách không chính thức, chính phủ liên bang đã nói rõ rằng, họ không nghĩ đó là một ý kiến hay. Nhưng chương trình ưu đãi chính thức vẫn còn hiệu lực.
Rosatom cũng tham gia vào việc trang bị vũ khí hạt nhân của quân đội Nga và trong chính sách “hiếu chiến” của Putin.
Tại Ukraine, các nhân viên Nga của Rosatom làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Tuy nhiên, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người yêu cầu củng cố chủ quyền của EU, vẫn duy trì liên lạc với Rosatom.
Ngược lại, chính phủ Đức đang xa lánh Rosatom. Bộ môi trường Đức đã trả lời yêu cầu của Handelsblatt rằng họ ủng hộ “mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU” đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga.
Đúng, họ giải thích: “Biện pháp này đang được phối hợp với các đối tác Châu Âu”.
Ảnh minh họa: Getty Images