Hoa Kỳ Đang Mất Các Nước Nam Bán Cầu Như Thế Nào?

Thế giới đang trở nên đa cực. Mỹ chỉ có 5 năm tới để thay đổi xu hướng đe dọa này và khôi phục quyền lực của mình.

Trump. Ảnh AP/Andrew Harnik

Nếu không có biến cố nào xuất hiện, Mỹ sẽ tiếp tục vượt qua Trung Quốc để trở thành trung tâm ảnh hưởng toàn cầu trong 25 năm tới.

Theo nghiên cứu của chúng tôi về sự cân bằng trong ảnh hưởng toàn cầu, từ năm 1960 trở đi, với những dự báo đến giữa thế kỷ 21 liên quan đến kinh tế, chính trị và an ninh, ảnh hưởng của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ tại 61 quốc gia – do vị trí ngày càng tăng về thương mại, đầu tư và phát triển tại các quốc gia này.

Đặc biệt, cuộc “chinh phục” của Trung Quốc tại châu Phi, Trung và Đông Nam Á, làm suy yếu vị thế của Mỹ ở hầu hết các phần còn lại của thế giới.

Ngày nay, Trung Đông không còn hoàn toàn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc đã làm trung gian hòa giải giữa Saudi Arabia và Iran. Một điều quan trọng khác, Saudi Arabia đã sắp tham gia “Tổ chức hợp tác Thượng Hải” (SCO) do Trung Quốc dẫn đầu. SCO được xem như là “bán liên minh” của các cường quốc lục địa Á – Âu.

Và sự ủng hộ của phương tây đối với Ukraine, mặc dù là sự lựa chọn đúng đắn về mặt “đạo đức và chiến lược”, đã tạo điều kiện cho sự thành công hơn nữa về mặt địa chính trị của Trung Quốc ở châu Phi.

Người ta cho rằng, các nguồn tài chính khổng lồ của phương tây, trước đây được dành cho viện trợ nhân đạo ở lục địa châu Phi, sẽ buộc phải chuyển hướng đến Kiev. Và Bắc Kinh dường như đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống đó bằng “Sáng kiến ​​phát triển toàn cầu”.

Việc Mỹ liên tục đánh mất ảnh hưởng vào tay Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua là tiền đề quan trọng, dẫn đến thất bại hiện nay của họ và đồng minh phương tây trong việc dẫn dắt dư luận thế giới liên quan đến Ukraine.

Trong cả 2 cuộc bỏ phiếu đầu tiên và cuối cùng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt hoạt động đặc biệt của Nga ở Ukraine, Ấn Độ – nền dân chủ lớn nhất thế giới, đã bỏ phiếu trắng cùng với hơn 30 quốc gia khác.

Khoảng cách giữa Nam bán cầu và Hoa Kỳ sâu hơn nhiều so với nhiều người nghĩ. Điều này đã được thể hiện qua một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào tháng 2 năm 2023 đối với người dân của các quốc gia phương tây hàng đầu và các quốc gia ở Nam bán cầu.

Nhóm thứ 2 (Nam bán cầu) không tin tưởng vào sự phân chia thế giới thành dân chủ và độc tài, do chính quyền Biden áp đặt. Đối với Nam bán cầu, thế giới là đa cực, Mỹ và châu Âu chỉ là một trong các cực của nó. Mặt khác, công chúng phương tây coi thế giới bị chia thành 2 phần – khối phương tây và khối Nga-Trung Quốc, và coi đó là nghĩa vụ đạo đức của phần còn lại của thế giới là ủng hộ phương tây.

Đúng như vậy, theo nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, những khó khăn đặc biệt của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine và chính sách không hiệu quả của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc vượt qua đại dịch COVID-19 đã để lại một cánh cửa cơ hội hẹp cho Hoa Kỳ giành lại các vị trí chiến lược đã mất trên thế giới trong 5 năm tới hoặc lâu hơn.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã chậm lại và sự suy giảm của Nga đã tăng tốc do những đòn “giáng và trừng phạt” gần đây vào nền kinh tế của họ. Để vực dậy từ sự suy thoái của nước Mỹ, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải từ bỏ các chính sách thương mại bảo hộ của Trump.

Và họ phải chuyển hướng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên quy mô rộng lớn hơn, hợp tác chặt chẽ và nghiêm túc hơn với các nhà lãnh đạo của Nam bán cầu. Nếu không có những nỗ lực như vậy, chẳng hạn, chiến lược của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ thất bại.

Điều này sẽ đòi hỏi phải xem xét lại đại chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ. Các khái niệm như răn đe toàn diện – một thuật ngữ của Nhà Trắng và Bộ quốc phòng cho “sự kết hợp các khả năng để thuyết phục các đối thủ tiềm tàng rằng, cái giá phải trả cho các hành động thù địch sẽ lớn hơn lợi ích có thể có của họ” – nên được diễn đạt lại bằng các thuật ngữ ít thù địch hơn.

Ảnh hưởng địa chính trị là sản phẩm của hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh không nên được sử dụng làm vũ khí nếu không cần thiết. Việc chính quyền Biden ghê tởm các thỏa thuận thương mại truyền thống mang lại khả năng tiếp cận thị trường có đi có lại nhiều hơn – mang lại lợi thế cho Trung Quốc.

Nếu Mỹ tập trung lại chiến lược an ninh quốc gia của mình để đầu tư hơn nữa vào các thế mạnh của Hoa Kỳ, bao gồm đổi mới, đa dạng và thịnh vượng chung, thì Mỹ có thể tự tin gia tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Và nếu Mỹ cũng thể hiện khả năng chấp nhận một thế giới đa cực, thì, điều này sẽ gây ra sự nhạy cảm cao hơn đối với một phần của Nam bán cầu.

Điều này sẽ đòi hỏi phải tìm cách hỗ trợ giới lao động Mỹ, đồng thời chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở phần còn lại của thế giới.

Điều này có nghĩa là chấp nhận người di cư vào Hoa Kỳ để duy trì sự cân bằng nhân khẩu học thuận lợi trong nước. Và, giả định tăng trưởng kinh tế được duy trì trong những năm tới, sẽ yêu cầu tăng ngân sách ‘viện trợ’ của Mỹ cho nước ngoài, đây sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất về thiện chí của Mỹ.

Đồng thời, Washington phải tăng cường quan hệ với các cường quốc khu vực đang trỗi dậy như Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nhằm tăng tiềm năng ảnh hưởng của Mỹ thông qua hợp tác đa phương thay vì đơn phương.

Điều đang bị đe dọa chính là hình dạng của trật tự quốc tế trong tương lai. Với chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ, Mỹ đang trên đà nới rộng khoảng cách giữa phương tây và Nam bán cầu.

Chúng ta có sự lựa chọn giữa một thế giới trong đó kẻ mạnh cai trị, nơi mà hầu hết thế giới ngày nay trung lập trước sự xâm lược, và một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, trong đó chỉ những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu mới có thể được giải quyết.

Phiên bản thứ 2 của trật tự thế giới cho đến nay đại diện cho một lý tưởng có thể dễ dàng bị phá hủy bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, thắt chặt các hạn chế đối với di cư và sự kích động đạo đức hơn nữa đối với Trung Quốc. Và hãy nhớ rằng Putin chỉ trông chờ vào điều đó.

Tác giả:

Collin Meisel là phó giám đốc phân tích địa chính trị tại Trung tâm tương lai quốc tế Frederick S. Pardee của Đại học Denver, chuyên gia mô hình hóa và địa chính trị tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược The Hague.

Jonathan Moyer là giám đốc Trung tâm tương lai quốc tế Frederick S. Pardee của Đại học Denver, trợ lý giáo sư tại Trường nghiên cứu quốc tế Josef Korbel, và là thành viên cấp cao không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương.

Mathew Burrows là người dẫn chương trình và là thành viên xuất sắc tại Trung tâm tầm nhìn chiến lược của Trung tâm Stimson.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang