Hiểu Chủ Nghĩa Hư Vô Của Nietzsche Như Thế Nào?

Nietzsche bị gán là người theo chủ nghĩa hư vô – nó đơn giản là sống mà không cần Chúa – “Chúa đã chết … chúng ta đã giết ngài”

Nietzsche. Ảnh the Collector

Chủ nghĩa – thuyết hư vô là gì?

Triết gia Friedrich Nietzsche (1844-1900) đôi khi bị xem là một ‘nhân vật nhẫn tâm’, vì cái “chết của Chúa”.

Nietzsche đã tuyên bố, “Chúa đã chết … và chúng ta đã giết ngài”.

Đó là lý do, Nietzsche bị cho là, người theo tư tưởng “chủ nghĩa hư vô”.

Những ý tưởng này thật đáng lo ngại: Ít người trong chúng ta có đủ can đảm để đối mặt cuộc sống, “nếu thiếu Chúa”, khi đó cuộc sống sẽ không có ý nghĩa như vốn có của nó!

Nhưng Nietzsche thì không như vậy, ông không chỉ nhìn thấy những mối nguy hiểm của ý tưởng này, mà còn bao gồm cả những cơ hội tích cực mà ý tưởng này mang lại.

Vẻ đẹp và sự nghiêm túc trong các tác phẩm Nietzsche rút ra từ tầm nhìn của ông, chúng ta có thể vượt qua “chủ nghĩa hư vô” để phát triển và sống theo cách không có Chúa hay “cách làm con người mới”.

Sự an ủi và mục đích cuộc sống nhờ Thiên Chúa

Trong nhiều thế kỷ, Kinh thánh đã cho chúng ta cách đánh giá bản thân và một điều gì đó để hướng tới.

Thánh Phaolô (Paulus) tuyên bố: “Tất cả chúng ta đều để ‘mặt trần’ mà nhìn vinh quang của Chúa, được biến đổi từ cùng một hình ảnh, từ vinh quang này đến vinh quang khác” (2 Corinthians 3:18).

Thần thánh và con người gặp nhau trong mô tả này. Các tín đồ cảm thấy phấn chấn vì họ được Chúa chú ý. Thiên Chúa yêu thương chúng ta (1 John 4:19) và nhìn thấy chúng ta, cho đến tận gốc rễ tội lỗi của chúng ta (Hebrews 4:13), nhưng tình yêu của Chúa vẫn tồn tại.

Tình yêu này đã giúp chúng ta chịu đựng nỗi đau của cuộc sống. Và bởi vì Chúa nhìn thấy chúng ta và lỗi lầm của chúng ta, chúng ta được khuyến khích cải thiện bản thân từng chút một và sống theo hình ảnh của ngài.

Đối với Nietzsche, con trai của một mục sư Tin Lành, sự phát triển về hiểu biết khoa học sau “thời đại khai sáng” đã dần dần, khiến việc duy trì niềm tin vào Chúa trở nên bất khả thi.

“Chúa đã chết ” – Nietzche tuyên bố

Nietzsche đã nhìn thấy sự nguy hiểm trong ‘thế giới quan vô thần’ này. Nếu chúng ta không chịu đau khổ để đến gần Chúa hơn, thì mục đích của cuộc sống là gì?

Bây giờ chúng ta sẽ lấy sức mạnh từ ai, để chịu đựng những khó khăn của cuộc sống?

Chúa là nguồn gốc của sự thật, công lý, cái đẹp, tình yêu – những lý tưởng siêu việt mà chúng ta tự cho là đã anh dũng bảo vệ, dẫn dắt cuộc sống và những cái chết có ý nghĩa và mục đích. Làm thế nào chúng ta có thể đóng vai anh hùng cho chính mình?

Hậu quả về cái chết của Chúa thật khủng khiếp, nhưng cũng là sự giải thoát. Trong tác phẩm “The Gay Science” (xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức năm 1882), Nietzsche mô tả, ‘cái chết của Chúa’ đã làm cho một người bị điên loạn. Cuối cùng, anh ta ‘đột nhập’ vào nhà thờ để hát thánh lễ cầu siêu Chúa.

Không có Chúa, chúng ta sẽ đơn độc khi đối mặt với một vũ trụ – tự nhiên, cuộc sống sẽ không còn mục đích nào nữa. Bởi vì, Chúa tạo ra vạn vật là có mục đích.

Theo Nietzsche, không thể tránh khỏi trạng thái chủ nghĩa hư vô này – ý tưởng cho rằng, cuộc sống không có ý nghĩa hay giá trị, chúng ta phải trải qua nó, dù điều đó có đáng sợ và cô đơn đến đâu.

Một bình minh mới – thuyết hư vô là gì?

Đối với Nietzsche, chủ nghĩa hư vô có thể là cầu nối đến “một cách tồn tại” mới. Chúng ta là “động vật không xác định”: Đủ mềm dẻo để ‘tiến hóa’.

Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là chuyển đổi từ cách làm người cũ với niềm tin vào Chúa (đúng hơn là tín đồ Thiên chúa giáo), sang cái mà Nietzsche gọi là “Übermensch” (tiếng Anh được dịch là Overhuman) – không còn Chúa nữa.

Vấn đề của Thiên chúa giáo, theo quan điểm của Nietzsche, là nó tự hủy hoại mình một cách từ từ nhưng chắc chắn: Trớ trêu thay, đánh giá cao tính trung thực như một đức tính cuối cùng – lại dẫn đến sự trung thực của trí tuệ khi từ chối đức tin.

Hành trình tìm kiếm sự trung thực của chúng ta đã sinh ra “niềm đam mê kiến ​​thức”. Giờ đây, việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa nhất của cuộc đời, chứ không phải là sự thờ phượng Chúa.

Con người phải tự tìm kiếm ‘những lý do chính’ cho sự tồn tại của mình. Con người có thể tìm thấy câu trả lời trong khoa học hơn là tôn giáo.

Nietzsche viết cho những người muốn được tiếp thêm sinh lực bằng cách đặt câu hỏi. Thật vậy, việc biết và chấp nhận rằng, chúng ta là con người và có thể sai lầm – nên không còn phải cố gắng để đạt được tiêu chuẩn như thần thánh – điều đó khiến chúng ta nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Như Nietzsche viết trong “Bình minh” (Dawn), cái chết của Chúa loại bỏ mối đe dọa trừng phạt của thần thánh, chúng ta sẽ tự do để thử nghiệm những cách sống khác nhau và phạm sai lầm trên hành trình cuộc sống. Nietzsche muốn chúng ta nắm bắt cơ hội này bằng cả 2 tay.

Chúng ta có thể trở thành anh hùng trong câu chuyện của chính mình, một khi chúng ta đòi lại từ Chúa, về ý chí sáng tạo của mình.

Nietzsche khuyến khích chúng ta đối xử với cuộc sống của mình như việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, học hỏi từ các nghệ sĩ cách bao dung và thậm chí tôn vinh bản thân bằng cách trau dồi “nghệ thuật nhìn bản thân như những anh hùng”.

Tư tưởng của Nietzsche ảnh hưởng đến triết học

Nietzsche tiếp tục có ảnh hưởng to lớn đến triết học và cách chúng ta nhìn nhận những cuộc đấu tranh hàng ngày của mình.

Nhiều người ngày nay cũng cố niềm tin của Nietzsche, chúng ta đang sống trong tình trạng khủng hoảng, đặt câu hỏi về quan điểm sống trong thời đại được đánh dấu bằng sự sung túc, hình ảnh và tác hại do chủ nghĩa tôn giáo gây ra.

Ngược lại, Nietzsche đưa cho chúng ta một con đường hướng tới ý nghĩa và mục đích, mà không phải chịu những hậu quả khủng khiếp từ những người áp đặt tôn giáo của họ lên người khác, bất chấp cái giá phải trả.

Tác giả: Jamie Parr – Giảng viên, Đại học Công giáo Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang