“Hãy yêu nhau đi” Của Trịnh Công Sơn: Đức Phật Nói Về Tình Yêu – Phần 3 (hết)

“hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn  hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm  hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng  dù đêm súng đạn, dù dưới mưa bom” “Bên đời nguy khốn” ý nói về

“hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn 

hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm 

hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng 

dù đêm súng đạn, dù dưới mưa bom”

“Bên đời nguy khốn” ý nói về sự nguy hiểm của chiến tranh. Có thể là xung đột của gia đình hoặc chiến tranh súng đạn. Trong những trường hợp như vậy, “hãy yêu nhau đi”.

Nếu có tình yêu thì cái “đời nguy khốn” đó mới có cơ may trở thành đời bình thường. “Đời nguy khốn” cũng có thể là cuộc sống khó khăn, dù vậy, hãy cứ yêu nhau đi. Thông thường, trong trái tim ai cũng có tình thương cả, sự thương cảm, ai cũng có.

Nhưng đó chỉ là sự thương hại. Chẳng hạn, khi bạn thấy một cụ già bán vé số, một người tàn tật, bạn thấy rất thương họ. Đó không phải là tình yêu, đó là sự thương hại. Trong đời sống vợ chồng chẳng hạn, đôi khi, ban đầu trong thời gian khó, họ rất gắn bó với nhau, nhưng khi trở nên giàu có, thì lại tan vở.

Tại sao lại như vậy? Có thể khi có tất cả rồi, con người không còn nhớ đến cái thời khốn khó nữa, họ không còn thông cảm cho nhau nữa, họ không còn giữ được chính họ nữa, họ chạy theo những thứ bên ngoài, những hào nhoáng bên ngoài, hay có thể họ chán với cuộc sống hiện tại và muốn tìm một cái gì đó mới.

Nói chung, khi không còn một mục tiêu chung nữa, thì, sự rạn nứt sẽ bắt đầu. Bởi vì sự nghèo khó, họ có một mục tiêu là vượt nghèo, khi hết rồi, đâu còn cái mục tiêu đó nữa. Thật ra, họ không yêu nhau với một tình yêu tỉnh thức.

“hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm”

Tại sao tình yêu có thể “bù đắp cho trăm năm”. Khi đang yêu nhau, khi đang hạnh phúc bên nhau, có phải thời gian là thứ yếu?

Thường bạn sẽ dễ dàng bỏ qua mọi thứ chung quanh, đang hạnh phúc mà. Nếu bạn đang thực sự hạnh phúc, dù ai nói gì bạn cũng đâu có quan tâm? Không ai có thể lấy cái cảm giác hạnh phúc của bạn ngay lúc đó, không ai có thể rao giảng về một thiên đường hạnh phúc trong một thế giới khác.

Bạn cũng có thể chả quan tâm đến địa ngục làm gì? Đơn giản, bởi vì bạn hạnh phúc. Còn người khác thì không, nên họ mới cần đến thiên đường? Đó chính là lý do tôn giáo tồn tại!

Cuộc đời này là hạn hữu, chỉ trăm năm thôi. Vậy bây giờ, làm sao để bù đắp cái hạn hữu đó. Ai cũng muốn hạnh phúc kéo dài mãi mãi, đâu ai muốn mất cái hạnh phúc mình đang có. Nhưng duy nhất chỉ có một thứ, cái mà có thể bù đắp sự hữu hạn của cuộc sống. Đó chính là tình yêu. Khi có tình yêu, nếu ai đó nói rằng, có một nơi khác, có thể sống đến 1000 năm, bạn cũng chả cần.

Tình yêu là gì? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời?

Tình yêu là vô hạn, trăm năm là hữu hạn, chỉ có cái vô hạn mới có thể bù đắp cho cái hữu hạn.

“Hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng”

Trong cuộc sống này, chỉ có tình yêu tỉnh thức mới có thể hàn gắn những vết thương lòng, vết thương trong tâm trí của bạn. Vết thương, một ngày nào đó, nó cũng sẽ lành, nhưng luôn có sẹo. Nếu không có tình yêu, vết thương sẽ khó lành trọn vẹn, nó sẽ vẫn tồn tại.

Nhiều khi cái vết thương đó nổi dậy và hành hạ bạn. Tình yêu có thể làm lành mọi vết thương, hơn thế nữa, tình yêu tỉnh thức có thể xóa bỏ mọi vết sẹo trong tâm hồn. Bởi vì trong tình yêu tỉnh thức có yếu tố “xả”. “Xả đơn giản là bỏ qua.

Khi nói đến ngày tháng, là nói đến tương lai. Quên đi ngày tháng có nghĩa là bạn thực sự sống với phút giây hiện tại, hạnh phúc trong phút gây hiện tại. Còn yếu tố thời gian, tâm bạn luôn vội vàng. Sự vội vàng sẽ phá hủy sự bình lặng trong tâm hồn bạn.

“Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu

hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau

trái tim cho ta nơi về nương náu

được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều”

Nếu nói rằng, mối quan hệ giữa người với người trong thế giới này chỉ là một cái hợp đồng, cũng không có gì là quá đáng. Tình yêu cảm xúc cũng vẫn là một hợp đồng, chỉ có tình yêu tỉnh thức là vượt ra khỏi hợp đồng mà thôi. Còn mong muốn là còn hợp đồng. Chẳng hạn, bố mẹ muốn con học ngành y, nhưng đứa con của họ lại muốn trở thành một triết gia. Vậy có phải, cái muốn đó là của bố mẹ, chứ đâu phải của con.

Tại sao lại bắt con làm theo ý của mình. Không chỉ trong gia đình, ngày cả mối quan hệ bạn bè, nhân viên và xã hội này đang như vậy. Tôi không nói rằng điều đó là xấu hay tốt, phù hợp hay không phù hợp.

Cái mà tôi muốn đề cập, tại sao bạn lại muốn người khác làm theo ý mình? Vậy, bây giờ tôi muốn bạn làm theo ý của tôi, bạn có phản ứng gì không? Trong kinh doanh cũng như vậy, bạn phải bán cái mà khách hàng muốn, chứ không thể bán cái mà bạn muốn được.

Rousseau (1712 – 1718), một triết gia Pháp, cho rằng, mối quan hệ xã hội chẳng qua chỉ là một hợp đồng. Nó được thể hiện qua hiến pháp. Về bản chất, hiến pháp là một bản hợp đồng của toàn bộ người dân trong một xã hội. Cụ thể hơn, hiến pháp là một luật cơ bản, nó là văn bản quy định cấu trúc, tổ chức, thể chế của một nhà nước. Có luật cơ bản rồi, từ đó, nhà nước mới ban hành các văn bản luật cụ thể để quản lý xã hội.

Thật ra, Luật chẳng qua chỉ là một hàng rào bảo vệ vòng ngoài thôi. Trong trường hợp lý tưởng, con người không có những vi phạm, thì, luật pháp cũng không cần thiết. Nó chỉ có tồn tại trong thiên đường hư ảo nào đó. Luật chưa đủ, các quy tắc đạo đức trong xã hội chưa đủ.

Cái mà xã hội cần là tình yêu tỉnh thức giữa người với người. Chỉ có nó mới làm cho xã hội, gia đình được hòa bình. Không thể có một điều gì tuyệt đối, nhưng chỉ cần mỗi cá nhân hướng đến giá trị đó, giá trị của tình yêu tỉnh thức thật sự đáng quý.

“Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu”

Nếu được như vậy, chắc là xã hội sẽ bình yêu. Tôi cũng có giấc mơ như vậy, giấc mơ một ngày mà thế giới này có được bình yên, để con người không cần phải mơ tưởng cái thiên đường, cái niết bàn. Nhưng cái chìa khóa của hạnh phúc nằm ở tình yêu tỉnh thức. Nó ở ngày tại tâm của bạn, chứ không ở đâu cả.

“Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau”

Không thể có hạnh phúc mà không có khổ đau đi cùng. Hạnh phúc và khổ đau là hai thái cực. Ngay cả hoạt động tình dục cũng vậy. Khi bạn đến đỉnh điểm của khoái cảm, ngay lập tức, một cảm giác bất toại nguyện, một cảm giác chán, mệt mỏi xảy ra. Hành trình của Sĩ Đạt Ta là hành trình đi tìm chân lý cuộc đời, nhưng chỉ khi ngài trải qua hai thái cực, và ngừng tìm kiếm, ngài mới có được câu trả lời.

“Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau”, nếu có hạnh phúc thì cùng chia vui với nhau. Còn nếu có thương đau thì cùng nhau làm vơi đi nỗi đau đó. Bây giờ, giả định rằng, tôi đang đau khổ, còn bạn thì hạnh phúc. Vì hạnh phúc, nên có phải, dù tôi có trao một tý đau khổ cho bạn, thì cũng đâu làm bạn bớt hạnh phúc?

Còn bạn, bạn đã lấy cái đau khổ của tôi rồi, bây giờ bạn cho tôi một tý hạnh phúc nữa. Vậy là cuối cùng, cả hai chúng ta đều hạnh phúc. Điều này nói thì rất dễ, nhưng để làm được cũng không phải là dễ dàng chút nào.

“Trái tim cho ta nơi về nương náu”

Khi đau khổ, chắc phải có một bến bờ nào đó để tương tựa. Theo bạn, bạn sẽ nương tựa vào đâu. Vào chính bạn, hay vào người khác, chẳng hạn như chồng, con, anh em, bố mẹ hay bạn bè của bạn. Những nơi đó, tất nhiên là chỗ rất tốt rồi, nhưng bạn không thể chất cái gánh nặng của mình lên người khác để họ gánh được, đừng làm vậy?

Cái nơi nương tựa tốt nhất chính là bản thân bạn, trái tim của bạn. Nơi đó là của bạn, không ai có thể lấy mất đi chính bạn, trừ chính bạn. Nhưng để có thể nương tựa vào chính mình, bạn cần phải tỉnh thức. Thiền định là một cách để giúp bạn tỉnh thức. Bây giờ dù tôi có giải thích hàng ngàn cách, mô tả nó, thì bạn cũn sẽ khó mà cảm nhận được cái hạnh phúc khi mình đã tỉnh thức. Bạn hãy nương náu vào chính mình và tự mình trải nghiệm vào trạng thái hạnh phúc từ sự tỉnh thức mà thôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang