Vào cuối thời nhà Hán (Đông Hán), quyền hành triều đình trên thực tế thuộc về Tào Tháo. Ngoài ra, một phần vùng đất phía Bắc của nhà Hán do Tào Tháo cai trị.
Trong lúc này, các chư hầu của nhà Hán đã không còn chịu sự quản lý của triều đình, mặc dù nhà Hán vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa. Trong triều đình, vua Hiến Đế nhà Hán thực chất chỉ là bù nhìn. Mọi quyền hành là do Tào Tháo quyết định. Phủ Tư Không của nhà họ Tào thực chất là nơi ban hành các quyết sách của triều đình.
Năm 201, Tào Tháo lấy danh nghĩa của Hiến Đế cử Trương Tân đến làm thứ sử bộ Giao Chỉ. Hành động này cho thấy Tào Tháo muốn tiến xuống phương nam. Đến năm 203, thái thú Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân dâng sớ xin nâng cấp bộ Giao Chỉ (gồm 9 quận) thành Giao Châu.
Một bước đi tiếp theo của Tào Tháo (tất nhiên dưới danh nghĩa Hiến Đế) là phong cho Sĩ Nhiếp làm An Viễn Tướng Quân. Như vậy, Tào Tháo muốn Sĩ Nhiếp trung thành với mình và Trương Tân như là người giám sát mọi hành động của Sĩ Nhiếp.
Năm 208, Tào Tháo thua trong trận Xích Bích với liên quân giữa Lưu Bị và Tôn Quyền. Sau Xích Bích, thế trận quyền lực đã hoàn toàn thay đổi.
Cụ thể là, trận chiến này cũng cố quyền lực cho 2 chư hầu Lưu Bị ở Kinh Châu và Tôn Quyền ở Giang Đông. Nó cũng định hình cho việc thành lập 2 nước là Ngô của Tôn Quyền và Thục của Lưu Bị.
Chiến bại Xích Bích cũng chấm hết cho con đường tiến về phương nam của Tào Tháo.
Sau thắng lợi trận Xích Bích năm 208, Tôn Quyền cũng cố quyền lực và chuẩn bị cho việc thành lập nước Ngô sau này (Đông Ngô), tức xưng đế.
Về vùng đất Giao Châu (miền bắc nước ta thời đó) giáp với Đông Ngô, nên chắc chắn nhà Ngô sẽ muốn thôn tính. Năm 210, mặc dù vẫn để cho Sĩ Nhiếp đứng đầu Giao Châu (thái thú), Tôn Quyền đã cử Bộ Chất sang làm thứ sử.
Đến năm 226, Sĩ Nhiếp mất, con trai là Sĩ Huy tự xưng là thái thú Giao Châu. Vì nuốn kiểm soát Giao Châu và tiêu diệt nhà họ Sĩ, Ngô Quyền sai Lữ Đại sang đánh Sĩ Huy.
Sau khi đánh bại Sĩ Huy, Tôn Quyền phân chia lại đất Giao Châu. Khu vực từ Hợp Phố về phía bắc gọi là Quảng Châu. Từ Hợp Phố về phía nam gọi là Giao Châu.
Nước ta một lần nữa rơi vào bàn tay của nhà Đông Ngô.
Nhà Hán suy vong – Nhà Ngụy của họ Tào hình thành
Là người nắm quyền trên thực tế của triều đình nhà Hán (Đông Hán), nhưng Tào Tháo vẫn không phế truất nhà vua để lên ngôi.
Năm 213, Tào Tháo ép Hiến Đế phong cho ông là Ngụy công và cấp cho 9 quận ở Ký Châu và Ngụy quận. Như vậy, Tào Tháo đã có vùng đất cai quản riêng và trở thành một nước chư hầu trên danh nghĩa của nhà Đông Hán. Ngoài ra, Tào Tháo đã thiết lập một bộ máy triều đình riêng biệt cho nhà Ngụy.
Năm 2020, Tào Tháo chết. Trong cùng năm, người con của ông là Tào Phi đã phế truất Hán Hiến Đế và thành lập nước Ngụy. Nhà Hán chính thức diệt vong sau hơn 4 thế kỷ tồn tại.
Khoảng một năm sau đó, vào ngày 15 tháng 05 năm 2021, Lưu Bị xưng đế và chính thức lập ra nhà Thục. Riêng với Tôn Quyền, cho đến ngày 23 tháng 05 năm 229, mới chính thức xưng đế.
Năm 263, nhân dịp nước Ngụy đánh bại nước Thục. Lã Hưng, một viên quan của Giao Chỉ nổi lên giết chết thái thú Tôn Thư của nhà Đông Ngô. Sau đó, Lã Hưng dẫn quân ra hàng nước Ngụy.
Năm 266, Tư Mã Viêm (dòng họ nhà Tư Mã) ép hoàng đế nhà Ngụy là Tào Hoán nhường ngồi và chính thức lập ra nhà Tấn, kéo dài từ 226 đến 420. Giao Châu – miền bắc nước ta thời đó lại thuộc về nhà Tấn.
Sau khi nhà Thục bị diệt, hai thế lực mạnh nhất Trung Hoa là nước Ngụy (sau này là Tấn) và Đông Ngô. Vì Giao Châu sát với Đông Ngô, nên việc nhà Tấn kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến an ninh. Vì vậy, năm 271, Tôn Hạo – hoàng đế Đông Ngô sai Đào Hoàng phải chiếm được Giao Châu.
Một lần nữa, Giao Châu lại thuộc về nhà Ngô. Với chiến sự xảy ra liên tục như vậy, chắc chắn đời sống của người Giao Châu (tổ tiên người Việt) thật sự rất thống khổ.
Tuy nhiên, sau khi Tôn Quyền chết vào năm 258, nhà Ngô dần suy yếu. Bởi vì, người kế vị không đủ năng lực. Trong triều, các đại thần đấu đá và tranh giành quyền lực.
Năm 280, nhà Tấn tiến đánh Ngô. Nhà Ngô chính thức sụp đổ. Mặc dù vậy, Tôn Hạo hoàng đế nhà Ngô không bị giết, ông được Tấn Vũ Đế phong cho chức Quy Mệnh Hầu.
Tôn Hạo cũng khuyên Đào Hoàng, người cai trị Giao Châu đầu hàng nhà Tấn.
Năm 280 là năm chính thức, nhà Tấn đánh bại Đông Ngô thống nhất Trung Hoa.
Một lần nữa, Giao Châu lại trở về với nhà Tấn.
Giao Châu Dưới Thời Nam Bắc Triều
Nhà tấn tồn tại từ năm 266 đến 420 thì bị diệt. Năm 420, Lưu Dụ, một vị tướng trong quân đội nhà Đông Tấn chiếm ngôi và lập ra nhà Tống ở phía nam. Còn ở phía bắc, các nước chư hầu của nhà Tấn như nước Lương, nước Yên, nước Hạ đã độc lập. Đây là thời kỳ Nam Bắc Triều trong lịch sử Trung Hoa. Thời kỳ này kéo dài từ 420 cho đến 588.
Nam Triều gồm có: nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và Trần thay nhau trị vì vùng đất phía nam.
Còn Bắc Triều gồm: nhà Ngụy, nhà Tề, nhà Chu nối nhau cai quản vùng đất phía bắc. Nhà này diệt thì nhà kia lên thay theo thứ tự. Chiến tranh liên tục xảy ra. Đời sống người dân rơi vào cảnh lầm than.
Trong thời kỳ Nam Bắc Triều, các nước liên tục đánh nhau. Vì vậy, đất Giao Châu không lúc nào được yên ổn.
[6]. Bài kế tiếp: Lý Bí – Lý Nam Đế: Đã Giải Phóng Nước Ta Khỏi Nhà Lương?