Gen Z nghĩ gì?

Hiểu suy nghĩ của Gen Z là rất quan trọng đối với xã hội và cả lĩnh vực tài chính ngân hàng? Nghiên cứu của Living Proof về Gen Z

Gen Z. Ảnh Freepik

Một người bạn cũ là nhân viên ngân hàng gần đây đã giới thiệu cho tôi một công ty tư vấn do giới trẻ lãnh đạo, Living Proof. Những gì họ làm thật phi thường. Họ huấn luyện những người trẻ trong nửa ngày – để phục vụ nghiên cứu về lối sống và suy nghĩ của Gen Z (những người sinh vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, cụ thể 1997-2012).

Living Proof vừa hoàn thành và xuất bản khảo sát chuyên sâu về Gen Z và tài chính.

Tiếng nói của giới trẻ dường như bị bỏ qua. Bạn thấy đấy, họ không kiếm được nhiều tiền.

Nhưng tôi cho rằng, chưa bao giờ có thời điểm quan trọng hơn để nói và lắng nghe người trẻ (Gen Z). Cuộc sống hàng ngày của họ gắn liền với công nghệ, phương tiện truyền thông và dữ liệu. Những gì họ làm và cách họ làm – được truyền qua nhiều thế hệ. Chúng là những con chim hoàng yến cho chúng ta biết điều gì sắp xảy ra.

Gen Z quan tâm điều gì

Gen Z muốn có tài sản và sự ổn định tài chính: Họ sống với nhận thức, bạn có thể mất tiền mà không phải do lỗi cá nhân của bạn. Làm việc chăm chỉ không phải lúc nào cũng đủ để đảm bảo an toàn cho cuộc sống.

Họ rất ý thức về nợ: Gen Z bị hoảng sợ bởi những lầm tưởng/sự thật rằng ngày nay những người 30 tuổi vẫn đang trả các khoản nợ của họ. Họ kiếm việc làm ở tuổi 16 hoặc trẻ hơn để tiết kiệm cho việc học đại học, thường là nhận tiền mặt, bởi vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều không xem trọng họ. Họ là những người chi tiêu có chủ ý và tiết kiệm.

Xem thêm: Thẻ tín dụng: 2 loại ngày nên chú ý để tránh bị phạt

Kiến thức tài chính của Gen Z là do tự học: Điều này thường thông qua việc xem YouTube, theo dõi những người có ảnh hưởng và thử nghiệm với số tiền nhỏ.

Chi tiêu của Gen Z rất thực dụng và có chừng mực: Việc theo dõi chi tiêu để giảm bớt lo lắng là rất hữu ích, nhưng đôi khi có kết quả ngược lại và gây ra nhiều hậu quả hơn. Đó là một cuộc ‘đấu tranh’ để tìm ra sự cân bằng giữa tự do và kiểm soát, để cảm thấy bình tĩnh và thoải mái. Mỗi lần mua hàng được xem là một khoản đầu tư, cần có ROI (lợi nhuận trên đầu tư).

Gen Z cảnh giác với tín dụng: Họ không có thẻ tín dụng và cũng không muốn có chúng. Các khoản vay dành cho sinh viên ảnh hưởng nặng nề đến nhận thức của họ và việc gánh thêm nợ ngày càng nhiều hơn. Gen Z thà tiết kiệm và chờ đợi tích lũy đủ tiền để mua món hàng thay vì xài thẻ tín dụng.

Xem thêm: Bạn có cảm thấy ‘đau đớn’ khi thanh toán tiền không?

Gen Z đang tích cực tiết kiệm: Tiền điện tử chiếm ưu thế trước các tài khoản tiết kiệm khác, nhưng nó không giúp tăng điểm tín dụng hoặc vay thế chấp.

Nền giáo dục tồi: Giáo dục tài chính tại trường học từ những người không có hoàn cảnh giống nhau và học từ gia đình khá hạn chế, vì vậy họ học từ các kênh trên mạng xã hội. “Nếu bạn không hiểu tôi cảm thấy thế nào và không thể chỉ cho tôi cách tiến lên thì có ích gì”?

Nói chuyện về tiền bạc là điều cấm kỵ: Từ nhỏ các bạn trẻ thường học cách không nói đến tiền bạc hay thắc mắc về tiền (ngay cả với những người thân thiết nhất trong gia đình). Rất nhiều bậc cha mẹ không nói về tiền bạc ở nhà, hoặc nếu có thì đó là sự căng thẳng và tranh cãi.

Cảm giác tội lỗi: Khi tiêu số tiền họ kiếm được vào những thú vui/những thứ bổ sung, cảm giác hạnh phúc chỉ thoáng qua mà thay vào đó là sự lo lắng và xấu hổ. Gen Z liên tục nhận thức được cha mẹ họ đã làm việc chăm chỉ như thế nào để tồn tại.

Sự khác biệt rõ ràng về giới tính: Ngay từ khi còn nhỏ, nhận dạng giới tính và khả năng xã hội hóa đã ảnh hưởng đến những ưu tiên và lo lắng về tiền bạc, với những khác biệt trong việc tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu. Con gái có cái nhìn dài hạn hơn về tiền bạc.

Ghen tị: Nhìn thấy mọi người trên mạng xã hội làm tăng thêm cảm giác bị tụt hậu.

Xem thêm: Bạn luôn thiếu tiền, hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân từ con số 0?

Hiểu Gen Z

Gen Z muốn kiểm soát và tự tin về tiền bạc. Họ muốn có thể cân bằng giữa tiền vào và tiền ra. Việc cung cấp các công cụ giúp họ thực hiện điều này là rất quan trọng – mọi thứ từ phân tích chi tiêu đến dự báo tiền mặt trong một tháng. Hơn nữa, họ muốn có kiến ​​thức. Càng hiểu nhiều, họ càng tự tin.

Khởi nghiệp là một vấn đề lớn. Ngay từ khi còn trẻ, Gen Z đã tìm kiếm ý tưởng kinh doanh để kiếm tiền. Họ đã nhìn thấy tiềm năng của xã hội và công nghệ mới trong việc giảm bớt các rào cản để thực hiện các ý tưởng kinh doanh.

Xem thêm: 8 thuật ngữ Fintech thông dụng bạn nên biết

Nhưng tuổi tác của họ là rào cản để có được khoản vay ngân hàng nên nhu cầu tài chính của họ không được đáp ứng. Việc tìm cách tiếp cận và giúp đỡ những doanh nhân mới chớm nở này là điều dễ dàng. Ai sẽ là người đầu tiên mở ‘tài khoản doanh nghiệp’ cho người trẻ?

Sự kết hợp các sản phẩm trong tương lai là không rõ ràng. Càng nhiều người trẻ tránh xa thẻ tín dụng thì tính hữu dụng của thẻ tín dụng càng bị nghi ngờ.

Tôi đoán đây chính là cơ hội mà ‘lữ đoàn’ BNPL (mua trước trả sau, buy now pay later, một hình thức mua trả góp) đã nhìn thấy. Nhưng điều mà nghiên cứu dường như muốn nói là những người trẻ tuổi có mong muốn thực sự là không mắc nợ.

Mặt khác, việc tiết kiệm bằng tài khoản lãi suất thấp thật sự không quan trọng. Tiền điện tử được xem là một công cụ đầu tư hợp pháp và họ sẽ mong đợi các ngân hàng đưa ra đề xuất về tiền điện tử. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự kết hợp các sản phẩm ngân hàng. Họ muốn những sản phẩm mới hiện chưa tồn tại.

Các kênh mạng xã hội rất quan trọng cho việc tiếp cận kiến thức tài chính và giáo dục. Những người trẻ tuổi đang thu hẹp khoảng cách về kiến ​​thức tài chính thông qua việc quan sát người khác trên mạng xã hội. Nhưng họ cũng nhìn thấy những rủi ro và nhược điểm liên quan đến điều đó. Họ muốn được giáo dục nhưng bởi những người mà họ nhận ra và có thể xác định được chứ không phải bởi một ‘cố vấn tóc bạc’.

Các ngân hàng cần phải đóng vai trò của mình và tìm ra cách sử dụng mạng xã hội vì lợi ích của khách hàng. Nếu không, tôi sẽ đặt câu hỏi về vai trò xã hội thực sự của họ. Các ngân hàng có thể và nên thực hiện một mục đích thực sự – kết nối những người trẻ tuổi với tiền một cách tích cực theo cách phù hợp với họ.

Nếu tôi là ngân hàng chắc tôi sẽ nhảy lên vì sung sướng. Câu trả lời đã có và quá rõ ràng và không khó để đạt được điều đó!

Những người trẻ muốn được đối xử như những cá nhân và mong đợi nội dung, sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa. Dự án nghiên cứu này không đơn độc trong việc phát hiện ra rằng, đàn ông và phụ nữ có cách nhìn khác nhau về tiền bạc. Rất nhiều người khác, bao gồm cả tôi, cũng đã đi đến kết luận này.

Thành thật mà nói, nếu một ngân hàng thực sự tin tưởng rằng mình lấy khách hàng làm trung tâm thì việc phát triển chiến lược cá nhân hóa phải được ưu tiên hàng đầu. Công nghệ tồn tại, dữ liệu có sẵn, chỉ cần một nhà vô địch CX (thiết kế trải nghiệm khách hàng) để biến điều đó thành hiện thực!

Hình minh họa: Gen Z. Ảnh Freepik

Tác giả: Dave Wallace

Nguồn: Dave Wallace – fintechfutures.com – Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang